TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc qua tám năm xây dựng và phát triển
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 05.2024
Trung tâm học tập cộng đồng tỉnh Vĩnh Phúc qua tám năm xây dựng và phát triển
03.2008

Thực hiện Nghị quyết số 15- NQ/TU, ngày 11/6/2003 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về "Đẩy mạnh công tác khuyến học xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) hướng tới xây dựng xã hội học tập"

Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, Hội khuyến học phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo giúp đỡ các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng các TTHTCĐ, đến năm 2004, 100% xã, phường, thị trấn đã có TTHTCĐ.

Sau 8 năm chỉ đạo tỉnh hội báo cáo về công tác xây dựng và phát triển TTHTCĐ của Tỉnh như sau:

A – Đánh giá công tác xây dựng và phát triển TTHTCĐ:

I - Sơ 1ược quá trình xây dựng và phát triển TTHTCĐ.

Sau khi thành lập (19/5/1999), cùng với việc phát triển tổ chức Hội thu hút hội viên, đẩy mạnh công tác khuyến học, Tỉnh Hội phối hợp với ngành Giáo dục đào tạo, các cấp, các ngành, các địa phương chuẩn bị các điều kiện để thành lập các TTHTCĐ.

Được Viện khoa học giáo dục thuộc Bộ giáo dục chỉ đạo và giúp đỡ, TTHTCĐ Vân Hội ra đời tháng 10/2000.

Ngày 01/11/2002. Hội cùng với Sở GD&ĐT mở hội nghị với các Huyện, thị và một số xã bàn về xây dựng các TTHTCĐ tại TTHTCĐ xã Vân Hội. Sau hội nghị, ngay trong năm 2002 có 4 xã hăng hái xây dựng TTHTCĐ là Ngũ Kiên, Thổ Tang, Ngọc Mỹ, Bồ Lý.

Với tinh thần "Điện Biên Phủ”, chỉ trong 55 ngày, huyện Bình Xuyên đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng TTHTCĐ Ở 14/14 xã, thị trấn; huyện đầu tiên của Tỉnh đạt 100% xã, thị trấn có TTHTCĐ.

Để đẩy mạnh tiến độ xây dựng TTHTCĐ ở tất cả các xã, phường thị trấn trong tỉnh, Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị Quyết số 15-NQ/TU ngày 11/6/2003 về "Đẩy mạnh công tác khuyến học, phát triển các Trung tâm cộng đồng, hướng tới xây dựng một xã hội học tập".

Thực hiện Nghị quyết 15 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo Hội khuyến học phối hợp với Sở GD & ĐT chỉ đạo các Trung tâm GDTX huyện, thị, các trường Tiểu học, THCS trợ giúp, công tác xây dựng TTHTCĐ ở các xã, phường, thị trấn của các huyện, thị đã trở thành phong trào thi đua nước rút sôi nổi đều khắp.

Kết quả đáng phấn khởi là hết năm 2003 có 119 TTHTCĐ xã, phường, thị trấn được thành lập, nâng tổng số TTHTCĐ toàn tỉnh lên 150 và 152 (năm 2004).

So với các tỉnh trong toàn quốc, Vĩnh Phúc là 1 trong 8 tỉnh có 100% số xã, phường, thị trấn có TTHCĐ (Thái Bình, Ninh Bình, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Nam Định).

II - Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng:

1. Công tác tổ chức, điều hành:

- Được Tỉnh hội, Huyện hội chỉ đạo, giúp đỡ, việc thành lập các TTHTCĐ theo đúng trình tự, thủ tục cấp trên quy định:" Đảng uỷ ra Nghị quyết, UBND ra quyết định bổ nhiệm Ban Giám đốc (Ban chủ nhiệm), ban hành quy chế hoạt động và kế hoạch từng tháng trong năm căn cứ nhu cầu học tập của nhân dân địa phương.

Có khoảng 90% TTHTCĐ tổ chức thành lập và ra mắt Trung tâm học tập cộng đồng đúng trình tự, thủ tục và trang trọng. Một số làm tốt, gây được ấn tượng sâu sắc cho người dự như: TTHTCĐ Vân Hội (Tam Dương), Ngọc Mỹ (Lập Thạch), Trưng Nhị (Phúc Yên), Thanh Lãng (Bình Xuyên), Đồng Tâm (Vĩnh Yên), Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường), Thanh Lâm, Phúc Thắng (Mê Linh), Liên Châu (Yên Lạc) Tam Quan (Tam Đảo).

Cơ cấu Ban Giám đốc (Chủ nhiệm) Trung tâm gồm lãnh đạo: UBND xã, một số ban ngành đoàn thể, HTX nông nghiệp và các trường học ở xã là đúng đắn, cần thiết, phù hợp với chức năng của TTHTCĐ, một tổ chức giáo dục không chính quy của dân, vì dân. Thực tế cho thấy giám đốc (chủ nhiệm) Trung tâm do Phó Chủ tịch UBND xã là hợp lý nhất. Toàn ban quản lý Trung tâm đều kiêm nhiệm, do vậy rất cần có một người có năng lực tổ chức quản lý, am hiểu công việc học tập của người lớn, nhiệt tình, tận tụy với công việc, có thời gian, làm cán bộ chuyên trách được hưởng trợ cấp, để giúp giám đốc (Chủ nhiệm) làm công tác nắm bắt nhu cầu học tập của nhân dân, lập kế hoạch, phối hợp các đoàn thể, liên kết với các đối tác và điều hành Trung tâm hoạt động; nếu đủ điều kiện thì bổ nhiệm người này làm phó giám đốc thường trực. Các thành viên khác của Ban quản lý tuỳ thuộc vào yêu cầu sự phát triển KT-XH địa phương để cấu tạo các thành viên cho phù hợp.

Toàn Tỉnh chưa có Trung tâm nào có giáo viên chuyên trách, rất ít trung tâm có cộng tác viên, tình nguyện viên ổn định. Giảng viên, hướng dẫn viên hoạt động của các trung tâm là cán bộ địa phương chiếm 20% còn lại chủ yếu là của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể có chương trình dự án cử đến, do cấp trên cử về hoặc do địa phương mời.

Tỉnh hội phối hợp với Sở GD & ĐT đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán huyện, thị Hội và cung cấp tài liệu tham khảo về quản lý các TTHTCĐ. Các huyện, thị đã tổ chức bồi dưỡng cho 427 cán bộ quản lý TTHTCĐ xã, phường về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và kỹ năng quản lý điều hành trung tâm, bước đầu phát huy kết quả bồi dưỡng.

UBND tỉnh đã cử 16 cán bộ là lãnh đạo huyện, phòng TM sở GD, huyện, thị đi nghiên cứu về TTHTCĐ tại Thái Lan.

Trung tâm học tập cộng đồng đã phát triển thành một mạng lưới rộng khắp trong cả nước nên rất cần có điều lệ và được sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành GD & ĐT.

Nhìn chung về điều hành TTHTCĐ - bước đầu có nền nếp, đạt hiệu quả nhất định. Số TTHTCĐ có kế hoạch hoạt động hàng năm như TTHTCĐ Yên Đồng (Yên Lạc), có hồ sơ sổ sách theo dõi hoạt động, chủ động phối hợp khai thác nguồn lực trong và ngoài xã như TTHTCĐ Thanh Lãng (Bình Xuyền), TTHTCĐ Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) chưa nhiều.

Điểm yếu chung của các trung tâm là chưa chủ động nắm bắt và đáp ứng yêu cầu của người học theo phương châm "Cần gì học nấy", Học để làm ngay" một cách thiết thực, hiệu quả, đáp ứng đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Các Trung tâm phổ biến là dựa vào các cơ sở hiện có như hội trường xã, nhà văn hoá, nhà trường trong những ngày nghỉ và dịp hè. những lớp học ít người được tổ chức ở thôn bản tại nhà văn hoá thôn bản hoặc nhờ nhà dân. Một số Trung tâm có từ 1 đến 2 phòng riêng như TTHTCĐ Xuân Lôi, Ngọc Mỹ (Lập Thạch), chưa có trung tâm nào có văn phòng riêng.

Để góp phần xây dựng cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các trung tâm hoạt động, Hội khuyến học tỉnh đã trích quỹ khuyến học 297 triệu mua tặng các Trung tâm phương tiện nghe nhìn. Sở GD & ĐT Tỉnh trang bị cho mỗi Trung tâm một bảng chống loá với số tiền là 265 triệu đồng. Huyện Tam Dương hỗ trợ mỗi Trung tâm ra đời 5 triệu đồng tiền mặt, huyện Mê Linh, Lập Thạch hỗ trợ mỗi Trung tâm 500.000 đồng, huyện Bình Xuyên hỗ trợ trang thiết bị bàn ghế học tập cho các Trung tâm. Nếu tính cả số tiền các húyện, các xã đầu tư cho Trung tâm về cơ sở vật chất và trang thiết bị ban đầu cho hoạt động của các Trung tâm có đến ngàn triệu đồng.

TTHTCĐ đang dần phát triển thành một ngành học cho mỗi người lớn tuổi ngoài tuổi học đường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, cần được quan tâm để có cơ sở vật chất tối thiểu bằng nhiều nguồn lực.

3. Kinh phí:

Các TTHTCĐ hoạt động được nhờ vào nguồn kinh phí ít ỏi do ngân sách xã hỗ trợ. Nhiều trung tâm được các đối tác tài trợ cho cán bộ quản lý và người học như các Ngành Nông Nghiệp, Y tế, Tư Pháp, Văn Hoá, các đoàn thể như Nông dân, Thanh niên, Phụ nữ, các doanh nghiệp phân bón, Bảo vệ thực vật hoặc thức ăn gia sức... Theo các chuyên đề được tổ chức, qua sự giám sát chặt chẽ. Chưa có Trung tâm nào thực hiện thu từ người học, dù là ít.

Nói chung kinh phí của Trung tâm còn tuỳ thuộc vào khả năng ngân sách vốn hạn hẹp của các xã, phường và không ổn định, do vậy việc hoạt động của các trung tâm là rất hạn chế. Năm 2005, 2006 tỉnh hỗ trợ mỗi trung tâm 5 triệu/năm, từ 2007, 10 triệu đồng /TT/năm.

4. Nội dung hoạt động của TTHTCĐ:

a) Lập kế hoạch:

Thực hiện phương châm "cần gì học nấy", Ban quản lý trung tâm đã thăm nắm tình hình khảo sát yêu cầu học tập, bồi dưỡng của người lao động, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương từng thời kỳ, cả năm để xây dựng kế hoạch chương trình, nội dung cần bồi dưỡng, học tập.

Có 15% Trung tâm xây dựng được kế hoạch năm có tính khả thi, 30% Trung tâm xây dựng được kế hoạch hàng quý (3 tháng), 40% Trung tâm xây dựng được kế hoạch từng tháng. Số còn lại, 15% chưa xây dựng được kế hoạch, hoạt động theo kế hoạch của xã, phường, đoàn thể hoặc tiếp nhận kế hoạch từ cấp trên.

Mỗi năm các Trung tâm học tập cộng đồng loại tốt và khá đã tổ chức được từ 15 đến 36 buổi sinh hoạt, học tập, Trung tâm kém nhất cũng tổ chức được 6 buổi.

b. Nội dung học tập:

Nội dung học tập của các Trung tâm đã và đang tổ chức là đa dạng phong phú thiết thực.

Cơ cấu nội dung các lớp học của TTHTCĐ trong tỉnh như sau:

- Thông tin về chính trị, thời sự, Nghị quyết của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nườc, quy định của đỉa phương (tỉnh, huyện, xã, thôn...) 21 ,85%

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới về trồng trọt, chăn nuôi, nghề cá, nghề rừng cách tổ chức sản xuất mới phòng tránh bệnh cho người và gia súc, gia cầm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương 34,20%.

Học tập một số nghề mới, như nghề mây tre xiên, trồng nấm, nấu ăn, chăm sóc người cao tuổi, các nghề thủ công truyền thống ở địa phương như nghề mộc, khảm trai tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, có tay nghề góp phần phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ phân bố lại cơ cấu lao động 18,68%

- Cung cấp kiến thức và tuyên truyền về dân số kế hoạch hoá gia đình, sức khoẻ - môi trường 6,56%.

Tổ chức các hoạt động văn nghệ, TDTT, đọc và làm theo sách báo 18,68%

III - Kết quả:

1 . Thực hiện Nghị quyết số 04 NQ/TU ngày 29/7/2002 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển giáo dục đào tạo của Tỉnh. Thời kỳ 2001 - 2005, Nghị quyết số 15 - NQ/TU ngày 11/6/2003 của BTV Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về việc "Đẩy mạnh công tác khuyến học, phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng hướng tới một xã hội học tập".
Đảng bộ, nhân dân các huyện, thị xã phường thị trấn đã tập trung chỉ đạo, chuẩn bị các nguồn lực, nên năm 2004 đã hoàn thành việc xây dựng TTHTCĐ ở 152/152 xã, phường, thị trấn, tiếp tục cùng cố và đưa các trung tâm vào hoạt động tương đối có nền nếp, có hiệu quả.

Hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ khác nhau nhưng những gì đã làm được về: tố chức, quản lý, cơ sở vật chất, kinh phí, tổ chức học tập đã khẳng định được sự cần thiết phải xây dựng TTHTCĐ ở các đơn vị cơ sở tạo cơ hội cho đối tượng ngoài nhà trường được học tập thường xuyên, học suốt đời; TTHTCĐ là công cụ thiết yếu để góp phần xây dựng xã hội học tập tử cơ sở

2. Nội dung hoạt động và các hình thức hoạt động của TTHTCĐ tuy còn nhiều hạn chế nhưng bước đầu đã có tác dụng tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trống vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương và chống dịch bệnh gia cầm, gia súc góp phần xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng đối với người lao động góp phần xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và ổn định chính trị, xã hội.

V. Đánh giá:

1 . Những mặt được:

Qua 8 năm xây dựng và phát triển, THTCĐ đã phủ kín các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh, đạt tỷ lệ 100%.

Ban quản lý do phó Chủ tịch UBND xã làm giám đốc và các thành viên là đại diện các ban, ngành, đoàn thể và các nhà trường là cơ cấu hợp lý, được bổ sung kịp thời, thường xuyên củng cố, bồi dưỡng năng lực quản lý điều hành được nâng dần. Các Trung tâm đều có cơ sở vật chất tối thiểu, cần thiết để hoạt động, kinh phí eo hẹp, chủ yếu do tài trợ để trang trải các hoạt động, địa điểm, hình thức tổ chức lớp đa dạng, phong phú, linh hoạt, đã thu hút được đông đảo người dân có nhu cầu nâng cao kiến thức chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Khoa học, kỹ thuật và sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, TDTT tham gia hoạt động tại TTHTCĐ. Qua đó khẳng định tính cấp thiết phải tổ chức lại việc học tập, đảm bảo công bằng về giáo dục đối với người lớn ngoài tuổi học đường. Phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động thực hiện nhu cầu học tập, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2. Những mặt chưa được:

Trung tâm chưa có văn phòng riêng và 1 số lớp học chuyên dùng và trang bị đồ dùng dạy học luyện tập tối thiểu cần thiết. Chưa có cán bộ chuyên trách vì chưa có chế độ phụ cấp, tất cả đều là kiêm nhiệm nên không có người thường trực làm tham mưu giúp cấp uỷ, chính quyền và Ban quản lý Trung tâm xây dựng kế hoạch, tổ chức các sinh hoạt của Trung tâm, liên kết phối hợp với các đoàn thể, theo dõi kết quả báo cáo với cấp trên.

Năng lực quản lý điều hành của Ban quản lý còn nhiều bất cập, hiệu quả hoạt động của các trung tâm còn hạn chế, không đồng đều. Mặc dù sự nỗ lực tổ chức, chỉ đạo hoạt động của các TTHTCĐ vừa qua của Hội khuyến học là rất quan trọng nhưng Hội khuyến học không để làm chức năng quản lý Nhà nước và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với các trung tâm.

B.Nguyên nhân

1. Có sự 1ãnh đạo, chỉ đạo sát sao và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng TTHTCĐ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh, đến huyện, thị, xã, phường, thị trấn thể hiện quyết tâm hoàn thành xây dựng TTHTCĐ trong năm 2004.

2. Sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ tăng trưởng cao của tỉnh, tạo nhu cầu, điều kiện và cơ hội xây dựng phát triển TTHTCĐ.

3. Sự nỗ lực tham mưu và tổ chức chỉ đạo của Hội khuyến học Tỉnh có sự liên kết, phối hợp hỗ trợ của các ngành, các cấp, các đoàn thể nhất là ngành Giáo dục và Đào tạo về các mặt, giúp cho việc xây dựng và phát triển các TTHTCĐ đúng tiến độ, hoạt động có hiệu quả.

4. TTHTCĐ đáp ứng được nguyện vọng yêu cầu được học tập để nâng cao trình độ nhiều mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống của đông đảo các tầng lớp nhân.

5. Truyền thống hiếu học, nhu cầu được học tập tbường xuyên, suốt đời của người lao động là công cụ thiết yếu để nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng lao động, kỹ thuật sản xuất...

C .Bài học kinh nghiệm

1 . Nhận thức đúng đắn, sâu sắc Nghị quyết đại hội IX và các Nghị quyết của TW, các chỉ thị của Bộ Chính trị và thủ tướng Chính phủ về phát triển các TTHTCĐ hướng tới xây dựng một xã hội học tập và sự quan tâm cao của lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội luôn là yếu tố thường xuyên quyết định sự phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, trong đó có sự phát triển TTHTCĐ, một mô hình tổ chức giáo dục không chính quy.

Sự phát triển nhanh các trung tâm của Huyện Bình Xuyên và của toàn tỉnh sau khi có nghị quyết 15 của Thường vụ Tỉnh uỷ là minh chứng cho kinh nghiệm này.

2. TTHTCĐ chỉ có thể ra đời, tồn tại, phát triển khi xã hội có điều kiện có nhu cầu; TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả sẽ tác động tích cực trở lại đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3. Cần thiết phát triền và có thể phát huy tác dụng của TTHTCĐ để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu học tập của người lao động góp phát triển kinh tế - xã hội.

TTHTCĐ là công cụ thiết yếu để góp phần nâng cao dân trí, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

4. Phương châm "Cần gì học nấy, Học để làm ngay" phải được quán triệt trong xây dựng kế hoạch lựa chọn nội dung, hình thức học tập và phương pháp truyền thụ, gắn chặt chẽ với yêu cầu của ngành học, của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đạt kết quả thiết thực.

5. Cần có 1 cán bộ chuyên trách, sự hỗ trợ kinh phí nhất định của Nhà nước vả cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết, TTHTCĐ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Đ. Đề nghị

1 . Cấp trên giao việc quản 1ý nhà nước đối với TTHTCĐ cho ngành giáo dục - Đào tạo và ban hành quy chế hoặc điều lệ TTHTCĐ, Hội khuyến học là đầu mối liên kết phối hợp các ngành, đoàn thể giúp Trung tâm hoạt động có hiệu quả.

2. Nhà nước chi kinh phí hàng năm cho việc tổ chức học tập và các hoạt động của Trung tâm, cho cán bộ quản lý, chuyên trách để Trung tâm hoạt động có hiệu quả.

3. Địa phương huy động nhiều nguồn 1ực để TTHTCĐ có những cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho việc học tập và sinh hoạt.

E. Phương hướng hoạt động trong những năm tới

1 . Củng cố tổ chức bộ máy quản 1ý, nâng cao năng lực điều hành 100% Trung tâm xây dựng được kế hoạch năm có tính khả thi, nâng dần chất lượng hoạt động của Trung tâm theo hướng học cái gì mà dân cần, đáp ứng yêu cầu phát trlển kinh tế - xã hội địa phương, nâng cao đời sống xoá đói, giảm nghèo.

2. TTHTCĐ xã, phường, thị trấn chủ động nhận nhiệm vụ và góp phần thực hiện tốt việc tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức và dạy nghề ngắn hạn cho nông dân theo nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 1/2/2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc.

3. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, cung cấp tài liệu cho người học, tổ chức hội thảo, thăm quan học tập lẫn nhau giữa các TTHTCĐ trong và ngoài huyện, thị.

4. Xây dựng mỗi huyện, thị 1 trung tâm tiêu biểu để tổ chức rút kinh nghiệm và giúp các trung tâm bạn phát triển tốt.

5. Sử dụng có hiệu quả kinh phí tỉnh hỗ trợ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của TTHTCĐ.

G. Kết luận

Công tác xây dựng và phát triển TTHTCĐ của tỉnh được triển khai tương đối sớm, 100% xã phường có TTHTCĐ; TTHTCĐ hoạt động bước đầu có hiệu quả. Qua thực tế, khẳng định TTHTCĐ là công cụ thiết yếu giúp bộ phận người dân ngoài nhà trường có cơ hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời nhằm nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

TTHTCĐ rất cần được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cấp, các ban, ngành, đoàn thể về mọi mặt, nhất là về tổ chức, nội dung và phương thức hoạt động, kinh phí và CSVC cần thiết.

TTHTCĐ xã, phường, thị trấn nhất định sẽ phát triển từng bước vững chắc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân góp phần xây dựng xã hội học tập trên quê hương Vĩnh Phúc.

Bài viết của Kiều Xuân Thiều Phó chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Vĩnh Phúc đăng trên tập san số 02 Khuyến học Vĩnh Phúc

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.246 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.