TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục: Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 4 ở Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 05.2024
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục: Cuộc cải cách giáo dục lần thứ 4 ở Việt Nam
06.2012

Xem hình
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng, hướng đổi mới giáo dục được khẳng định: “Chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học, xây dựng và phát triển hệ thống học tập suốt đời, cho mọi người...”.

Tới Đại hội thứ XI (2011), hướng phát triển của nền giáo dục được ghi rõ trong văn kiện Đại hội: Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội.

Từ 2 văn kiện trên đây, ta có thể hiểu:

-          Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo (Văn kiện 2011) có nội dung chủ yếu là chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập (Văn kiện (2006).

-          Chuyển mô hình giáo dục này sang mô hình giáo dục khác về thực chất là tiến hành cải cách giáo dục.

-          Khi sự phát triển xã hội đã đạt tới một mức độ mới thì mô hình nhân cách do giáo dục xây dựng sẽ không đáp ứng những đòi hỏi của xã hội, do đó, buộc phải cải cách giáo dục.

Với logic trên, ta có thể kết luận:

-          Đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo là đổi mới mục tiêu giáo dục và đào tạo (nghĩa là đổi mới mô hình nhân cách cho phù hợp với yêu cầu của xã hội ở giai đoạn mới). Khi sự phát triển của xã hội, của đất nước đã chuyển sang một giai đoạn mới thì mẫu người (mô hình nhân cách) do giáo dục tạo nên sẽ không thích ứng với những đòi hỏi mới của xã hội, do đó, phải thay đổi mục tiêu, và đây là việc của cải cách giáo dục

-          Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo (tức là đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, đổi mới hệ thống giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới hệ thống sư phạm v.v...). Việc đổi mới toàn diện sẽ do mục tiêu giáo dục mới qui định.

Từ hai mệnh đề trên, chúng ta có thể nói rằng, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo chính là cải cách giáo dục.

Cuộc cải cách giáo dục năm 1950 đã đoạn tuyệt hoàn toàn với chương trình giáo dục Trần Trọng Kim, vì sau Tổng khởi nghĩa 1945, chúng ta chưa có thời gian và điều kiện xây dựng một nền giáo dục cách mạng một cách triệt để nên tạm sử dụng một phần nào đó của chương trình giáo dục thời Pháp thuộc, nhưng có đưa tư tưởng cách mạng vào ngay cả những phần phải vay mượn đó. Lúc đó chúng ta cần đào tạo những người phục vụ trực tiếp cho kháng chiến chống bọn xâm lược Pháp, một mặt, phải chuẩn bị một lực lượng cho kiến thiết đất nước khi chiến tranh kết thúc.

Cuộc cải cách giáo dục năm 1956 được thực hiện khi nửa nước đã được giải phóng. Đất nước cần một lực lượng cho công việc kiến thiết hòa bình, nhưng lại phải có lực lượng trẻ khác phục vụ cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.

Cuộc cải cách giáo dục năm 1979 được tiến hành khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1979 đến nay, đất nước đã có những mốc phát triển mới mà đáng ra chúng ta phải thay đổi mẫu hình nhân cách cần đào tạo:

-          Trước hết, phải nói đến chủ trương chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo cơ chế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đây là, mốc phát triển quan trọng bởi mục tiêu giáo dục mà cuộc cải cách năm 1979 hoàn toàn không đáp ứng được những yêu cầu của kinh tế thị trường. Như vậy, năm 1986, chúng ta đã bỏ qua vấn đề mục tiêu giáo dục khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đã chủ trương Đổi mới toàn diện đất nước, trong đó, sự đổi mới kinh tế là rất căn bản.

-          Hai là, tới Đại hội lần thứ VIII (1996), vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đặt ra với tầm nhìn 2020 Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Từ một đất nước với nền nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, chúng ta chỉ có thể đạt được mục đích phát triển đó khi biết dựa và bằng phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Một lần nữa, vấn đề mục tiêu giáo dục đáng ra phải thay đổi.

-          Ba là, năm 2001, tại Đại hội lần thứ IX, Đảng chủ trương từng bước đi vào kinh tế tri thức và từ đó phải xây dựng xã hội học tập, thực hiện giáo dục cho mọi người, tạo cơ hội để ai cũng phải học tập suốt đời. Mặt khác, trước xu thế toàn cầu hóa, Đảng yêu cầu phải chủ động hội nhập quốc tế. Từ chủ trương này, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Đến đây, một lần nữa phải xem xét lại mục tiêu giáo dục. Song, giáo dục không tuyên bố phải cải cách, mà chỉ đổi mới. Việc đổi mới được tiến hành, lúc thì đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa, lúc thì đổi mới thi cử, lúc thì đổi mới phân ban,... Cách làm đó tạo ra sự lộn xộn trong quản lý giáo dục, và kết quả chúng ta tạo ra một bức tranh phát triển giáo dục với những chắp vá các bộ phận giáo dục vênh nhau về kích cỡ khiến hình hài của nền giáo dục méo mó, các mảng màu lại tương phản, rất khó chấp nhận.

Và tới thời điểm đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XXI này, Đảng yêu cầu phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo.

Trước hết, phải xem xét kỹ kinh tế thị trường đòi hỏi ở con người những phẩm chất gì để năng lực cạnh tranh của thị trường Việt Nam được nâng lên, các thương hiệu hàng hóa Việt Nam giành được ưu thế trong quá trình lưu thông quốc tế. Mặt khác, lại phải xem nền kinh tế công nghiệp và kinh tế tri thức cần đến mô hình nhân cách nào, việc hội nhập quốc tế đòi hỏi con người Việt Nam cần phải có những phẩm chất, nhân cách nào. Từ đây, chúng ta thiết kế mục tiêu giáo dục mới chính xác được.

Có lẽ, xác định lại mục tiêu giáo dục là giải pháp tiên quyết. Không xác định rõ mục tiêu mà đã đổi mới sách giáo khoa, đổi mới quản lý, đổi mới thi cử... thì có khác gì “bắn súng chỉ thiên”!

Sau khi có được mục tiêu giáo dục thì phải đổi mới chương trình đào tạo trong hệ thống trường sư phạm và chương trình bồi dưỡng trong các trường cán bộ quản lý giáo dục. Phải bảo đảm giáo viên và cán bộ quản lý có đủ năng lực thi công mục tiêu giáo dục.

Trên cơ sở xác định rõ những mục tiêu giáo dục - đào tạo “nhân cách, nhân lực, nhân tài”, chúng ta xếp sắp lại hệ thống giáo dục, cân đối và hài hòa hệ giáo dục ban đầu và hệ giáo dục tiếp tục theo mô hình xã hội học tập, bảo đảm thế hệ trẻ và người lớn đều là đối tượng của chính sách “giáo dục thường xuyên, đào tạo liên tục, học tập suốt đời”.

Để mọi việc trôi chảy, đúng là phải đổi mới tư duy giáo dục (và cả đổi mới tư duy kinh tế về giáo dục). Song, đổi mới tư duy giáo dục phải lấy những khái niệm, những phạm trù giáo dục đang vận động ở trình độ cao nhất của thời đại làm “vật liệu” tư duy. Các cơ quan nghiên cứu khoa học giáo dục phải được xây dựng lại theo một mô hình mới, vượt ra khỏi mô hình và cơ chế hoạt động “cổ truyền” không có lý luận đổi mới giáo dục ở tầm tư duy thời đại, chúng ta sẽ lại mò mẫm, lại hô khẩu hiệu “Đổi mới” mà rồi chẳng thấy cái mới trong giáo dục là gì.

GS.TS Phạm Tất Dong





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.211 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.