TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Giáo dục phổ thông: Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 07.2025
Giáo dục phổ thông: Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa
11.2018

Bài viết của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.

“Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” là một chủ trương triển khai chương trình giáo dục phổ thông được đông đảo người dân tán đồng và được Quốc Hội chấp thuận. Tôi đồng tình với việc làm này, từ lâu cũng đã phát biểu về quan điểm của mình, bởi làm như vậy thì nguồn tư liệu học tập mới mang tính MỞ.

Tuy nhiên, đứng trước nhiều ý kiến trái chiều và trước việc chuẩn bị của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho tiến hành triển khai chủ trương này, tôi cảm thấy có gì đó không ổn, khiến giới truyền thông xôn xao. Quả thực, chủ trương đúng nhưng chưa chắc đã mang lại một kết quả mong muốn nếu như thiếu sự cân nhắc kỹ càng.

Trước tiên, theo tôi, Bộ nên khẳng định rằng, Chương trình giáo dục phổ thông cần có một số Bộ sách giáo khoa đồng bộ các môn học cho một cấp học, hoặc cho các cấp học, chứ không phải là có từng cuốn sách giáo khoa riêng lẻ, ví dụ Bộ sách giáo khoa tiểu học phải bao gồm các sách Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) và các sách về hoạt động trải nghiệm và sách cho các môn học tự chọn.

Ví dụ: Theo Chương trình giáo dục Tổng thể, tổng số tiết của các môn học trên mà Bộ sách giáo khoa lớp 1 cấp tiểu học phải chuyển tải là 875 tiết/năm học. Theo tính toán của tác giả đề xuất Chương trình đã được thông qua, với thời lượng trên đây, các sách giáo khoa mới mang lại cho học sinh lớp 1 (tiểu học) một tổng số tri thức, kỹ năng, thái độ cần thiết và tối thiểu. Nếu một nhóm nào chỉ đưa ra một cuốn sách tiếng Việt gồm 420 tiết cho lớp 1 thì không được, nó chỉ là một bộ phận trong cấu trúc tri thức, kỹ năng và thái độ của lớp 1 mà thôi.

Tóm lại, Chương trình cần một số bộ sách khác nhau, và có 4 đến 5 bộ là đã là nhiều. Còn nếu một Chương trình là cho phép đề xuất nhiều quyển sách giáo khoa thì sẽ “loạn” sách, bởi người ta sẽ có hàng chục sách Tiếng Việt, hàng chục sách Toán... cuối cùng sẽ có vài trăm sách lớp 1, lúc đó, mọi người sẽ bị rối loạn khi chọn sách giáo khoa.

Thứ hai, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có một Bộ sách giáo khoa thể hiện đầy đủ học vấn phổ thông của cả 3 cấp học. Bộ sách đó là tài liệu chính thống để làm căn cứ định hướng cho việc biên soạn những bộ sách giáo khoa khác do các nhóm tác giả biên soạn.

Bộ sách giáo khoa chính thống này phải do một tập thể các nhà khoa học và giáo dục tiến hàng do Bộ tổ chức như một cơ quan viết sách giáo khoa trực thuộc sự lãnh đạo của Bộ trưởng. Cơ quan này nằm ngoài bất cứ Nhà xuất bản nào. Nếu không, việc tổ chức viết sách và in sách giáo khoa sẽ rơi và tình trạng độc quyền của Nhà xuất bản.

Ba là, các Bộ sách giáo khoa muốn được đưa vào kế hoạch thẩm định để được dùng làm Bộ sách giáo khoa chính thức được phép của Nhà nước đều phải trải qua quá trình thực nghiệm. Theo tôi được biết, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hiện đã được phép chuyển sang giai đoạn viết sách giáo khoa đã được thực nghiệm ở nhiều trường. Còn những bộ sách giáo khoa khác hiện chưa khởi động nên sẽ do từng nhóm biên soạn và sau đó phải dạy thử. Theo thiển ý, tôi cho rằng, không thể mang việc học của học sinh ra làm thí nghiệm được. Ít nhất, những sách được đưa ra thẩm định phải có quá trình dạy thử (Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ra quy chế về việc này).

Bốn là, nếu nhóm nào đề xuất Bộ sách giáo khoa mà được chấp nhận thì Nhà nước nên thanh toán mọi chi phí cần thiết để sau đó, nó thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Làm như vậy thì những bộ sách do tập thể nào đó biên soạn sẽ được chính thức dùng để thay thế bộ sách chính thống và sẽ chuyển thành sách giáo khoa điện tử. Bộ sẽ coi đó là nguồn tư liệu giáo dục mở (Open ducational resource) và Bộ sẽ ban hành giấy phép sử dụng (Open) mở để địa phương nào đó lựa chọn thì khai thác tài liệu này trên mạng thông tin. Khi đó, họ có thể in ấn theo nhu cầu riêng, không lo thừa hay thiếu sách giáo khoa và điều cơ bản là không lãng phí giấy để in hàng nghìn, hàng vạn bản như cách làm xưa nay.

Hi vọng rằng, Chủ trương “Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa” sẽ không làm lãng phí hàng ngàn tấn giấy và không có bóng dáng độc quyền của một nhà xuất bản nào đấy.

10/2018





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan dự lễ trao học bổng Samsung Thái Nguyên cho 122 học sinh giỏi quốc gia
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng


Thời gian mở trang: 0.118 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.