TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục | Lời tâm huyết của những người “vác tù và khuyến học”
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Diễn đàn Khuyến học & Giáo dục 05.2024
Lời tâm huyết của những người “vác tù và khuyến học”
02.2010

Tại Hội nghị BCH TW Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 6 (Khoá III), khi phát biểu về vai trò của Hội Khuyến học, các đại biểu đều khẳng định đây là một Hội mang tính xã hội rất đặc biệt. Bởi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề nhân sự qua các kỳ Đại hội và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Hội Khuyến học thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập bằng các Nghị quyết, Chỉ thị cụ thể. Đó thực sự là chỗ dựa tinh thần, là niềm vinh dự, tự hào cho lãnh đạo khuyến học các cấp và hàng triệu hội viên hội khuyến học Việt Nam.

Trải qua 14 năm xây dựng và phát triển, Hội Khuyến học Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức và chất lượng hoạt động. Hội được thành lập ở 63 tỉnh, thành; 100% huyện, thị; 98% xã, phường, thị trấn và hàng vạn làng, bản. thôn xóm kể cả ở vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo.



Nhiều phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học phát động đã ra đời, như lời Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết nói tại Đại hội Gia đình hiếu học, Dòng họ khuyến học toàn quốc lần thứ II (tháng 10 / 2007): "Đại hội đã đánh dấu một chặng đường phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, sáng tạo trong việc đặt nền móng cho nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở nước ta theo Nghị quyết Đại hội IX và X của Đảng ..." . Các hướng đi đó là: xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, Là việc khởi xướng và làm nòng cốt trong việc xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, là xây dựng và thực hiện đề án "Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở" làm tiền đề cho việc xây dựng Đề án cấp Nhà nước về "Xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010" của Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội Khuyến học Việt Nam làm chủ đề tài, là xây dựng qũi khuyến học, khuyến tài bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng, Qũi khuyến học cả nước mỗi năm lên tới gần 1,000 (một nghìn) tỷ đồng, chưa kể vật chất như dụng cụ học tập, và hàng vạn mét vuông đất để xây dựng trường nội trú, trường PT các cấp, cấp học bổng mỗi năm cho hơn 1 triệu học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, khen thưởng cho hàng vạn học sinh học giỏi, hàng vạn giáo viên dạy giỏi, hỗ trợ nhiều giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ... Công tác khuyến học, khuyến tài đã và đang góp phần không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.



Tại Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II (24/9/2009), phát biểu chỉ đạo Đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nhấn mạnh: "Sau 13 năm xây dựng và phát triển, tổng số hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam đã lên tới hơn 6,5 triệu người, chiếm 7,64% dân số; có 10,709 tổ chức Hội ở xã, phường, chiếm 98 , 1% số xã, phường trong cả nước; 152,562 chi hội trong các làng bản, phum sóc; 19,016 chi hội hoạt động trong các trường học. Tính đến giữa năm 2009, cả nước có 3,35 triệu gia đình đạt danh hiệu Gia đình hiếu học; 35,128 dòng họ được công nhận dòng họ khuyến học. Như vậy có thể khẳng định rằng khuyến học đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp đến từng cơ sở, từng gia đình và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho nhân dân, nhất là cơ hội học tập cho mọi người trong đó có người nghèo, để cả nước trở thành xã hội học tập ... " . Phó Thủ tướng "Đề nghị Hội Khuyến học Việt Nam, từ những kinh nghiệm được tổng kết ở Đại hội này, tiếp tục phát huy vai trò tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp chỉ đạo nâng cao chất lượng và hiệu quả của phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tiếp tục phát triển hơn nữa. " Thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng khẳng định: "Nhà nước ta sẽ tiếp tục chỉ đạo, đầu tư và hỗ trợ để phong trào khuyến học, khuyến tài đạt hiệu quả ngày càng cao; ủng hộ và tạo điều kiện để Hội Khuyến học Việt Nam thực hiện tốt mục tiêu, sứ mạng cao cả của mình ".


Trong quá trình hoạt động khuyến học, các cấp hội luôn được sự quan tâm động viên và sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự hợp tác và hỗ trợ mạnh mẽ của các ban, ngành, tổ chức chính trị, xã hội, các cơ quan, đơn vị, doanh nhân, doanh nghiệp, đặc biệt là sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, vẫn còn không ít khó khăn.

Chủ tịch HKH Đồng Nai: "Hội Khuyến học có cả một hệ thống từ Trung ương xuống địa phương mà không có cơ chế, chính sách thống nhất ..."

Một số đại biểu đánh giá công tác Hội năm 2009, đã nêu khó khăn về kinh phí hoạt động của Hội mà nhiều đại biểu rất trăn trở trong nhiều năm nay, và cho rằng: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, Hội Khuyến học làm nòng cốt để thực hiện nhiệm vụ đó (như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, X của Đảng đã nêu và được cụ thể hoá bằng Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và và Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ ...) Hiện nay Hội Khuyến học có cả một hệ thống từ Trung ương xuống tận địa phương với gần 7 triệu hội viên nhưng không có cơ chế chính sách thống nhất , giống như một người mặc chiếc áo chật cựa quậy không được. Triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ mà không có tiền để tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức hội nghị quán triệt, tổ chức ra các Trung tâm học tập cộng đồng nhưng không có tiền để hoạt động? Có một số địa phương thực hiện văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đã cấp kinh phí hoạt động và phụ cấp cho cán bộ chuyên trách khuyến học, nhưng cũng không ít địa phương, cán bộ khuyến học không được hưởng chế độ gì hoặc cấp tỉnh có, nhưng huyện, xã không có ..., cấp nào xin được thì cứ xin, nơi nào được cấp uỷ chính quyền quan tâm, coi Hội như một Hội chính trị - xã hội, hoặc Hội mang đặc thù đặc biệt thì có tiền để hoạt động kể cả phụ cấp cho cán bộ chuyên trách (dù còn khiêm tốn) nhưng cũng có để các cấp hội hoạt động, tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức khen thưởng ... Hiện vẫn còn nhiều tỉnh, Hội Khuyến học không đủ kinh phí hoạt động, cán bộ chuyên trách không có phụ cấp, hoặc phụ cấp chỉ đủ để gọi điện thoại, nếu đi họp, hoặc xuống xã, thôn bản thì bỏ tiền túi ra vậy.

Chủ tịch HKH Cần Thơ: "... Triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ mà không có tiền để tổ chức tuyên truyền, vận động và tổ chức Hội nghị quán triệt .... Thành lập ra Trung tâm học tập cộng đồng mà không có tiền để hoạt động ?..."

Đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng đầu tư cho khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là xây dựng xã hội học tập là một nhiệm vụ lâu dài của toàn Đảng, toàn dân để đưa nền giáo dục nước nhà xứng tầm với thời đại .... Mong rằng, các cơ quan có trách nhiệm từ Trung ương đến địa phương thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 02 của Thủ tướng Chính phủ, và ý kiến kết luận của Ban Bí thư trong buổi làm việc gần đây nhất với Ban Thương Vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam (ngày 09/12/2009) là "hỗ trợ, giúp đỡ Hội về mọi mặt để Hội Khuyến học hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao ". /.

 

 



Thanh Lương



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.199 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.