TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Ðào tạo nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 03.2024
Ðào tạo nguồn nhân lực ở Hà Tĩnh
11.2008

Xem hình
Học sinh trường cao đẳng nghề Việt-Đức thực hành hàn điện công nghệ cao
Từ một tỉnh thuần nông, Hà Tĩnh đang dần trở thành điểm đến của nhà đầu tư. Riêng hai năm qua, tỉnh đã thu hút hơn 10 tỷ USD đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng. Ðể tạo động lực cho nhà đầu tư làm ăn phát triển, Hà Tĩnh đang tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới.

Toàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 33 cơ sở dạy nghề, trong đó tập trung vào 8 trường cao đẳng và trung cấp nghề; ngoài ra, ba trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tham gia dạy nghề cùng 11 trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm... Ðội ngũ giáo viên dạy nghề cũng được tăng cường với 438 người, trong đó 26 người có trình độ thạc sĩ.

Trên cơ sở xã hội hóa đầu tư cho công tác đào tạo nghề Hà Tĩnh đã thu hút được hàng trăm tỷ đồng để nâng cấp và xây mới các cơ sở dạy nghề với các trang thiết bị thực hành hiện đại. Nhờ vậy, chỉ tính từ năm 2001-2008, Hà Tĩnh đã đào tạo nghề cho hơn 211 nghìn lượt người, trong đó đào tạo dài hạn 19 nghìn lượt người. Hằng năm khoảng2.400 người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp nghề. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2007 đạt 20,5%.

Chất lượng dạy nghề được nâng lên, phần lớn học sinh đào tạo ở các trường có uy tín như Trường cao đẳng dạy nghề Việt - Ðức, Trường trung cấp nghề số 5 sau khi tốt nghiệp tìm hoặc tạo được việc làm, được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đánh giá bảo đảm tay nghề và trình độ. Trường cao đẳng nghề Việt - Ðức do Chính phủ CHLB Ðức tài trợ hơn 100 tỷ đồng được xem là con chim đầu đàn đào tạo nghề. Hằng năm có hàng nghìn học sinh tốt nghiệp ra trường và có khoảng 95% có việc làm ổn định; hàng trăm học sinh của nhà trường đang làm việc tại các công trình trọng điểm như xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy thủy điện Sơn La...

Trường đã đưa vào hoạt động 15 xưởng dạy thực hành có thiết bị dạy nghề đồng bộ, hiện đại tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới như: Tiện, phay, hàn Mig, Max, điện tử, tin học... và luôn duy trì 70% thời gian học thực hành. Bên cạnh các lớp chuyên nghiệp, nhà trường đã mở nhiều lớp dạy nghề và học bổ túc cho khối phổ thông trung học. Sau ba năm học các em vừa tốt nghiệp văn hóa, vừa có nghề vững vàng,...

Trường trung cấp nghề số 5 đã chọn hướng đi là đào tạo theo địa chỉ. Theo Hiệu trưởng Nguyễn Ðắc Hòa: Trường đã liên hệ với những doanh nghiệp lớn có dự án đầu tư vào Hà Tĩnh để nhận đào tạo con em địa phương như: Nhiệt điện Vũng Áng, Vinashin, Sông Ðà, Mỏ sắt Thạch Khê, Công ty gang thép Hà Tĩnh... Bên cạnh đó, liên kết với các trường: Mỏ Quảng Ninh, Cơ điện Sóc Sơn (Hà Nội), Cao đẳng kỹ thuật điện Thanh Hóa để đào tạo học sinh. Hiện nhà trường đang đào tạo, liên kết đào tạo được 30 lớp với tổng số 1.602 học sinh. Trong kỳ thi tay nghề giỏi toàn quốc vừa qua, nhà trường có hai học sinh dự thi đã mang về một giải nhì nghề hàn công nghệ cao.

Theo lãnh đạo Hà Tĩnh: Lao động trẻ Hà Tĩnh tăng nhanh, nhưng lao động kỹ thuật chất lượng cao có tỷ lệ ít. Quy mô đào tạo của các trường nghề còn thấp, mạng lưới phân bổ không đều, việc dạy nghề cho đối tượng là lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế. Số lượng giáo viên còn thiếu hụt nhiều so với quy định.

Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh Nguyễn Văn Sơn thừa nhận: "Trong số 224 giáo viên do sở quản lý, chỉ có biên chế 43 người, trong khi nhu cầu tối thiểu cần 279 giáo viên với 166 biên chế". Cơ sở vật chất kỹ thuật phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo và đòi hỏi thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp. Trang thiết bị, máy móc phục vụ cho dạy nghề chưa theo kịp thực tế, phần lớn cũ, lạc hậu.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Hà Văn Thạch cho biết: Hà Tĩnh đang dồn sức cho phát triển công nghiệp (trong hai năm lại nay đã có nhiều dự án trong và ngoài nước đầu tư với số vốn hơn 10 tỷ USD vào Khu kinh tế Vũng Áng). Ngoài vấn đề vốn, công nghệ, cơ chế chính sách, yếu tố nhân lực là động lực của sự phát triển. Do đó Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu ngành nghề, phục vụ các dự án công nghiệp của tỉnh. Mục tiêu đặt ra vào năm 2010 có 40% số lao động có chuyên môn kỹ thuật (trong đó đào tạo nghề 25%); đến 2015 là 55% (đào tạo nghề 30%) khi Hà Tĩnh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp - theo tinh thần Nghị quyết Ðại hội lần thứ 16 Ðảng bộ tỉnh.

Nhằm đạt mục tiêu trên, tỉnh tập trung thực hiện Ðề án: Phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015 với những giải pháp: Khảo sát, điều tra nhu cầu học nghề để quy hoạch hoàn chỉnh hệ thống trường nghề trên địa bàn, trên cơ sở quy mô hiện đại, đa dạng, chất lượng và bám sát nhu cầu phát triển về thị trường lao động trong và ngoài nước; từng bước đưa công nghệ thông tin, tự động hóa vào trợ giúp dạy và học. Trên cơ sở bổ sung năng lực, quy mô đào tạo của Trường cao đẳng nghề Việt - Ðức, các trung tâm dạy nghề khác và thu hút các nguồn đầu tư để xã hội hóa công tác dạy nghề; phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 50 cơ sở dạy nghề, trong đó có 20 trường cao đẳng và trung cấp nghề...

Trước mắt, Hà Tĩnh sẽ khảo sát chính xác tình hình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, tỷ lệ học sinh có việc làm khi ra trường và dự báo nhu cầu lao động qua đào tạo, cụ thể cho từng ngành nghề, cấp trình độ đào tạo, số lượng, nguồn lực thực hiện.

Do nhu cầu đào tạo nghề tăng đột biến, dự kiến từ năm 2010 trở đi, Hà Tĩnh phải đào tạo nghề cho khoảng 20-25 nghìn lao động kỹ thuật cao, đáp ứng đủ nhu cầu lao động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp trong tỉnh, trong lúc các cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu trên, Hà Tĩnh sẽ tăng cường, mô hình đào tạo nghề theo hình thức liên kết đào tạo và khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn mở trường nghề hay gửi đào tạo... Các ngành nghề cần đào tạo trong thời gian tới, như: Khai khoáng, luyện kim, điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, cơ khí động lực, da giày, dệt may, hàn công nghệ cao... cùng một số nhóm nghề khác, nhu cầu hiện tại vẫn chưa cao, nhưng lại đang thiếu, đó là lập trình viên, cơ điện tử, chế biến gỗ xuất khẩu...

Bên cạnh đó, tỉnh còn có các chính sách cụ thể nhằm huy động mọi nguồn đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung thiết bị dạy nghề nhằm tạo điều kiện củng cố và đầu tư mới các cơ sở dạy nghề hoạt động có hiệu quả. Nguồn vốn đầu tư được huy động từ kênh của T.Ư, tỉnh, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước; phối hợp với doanh nghiệp để tận dụng trang thiết bị, công nghệ hiện có cho việc dạy nghề. Tiến hành các giải pháp để tăng ngân sách cho đào tạo nghề; hỗ trợ, cấp học bổng cho học sinh là đối tượng chính sách, vùng kinh tế khó khăn, người nghèo. Ðể giải quyết vấn đề thiếu hụt giáo viên dạy nghề, Hà Tĩnh cần có chính sách thu hút nhân tài, đồng thời, khuyến khích các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nghệ nhân, lao động có tay nghề và trình độ cao tại các doanh nghiệp cùng tham gia dạy nghề.


Bài và ảnh: THÀNH CHÂU, VĂN THƠN

(Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.205 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.