TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Chỉnh sửa chương trình - sách giáo khoa: YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 04.2024
Chỉnh sửa chương trình - sách giáo khoa: YÊU CẦU CỦA XÃ HỘI
06.2008

Xem hình
Chọn mua sách giáo khoa (Ảnh www.baoanhdatmui.vn)
Một sự kiện giáo dục thu hút sự quan tâm nhất trong thời gian qua là việc đánh giá chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK). Lần đầu tiên Bộ Giáo dục - Ðào tạo (GD-ÐT) tổ chức một cuộc hội thảo trên quy mô toàn quốc để nghe ý kiến đánh giá CT-SGK phổ thông hiện hành.

i




Các ý kiến phản ánh ở nhiều góc độ, từ các giáo viên - người trực tiếp đứng lớp, đến các nhà quản lý, nhà khoa học... Ðã có 20.000 trường học trên cả nước tập hợp ý kiến về vấn đề này. Những bức xúc, những trăn trở về chương trình, về nội dung sách có dịp được bày tỏ.

Chương trình có biểu hiện quá tải!

Ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ GD-ÐT phát biểu: Chương trình môn học còn tương đối nặng, hàn lâm với phần đông học sinh như Ngữ văn, Ngoại ngữ, Sinh học, Vật lý, nghề phổ thông. Yêu cầu của chương trình có biểu hiện quá tải với bộ phận học sinh có học lực yếu kém, thuộc dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Bà Trần Thị Thắm, Phó Giám đốc Sở GD-ÐT Lào Cai nói: Với chương trình môn Ngoại ngữ bảy năm như quy định hiện nay thì chỉ hơn 20% học sinh ở Lào Cai theo kịp, còn lại 77,5% phải học chương trình ba năm. Lý do là vì tỉnh miền núi thường rất thiếu GV dạy Ngoại ngữ, mà nếu có tuyển thì chất lượng không bảo đảm. Do vậy, dù có được học Ngoại ngữ ở bậc Trung học cơ sở thì cũng không "đủ sức" để lên tiếp.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến nhận xét, kiến thức truyền tải đến học sinh nhiều khi còn ồm đồm, chưa thực sự chắt lọc làm cho lượng thông tin trở nên gia tăng quá mức, dễ gây cảm giác nặng nề, quá tải. Nội dung một số môn học cấp Trung học phổ thông không được cập nhật để đáp ứng cuộc sống. Chẳng hạn như môn Vật lý thì nhấn mạnh quá mức phần Vật lý học cổ điển; môn Sinh học chưa thể hiện được khoa học của sự sống; môn Lịch sử thì quá nhấn mạnh đến lịch sử quân sự, lịch sử đấu tranh giữ nước và đấu tranh cách mạng, trong khi đó lại xem nhẹ lịch sử kinh tế - văn hóa - xã hội; môn Ngữ văn thì chưa cập nhật những thông tin, những đánh giá mới về một số nhân vật, sự kiện...

Ông Lê Bá Trọng - đại diện Liên hiệp các hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam nói: Việc xác định vị trí các môn học nhiều khi chưa hợp lý. Thí dụ như việc dành thời lượng quá ít cho môn Lịch sử là một trong những nguyên nhân dẫn đến điểm thi của học sinh ở môn học này rất thấp trong nhiều kỳ thi.

Ngoài ra, việc rút bớt thời lượng dành cho môn Vật lý ở trường THCS từ 210 tiết xuống 176/5 tiết, trong khi dành cho môn Công nghệ 210 tiết, tức là nhiều hơn môn Vật lý tới 35 tiết cũng là điều mà các nhà thiết kế chương trình cần xem lại. Hệ thống GD, nhất là bậc THPT, đang có mâu thuẫn giữa yêu cầu toàn diện ngày càng cao đối với học sinh và việc trang bị kiến thức cho học sinh thi vào các trường ÐH - CÐ. Do thời lượng có hạn mà lại phải dàn trải ra nhiều môn nên trên thực tế nhiều trường buộc phải "xem nhẹ" một số môn học để tập trung vào các môn học được coi là "môn chính".

Những ý kiến chi tiết, cụ thể, thậm chí có thể nói chú trọng đến tiểu tiết nhưng các nhà biên soạn coi đó thật sự là một kênh thông tin quý báu để các nhà biên soạn chỉnh sửa, điều chỉnh.

SGK có "sạn"

Ðây không phải là ý kiến mang tính phát hiện, thậm chí còn là chuyện "biết rồi, khổ lắm...". Nhưng trên thực tế, khẳng định lại nhiều lần nữa, bởi những "hạt sạn" đó vẫn tồn tại bao năm nay dù đã qua các lần chỉnh sửa. Ðó là những sai sót về kiến thức cơ bản, về khái niệm hoặc thuật ngữ khoa học. Ví dụ, những sai sót ở SGK Hóa học lớp 9 mặc dù đã được phát hiện trong quá trình thẩm định và yêu cầu sửa chữa nhưng SGK vẫn được in ra với những sai sót còn y nguyên như cũ (?!). Ông Lê Bá Trọng, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật bức xúc.

Có một thực tế là một số SGK có sự trùng lặp và thiếu nhất quán giữa các phần, các tập trong cùng một môn học. Ðó là do có quá nhiều tác giả cùng biên soạn cùng một môn, thậm chí trong một tập, mỗi tác giả phụ trách một phần, một tập khác nhau, nên thiếu sự nhất quán là điều rất dễ xảy ra.

Với tư cách là chủ biên SGK lớp 10 môn Ðịa lý, ông Trần Trọng Hà cũng cho rằng: Cách lựa chọn tác giả SGK hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập. Bởi sự lựa chọn đôi khi chỉ căn cứ vào chức danh chứ không cần biết người được lựa chọn đó có chuyên môn sâu về môn học và có hiểu biết về GD ở bậc phổ thông hay không. GS, TS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Ngữ văn phổ thông thì nhận định: Quy trình của chúng ta hơi ngược và thiếu thuyết phục khi xây dựng chuẩn kiến thức của chương trình lại căn cứ vào SGK đã ban hành. Lẽ ra nên xây dựng chuẩn này căn cứ vào SGK còn trong quá trình thử nghiệm thì bảo đảm căn cứ khoa học hơn.

"Chương trình cứng - SGK mềm"

Ðó là lời ông Nguyễn Minh Hùng- Trưởng phòng Giáo dục Trung học - Sở GD-ÐT Ðà Nẵng. Ông Hùng cho rằng, giáo viên không nhất thiết phải coi SGK như một "pháp lệnh". Cần có nhiều bộ SGK, sao cho phù hợp nhất với học sinh. Việc giảm tải theo kiểu cắt xén nội dung một số chương, một số bài sẽ không thể giải quyết được vấn đề một cách thấu đáo.

Có cùng quan điểm này, ông Ðào Văn Phúc- Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Vật lý lớp 12 nêu rõ quan điểm, Nhà nước phải quản chặt chương trình, không cho phép dạy sai kiến thức nhưng phải có nhiều bộ SGK và không bộ nào được độc quyền. Người dạy có quyền lựa chọn bộ SGK phù hợp hoặc tự soạn cho mình một chương trình giảng dạy trên cơ sở tham khảo các bộ SGK, sao cho phù hợp với đối tượng học trò của mình. Theo
ông, đây mới là gốc rễ của vấn đề. Lâu nay, chúng ta vẫn chỉ loay hoay điều chỉnh, giảm tải, sửa đổi, thực ra mới chỉ là phần ngọn mà thôi. Việc chỉnh sửa sẽ rất khó để đạt được một CT-SGK như mong muốn. Cần có sự xem xét để sớm tổ chức xây dựng bộ chương trình giảng dạy mới, biên soạn SGK mới trong nhà trường phổ thông một cách khoa học và đồng bộ.

Ở hầu hết các nước phát triển, trên cơ sở có chương trình học định sẵn, với bộ SGK đã có, học sinh tự học những kiến thức trong SGK. Nhiệm vụ chính của giáo viên không phải là truyền đạt kiến thức trong SGK mà là cung cấp những kiến thức mở xung quanh bài học đó. Phương pháp dạy đó khuyến khích học sinh độc lập trong tư duy, điều mà bất cứ nền giáo dục chân chính nào cũng muốn hướng tới.

Bình Nhi

BBT (Theo nhandan.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.212 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.