TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Tạo sự công bằng trong giáo dục miền núi
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 04.2024
Tạo sự công bằng trong giáo dục miền núi
01.2008

Sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, miền tồn tại trong nhiều năm qua. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2006-2007 với số lượng học sinh các địa phương miền núi không đậu cao một lần nữa cho thấy khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa miền xuôi và miền núi ngày càng xa hơn. Vậy làm gì để giáo dục miền núi phát triển và cần có chính sách gì cho học sinh ở những vùng khó khăn này?

Năm học 2006 - 2007 vừa qua, thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục, Trường THPT Ðinh Tiên Hoàng huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) cho lưu ban một nửa trong tổng số 120 học sinh của trường. Ngày khai giảng năm học chỉ có 30 em đi học lại. Rồi tuần nọ nối tiếp tuần kia, vẫn còn nhiều học sinh lưu ban không đến lớp.

Thầy Bùi Thế Giới buồn rầu cho biết: Mặc dù nhà trường cử giáo viên về từng nhà học sinh vận động, nhưng các em đều im lặng, còn cha mẹ thì nói: "Ði học làm gì, học lại một năm nữa tốn cơm lắm. Nó phải ở nhà làm cái rẫy. Con gái lớn đi lấy chồng chứ. Học mãi thế nào được". Trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhà trường có 55 học sinh dự thi, thì cả 55 em không đậu. Ðến kỳ thi tốt nghiệp lần hai nhiều em cũng bỏ luôn vì hoàn cảnh nhà nghèo.

Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy Giới rất ngại đụng chạm tới chuyện chất lượng. Theo thầy, nơi huyện miền núi Sơn Tây này, phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số vì thế vừa phải vận động, vừa phải dỗ dành các em đi học cho đủ số lượng, rồi dạy để các em hiểu bằng tiếng phổ thông đã khó, mong gì đến chất lượng.

Giáo dục ở miền núi hiện gặp không ít trở ngại. Ðiều kiện kinh tế - xã hội miền núi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển. Nhiều nơi rất khó khăn. Vợ chồng chị Ðinh Thị Thêm, ở xã Sơn Mùa, huyện Sơn Tây có ba con đang trong độ tuổi đi học. Cuộc sống cả nhà trông chờ vào vườn cau. Năm nay cau được mùa mà khổ nỗi giá chỉ 2.000 - 2.500 đồng/kg cho nên dù Nhà nước đã cấp cho các con sách vở, nhà trường miễn đóng học phí... nhưng còn tiền mua quần áo mới, đồ dùng học tập, tiền ăn hằng ngày thì chị biết nhờ cậy vào đâu? Chị bảo: "Phải cho đứa lớn ở nhà lên rừng phát rẫy giúp mẹ thôi. Học đến lớp 9 biết cái chữ là đủ".

Những xã như Sơn Mùa, Sơn Bua của huyện Sơn Tây có nhiều trường hợp học hết lớp 7, lớp 8 rồi nghỉ học, đi lấy vợ, lấy chồng, sinh con... Theo con số của Sở Giáo dục và Ðào tạo Quảng Ngãi, ở các huyện miền núi, mỗi năm khoảng 10% số học sinh tự bỏ học.

Em Ðinh Văn Mạnh, người dân tộc Ca Dong quê xã Sơn Tây, huyện Sơn Tây cho biết: "Chúng em cũng thích đi học để sau này xây dựng quê hương, nhưng trên miền núi nhiều cái vất vả lắm. Mỗi ngày đi bộ năm đến sáu km mới đến trường, về nhà tối muốn học thêm lại không có điện, không đủ sách vở; bài toán, bài văn khó chẳng biết hỏi ai. Nên... các bạn dần dần chán và bỏ học.

Dẫu đã cố gắng, nhưng đến nay cũng như các tỉnh khác trong cả nước, vùng miền núi Quảng Ngãi tồn tại tình trạng trường tạm, lớp ghép. Theo con số thống kê của huyện Ba Tơ, năm học này hơn một nửa trong số 19 xã chưa xây dựng trường trung học cơ sở, số lượng phòng học tranh tre, nứa lá chiếm tới 50%; phần lớn các xã đều học theo hình thức lớp nhô, lớp ghép, có nơi dồn cả học sinh từ lớp 1 tới lớp 5 ngồi học chung một lớp.

Khó khăn nhất là huyện Sơn Tây, gần như chỉ có trường tiểu học tại trung tâm xã, còn điểm trường dưới thôn, buôn vẫn còn trắng. Huyện nào cũng thiếu giáo viên, đành chấp nhận sử dụng giáo viên đào tạo cấp tốc như hệ 9+1; 9+2... Số giáo viên này tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm sư phạm nhưng lại phân ngay về vùng sâu, vùng xa giảng dạy.

Cô giáo Trần Thị Diên, giáo viên cắm bản của Trường tiểu học xã Ba Rim, huyện Ba Tơ cho biết: Các thầy giáo, cô giáo không tiếp xúc được với kiến thức mới, mà dù có kiến thức mới đi nữa cũng khó truyền đạt cho học sinh, bởi hai phần ba thời gian là dạy các em làm quen với tiếng phổ thông.

Ðời sống giáo viên miền núi khá vất vả. Tại huyện Sơn Tây, trong số hơn 200 giáo viên vùng sâu, vùng xa thì chỉ vài chục người được ở nhà công vụ; còn lại nhờ nhà dân hoặc ăn ở tạm trụ sở ủy ban xã. Huyện Ba Tơ có 160 giáo viên cắm bản chưa có nơi ở ổn định...

Bí thư Huyện ủy Ba Tơ (Quảng Ngãi) Phạm Viết Nho cũng là người dân tộc Hơ Re, so sánh: Cái khó khăn của giáo dục miền núi so với miền xuôi là một trời, một vực. Vậy mà, khi triển khai các hoạt động giáo dục, ngành giáo dục lại chưa chú trọng tính vùng, miền.

Bí thư Phạm Viết Nho nêu vấn đề cụ thể: Nếu học sinh miền núi (vùng sâu, xa lại là dân tộc thiểu số) mà phải thi chung một đề thi, một trình độ và một cách thi (như trắc nghiệm chẳng hạn) và cùng chung một tiêu chuẩn đánh giá như học sinh dưới miền xuôi, hay thành phố lớn thì việc học sinh miền núi trượt tốt nghiệp nhiều như năm nay cũng là điều dễ hiểu. Theo ông, đó là một trong những lý do khiến nhiều em chán học, bỏ học giữa chừng.

Từ thực tế này, ông Phạm Viết Nho cho rằng: Nên điều chỉnh chương trình học cho học sinh miền núi theo hướng giảm tải so với học sinh miền xuôi. Học sinh miền núi cần được tăng thêm phần dạy tiếng phổ thông từ mẫu giáo đến lớp 5. Chỉ khi các em thạo tiếng phổ thông thì mới tiếp thu tốt kiến thức khác. Cùng với điều chỉnh chương trình học thì thi kiểm tra chất lượng cũng điều chỉnh cho phù hợp.

Ai cũng biết muốn đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội miền núi thì cần ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục. Nhưng ưu tiên đầu tư không chỉ dừng lại ở việc xây trường, lớp mà phải quan tâm điều kiện học của học sinh miền núi. Cụ thể là: xây dựng thêm nhà bán trú cho học sinh dân tộc thiểu số để triển khai mô hình bán trú dân nuôi. "Khi các em có chỗ ăn, ở ổn định sẽ tổ chức học hai buổi một ngày, tăng thêm giờ học, bổ sung kiến thức và thầy giáo, cô giáo giúp đỡ học sinh thường xuyên". Ông Lê Hoài Thạnh, Trưởng Phòng giáo dục huyện Sơn Tây nói.

Mới đây, Chính phủ cho phép Bộ Giáo dục và Ðào tạo thành lập Vụ Giáo dục miền núi. Ðây là một quyết định đúng đắn, sau 62 năm phát triển của ngành giáo dục nước ta đến nay có một cơ quan chức năng chuyên tâm công tác giáo dục miền núi. Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Quảng Ngãi Thái Văn Ðồng mong muốn cần xây dựng một chiến lược, chính sách cụ thể cho giáo dục miền núi.

Từ thực tế giáo dục miền núi Quảng Ngãi cho thấy đến thời điểm này, giáo dục miền núi vẫn phải quan tâm nhiều hơn đến số lượng, bảo đảm 100% số học sinh đến tuổi ra lớp và học hết phổ thông. Trên cơ sở đó chọn lựa những học sinh đầy đủ tư chất và điều kiện để bồi dưỡng tiếp tục theo học ở những trình độ, bậc học cao hơn. Nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi là một yêu cầu bức thiết phải làm ngay và làm thường xuyên nhưng cần xây dựng một lộ trình cụ thể, bài bản. Học sinh miền núi không chỉ cần được đi học mà các em cũng cần một tấm bằng tốt nghiệp. Nhưng, đó là tấm bằng được cấp theo đúng học lực và trình độ của các em. Và chỉ có như thế mới tạo ra sự công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền ở nước ta.

Pham Thu (Theo Nhân Dân)

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.200 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.