TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Cha con người cựu chiến binh hiếu học ...
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Cha con người cựu chiến binh hiếu học ...
10.2013

Tôi có dip chuyện trò với ông Đặng Xuyên, ngụ ở tổ 21 phường Quan Triều thành phố Thái Nguyên, năm nay ông đã vào tuổi 83, lưng tuy hơi còng, tóc đà bạc trắng nhưng đôi mắt vẫn còn rất tinh anh, ông là đại biểu dự hội nghị tổng kết, biểu dương Gia đình hiếu học tiêu biểu của phường. Câu chuyện của người cựu chiến binh ấy cho tôi thấy nỗi khát khao được học hành của ông trước đây cũng như mong muốn cháy bỏng của ông đối với việc học của các con…

Người cha khát chữ… - Câu chuyện mà ông Xuyên kể cho tôi về cuộc đời mình xem ra thật lắm đỗi gian nan - “ Tôi sinh ra ở mãi tận Lào Cai, khi còn nhỏ đang học lớp 2 thì chiến tranh Trung, Nhật ở vùng biên giới diễn ra ác liệt, thế là gia đình phải chạy loạn về quê nội ở Hà Nam, Vào thời diểm năm 1945, nơi đồng chiêm trũng này mất mùa, đói kém, người chết đầy đường. Mấy anh em chúng tôi mỗi bữa chỉ được lưng bát cơm rồi đi học. Trường sơ học lại cách xa làng tôi 3 cây số, mùa đông giá rét, nhưng tôi vẫn chỉ có bộ quần áo diềm bâu, chân đi đất đến trường.

Đói kém, khiến năm 1946 gia đình tôi lại phải chuyển lên quê ngoại ở xã Quang Vinh, Thái Nguyên mong tăng gia khoai sắn sống qua ngày. Song tôi cũng thất học từ lúc đó, cho mãi đến năm 1948 ở đây mới có trường tiểu học, nhưng chỉ có 1 lớp 3 và 1 lớp 4. Thời kì đó ai học được thì học không kể tuổi tác. Lúc này tôi đã lớn lộc ngộc mà mới vào học lớp 3, Lớp học đặt nhờ ở nhà dân, bàn ghế ai có gì thì mang đến. tôi  phải ngồi bệt trên một viên gạch đằng sau 2 học sinh nữ, còn vở viết đặt ở khe ghế giữa 2 người ngồi phiá  trước!

Đến năm 1950, lên lớp 5 lại phải vào trọ học ở tận xã Tân Cương, cả khu Việt Bắc lúc bấy giờ chỉ có trường trung học Ngô Quyền ( tiền thân của trường cấp 2-3 sau này). Thời gian này. trường phải học vào ban đêm để tránh máy bay Pháp đánh phá. Bảng bằng gỗ mộc, trát lá khoai lang và nhọ nồi, thầy giáo giảng thì có một học sinh cầm chiếc đèn dầu soi cho thầy viết bảng, phấn làm bằng đất sét lấy ở bờ suối. hồi ấy chẳng ai bảo ai, mọi người đều nỗ lực học tập.

Thứ bẩy hàng tuần, xong buổi học cũng phải đến gần 10 giờ đêm. Học sinh chúng tôi lại lũ lượt tỏa đi các ngả về nhà lấy gạo để ăn cả tuần, thức ăn hàng ngày chủ yếu là canh lá khoai lang hoặc lá đỗ nấu với muối.

Năm 1953, không khí xung phong tòng quân đánh giặc sôi sục cả trường. Tôi bỏ dở lớp 6, xung phong tòng quân ra trận và được bố trí vào đơn vị tiểu đoàn pháo 37 ly thuộc trung đoàn 367 và làm pháo thủ số 3, một vị trí phải biết phân tích tính toán cự ly, tốc độ…do kiến thức mới nửa lớp 6  tôi rất lúng túng nên đã phải cố gắng học hỏi để tiếp thu kỹ thuật. Lúc đó tôi khát khao có trình độ văn hóa để thành thạo thao tác;  nỗi khát khao ấy lại dội lên trong tôi khi hòa bình lập lại tôi được điều về sư 316 đóng ở thị xã Thái Bình. Những buổi đứng gác trước cổng doanh trại, nhìn các em học sinh cấp 3 sáng sáng vui vẻ đi qua, tôi thấy thèm đời đi học quá, thế là tôi tìm mua sách bổ túc văn hóa để tự học nâng cao kiến thức, nghĩ bụng khi nào phục viên có cơ hội sẽ đi học tiếp.

Năm 1958 tôi được phục viên trong đợt 8 vạn bộ đội giải binh sau chiến tranh. Trở về Thái nguyên cứ tưởng như trước đây đi học không kể tuổi, tôi tìm nộp đơn xin vào học trường cấp 2-3 Lương Ngọc Quyến, nhưng lúc đó ngành giáo dục lại mới có qui chế về tuổi học, nên tôi đành ngậm ngùi về tham gia sản xuất nông nghiệp rồi trở thành phó chủ nhiệm hợp tác xã Rạng Đông, tiền thân của hợp tác xã nông nghiệp Quan Triều sau này. Trình độ văn hóa thấp nên cũng gặp phải nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhất là về ứng dụng kỹ thuật, một lần nữa tôi lại tìm sách bổ túc để học…

Đến năm 1960 khi đó đã 30 tuổi, may thay có một đợt tuyển sinh những người đang là là công nhân, nông dân vào học lớp 6 trường Bổ túc văn hóa Công Nông Việt Bắc. Nhờ tự học bấy lâu nên qua sát hạch tôi đã được tuyển vào trường. Tôi sung sướng vô cùng, vội đeo quần áo lên đường đi Bắc Sơn ( Lạng Sơn ) để vào học. Do có vốn tự học khi còn ở bộ đội và khi làm ở hợp tác xã nên tôi đã trở thành học sinh trội nhất lớp. từ đó tôi được chọn đi học ở trường Bổ Túc Công Nông Hà Nội. Ở đây tôi được học chương trình đặc biệt 1 năm 3 lớp! từ lớp 6 đến lớp 8 sau đó được chuyển lên học tiếp  Trường Bổ túc Công Nông Trung ương ở Giáp Bát để học tiếp lớp 9 lớp 10 cuối cấp. Năm 1964 tôi tiếp tục được tuyển vào học Khoa Lý trường Đại học sư phạm Hà Nôi. Do học vượt, học nhẩy, kiến thức không vững vàng nên tôi đã phải cố gắng học ngày, học đêm, học thày học bạn, thứ bảy chủ nhật cũng không dấm đi chơi mà chỉ vùi đầu học cho được, đêm đêm chỉ ngủ vài ba tiếng là cùng. Kết quả là tôi cũng đã theo kịp cánh sinh viên trẻ là học sinh hệ phổ thông trong lớp và đã tốt nghiệp, sau đó tôi được cử về làm giáo viên chuyên trách bổ túc văn hoá ở nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ Thái Nguyên…”

…Và những đứa con - Vào đầu nhưng năm 80 ông Xuyên nghỉ hưu cùng lúc vợ ông cũng hết hạn trợ cấp mất sức, tem phiếu lương thực của các con “ăn theo mẹ” nên cũng không còn. Với đồng lương hưu hồi ấy có mấy chục đồng mà nhà có cả 6 miệng ăn, có bữa cả nhà chỉ còn một bơ gạo phải nấu cháo để qua bữa,  cũng có ngày cha con ăn hạt mít luộc chống đói, trong hoàn cảnh ấy, ông vẫn nghĩ khó đến đâu cũng tìm cách không để các con phải bỏ học, ông thầm nghĩ đời mình lao đao đi học, phải làm sao lo cho các con được học cho dù có gian nan đến mấy. tâm tư ấy khiến ông càng thương con bao nhiêu thì càng đòi hỏi gắt gao với các con trong việc học bấy nhiêu.

Dạo ấy có đoàn Cải lương Sài Gòn lên biểu diễn, các con háo hức muốn đi xem nhưng ông bảo : hôm nay không phải là thứ bẩy, các con ở nhà còn học bài, làm bài cho ngày mai, đời mình còn dài các con còn dip đi xem phải không? Nghe cha nói vậy, các con đứa nào đứa nấy lại ngồi vào bàn học.

Con trai trưởng Đặng Hoàn, học hết cấp 3, năm 1970 đi bộ đội nghĩa vụ, hết 2 năm 3 tháng Hoàn được ra quân, tuổi đã lớn, nên ngại ôn thi vào đại học, ông nói với con “con không cố học tiếp tức là không biết noi theo  bố”, rồi ông nói vui để động viên con “có phải lấy nhựa đường gắn vào ghế để ngồi ôn thi thì cũng làm con ại!” Nghe lời bố,Hoàn đã tìm học lớp luyện thi 3 tháng, sau đó dự thi và trúng tuyển vào khoa nông học trường Đại học Nông Lâm Việt Bắc.

Đứa con gái Đặng Tố Nga, đã học xong Đại học Nông Lâm nhưng chưa xin được việc làm, ông động viên con cứ học tiếp lấy bằng lấy bằng thạc sĩ rồi Nga vừa làm lao động trong trường, vừa nghiên cứu học tập và đã bảo vệ thành công học vị tiến sĩ sau 10 năm gian khổ vừa làm vừa học. Đặng Tố Nga nay đã trở thành giảng viên phụ trách một bộ môn ở trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Thương con ông Đặng Xuyên tìm cách dạy con, ông nói “ Tôi không bao giờ treo thưởng, không dùng vật chất để kích thích sự học hành của các con, trái lại nếu con yêu cầu về sách vở, phương tiện học tập thì cần bao nhiêu tôi cũng cho, đứa con lớn học đại học tôi đi vay lãi để mua máy tính cho con học;  với các con tôi nghiêm khắc nhưng cũng thương con hết mực,tôi luôn quan tâm đến tư cách đạo đức của các con, nhất là tình cảm anh em, tôi bảo các con lớn Bố lo cho các con học đại học, ra trường đã có việc làm, mỗi tháng các con nên giành ra ít tiền cho các em đi học phòng khi  bố có mệnh hệ nào…”

Tôi hỏi ông Xuyên? Hoàn cảnh chỉ một xuất lương hưu của ông làm sao lo được cho tất cả các con đeo đuổi sự học đến cùng. Ông xuyên cho biết một mặt cả nhà chắt chiu chịu đựng kham khổ, một mặt đi vay tiền khắp hàng xóm để lo cho con đi học đại học, hàng tháng chỉ  trả được lãi còn gốc thì phải 10 năm sau mới thanh toán xong. Năm 1985 ông bắt đấu trồng táo, vì vùng đất thấp, ông phải đắp đất thành ụ rồi trồng và chăm xóc nên cũng đã có thu hoạch khá, tiếp đó ông học hỏi nghiên cứu sách kỹ thuật và đi học cách trồng hoa ở một số nơi nên Vườn hoa cây cảnh “Xuyên Sinh” dần nổi tiếng ở khu vực Quan Triều.

Gia đình ông xuyên bây giờ có 6 người thì có 6 bằng đại học trong đó có 2 bằng thạc sĩ, 1 bằng tiến sĩ. Nếu tính cả dâu rể gia đình có 10 người thì đã có 11 bằng đại học trong đó có 3 bằng thạc sĩ, 1 bằng tiến sĩ. Tháng năm qua ông bà đã dồn hết sức lo cho các con học hành đến nơi đến chốn, bây giờ đều ai cũng đã có công ăn việc làm ổn định, còn ông bà Xuyên vẫn vui sống thanh thản trong ngôi nhà gạch xỉ, mái lợp tấm xi măng giữa một vườn hoa  cây cảnh …

Trịnh Trúc Lâm





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.166 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.