TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Người cựu sỹ quan Công an bán nhà lấy tiền nuôi 5 trẻ bị bỏ rơi ăn học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Người cựu sỹ quan Công an bán nhà lấy tiền nuôi 5 trẻ bị bỏ rơi ăn học
10.2013

Xem hình
Ông Nguyễn Minh Lý, nguyên cán bộ Công an tỉnh Cà Mau.
Trong Lễ tuyên dương Gia đình hiếu học tại Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học - Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội có một điển hình Gia đình hiếu học gây xúc động với những người có mặt. Nhà nghèo nhưng vợ chồng ông đã nuôi dạy 9 người con ăn học thành tài, trong đó có 5 người con nuôi. Đó chính là ông Nguyễn Minh Lý ở ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu.

Gương mặt khắc khổ, ông Nguyễn Minh Lý già hơn rất nhiều so với cái tuổi 66 của mình. Ông cho biết, đây là lần đầu tiên ông ra Hà Nội, được vinh danh Gia đình hiếu học ở Thủ đô là niềm hạnh phúc lớn động viên ông và gia đình. Ông cho biết, gia đình ông có 9 người con trong đó có 4 người con ruột và 5 người con nuôi (1 em bị khuyết tật mù bẩm sinh). Đông con nên nhà ông nghèo lắm, nhưng lại là gia đình có truyền thống hiếu học nổi tiếng ở trong vùng.

13 tuổi ông đã đi kháng chiến, năm 1976 ông được phong quân hàm Trung úy và ông làm Trưởng bệnh xá Công an Cà Mau và Phó bệnh xá Công an tỉnh Minh Hải. Sau này, đến năm 1979 ông chuyển ngành sang bệnh viện huyện Giá Rai. Cuộc sống vất vả với bầy con thơ dại ông xin nghỉ việc đi học chuyên khoa đông y và hành nghề bốc thuốc và châm cứu ở địa phương.

Ông kể rằng, trong khoảng thời gian từ năm 1978 - 1990, ông đã nhận nuôi 14 trẻ bị bỏ rơi. 14 người con nuôi và bốn người con ruột sống chung một mái nhà và cùng mang họ của ông Lý. Trong 18 người con, trừ người con gái đầu, còn lại đều tên Thảo, dù là trai hay gái, chỉ khác nhau tên đệm.

Ông lý giải: "Đặt tên Thảo là để các con sống phải biết chia sẻ những gì mình có cho mọi người". Về sau có trẻ được gia đình đón về nuôi, có trẻ ông gửi lên chùa Kỳ Quang II ở TP Hồ Chí Minh để các cháu có điều kiện học hành tốt hơn. Trải lòng về những tháng ngày đã qua, ông không khỏi bùi ngùi bởi hồi đó, gia đình ông không những thiếu tiền mà còn thiếu nơi ăn ở, sinh hoạt.

Năm 1985 ông đã phải bán nhà lấy 3 lượng vàng để lấy tiền nuôi đàn con ăn học, từ đó gia đình ông đã ở đậu trong suốt 24 năm trên đất của người khác và phải dời nhà đến 16 lần. Gia đình ông thuộc vào diện khó khăn nhất xã, lại không có đất canh tác, ông hành nghề đông y chủ yếu là làm việc thiện, thu nhập từ đồng lương hành chính của vợ không đủ để trang trải cuộc sống với 9 người con. Việc lo cái ăn, cái mặc đã khó, nhưng ông bà Lý quyết không để người con nào thất học hay bỏ học giữa chừng.

"Con cái cơm không đủ no, thường xuyên phải ăn cháo, nhiều đứa hồi ấy bị suy dinh dưỡng. Mỗi lần nhận nuôi 1 đứa trẻ còn đỏ hỏn, vợ chồng thay nhau đi xin sữa, nước cơm, nước cháo cho con. Cực nhọc là vậy nhưng sợ nhất là các con đau ốm nặng phải đi lên tuyến trên là cả nhà lại đói dài theo", ông Lý chia sẻ.

Nuôi một đứa trẻ đã khó, nhưng với ông bà Lý nuôi đến mười mấy người con trong một hoàn cảnh khó khăn là cả một hành trình đáng khâm phục. Mấy chục năm qua, ông Lý không một lần dám ngồi quán cà phê. Không ra tiệm cắt tóc. Tóc dài thì nhờ vợ con hớt. Bao nhiêu tiền kiếm được ông đều dành cho con cái. Vợ chồng ông có thể đói, nhưng các con phải có cái ăn và được đi học đến nơi đến chốn.

"Tuy khó khăn nhưng vợ chồng tôi rất sợ các con trẻ thất học nên tìm mọi cách cho các con được đến trường học tập có kiến thức để sau này tương lai tươi sáng hơn. Tôi luôn động viên các con phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời, giữ vững truyền thống hiếu học của gia đình, trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội", ông Lý bộc bạch.

Đến nay, 2 con ông đã tốt nghiệp Đại học, 3 con tốt nghiệp Cao đẳng, 3 con tốt nghiệp THPT, 1 con có bằng cấp II chữ Braille (chữ nổi dành cho người khiếm thị). Các con của ông Lý như cháu Nguyễn Phước Thảo, Nguyễn Ngọc Thảo, Nguyễn Loan Thảo đều đã có việc làm ổn định. Không chỉ lo cho các con của mình, vợ chồng ông Lý còn giúp đỡ các gia đình ở địa phương có con bị khuyết tật học tập và công ăn việc làm. Trong niềm vui ngày tuyên dương ông cho biết thêm là gia đình ông vừa có căn nhà mới, đây là món quà của một bác sĩ ở Sài Gòn đã cùng vợ lặn lội về Gành Hào mua một nền đất tặng gia đình ông cùng 50 triệu đồng để cất nhà.

Nhiều người dân ở Gành Hào đã giúp ông vật liệu xây dựng, góp tiền, góp công gần 200 triệu xây cất cho ông ngôi nhà mới. Điều trăn trở nhất hiện nay là ước mơ học ngành thiết kế thời trang của Diệu Thảo. Diệu Thảo khéo may vá, thích theo ngành này nhưng ngặt nỗi cha mẹ không lo nổi tiền cho em học đại học, nên sau một năm tốt nghiệp THPT, em vẫn ở nhà giúp mẹ.

Lưu Hiệp - Báo Công An Nhân Dân





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.201 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.