TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Cô bé 11 tuổi nuôi 5 em nhỏ ăn học
04.2013

Xem hình
Mới 11 tuổi nhưng em Sùng Thị Dợ, học sinh lớp 6A Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã phải thay bố mẹ chăm sóc nuôi 3 em và 2 cháu nhỏ ăn học. Trong túp lều nhỏ được dựng lên từ tre nứa, 6 chị em tự chăm sóc nhau.

Sùng Thị Dợ là học sinh người dân tộc Mông, thuộc bản Sa Lung, xã Mường Lý, huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Sinh ra trong một gia đình có tới 9 anh chị em, Dợ là con thứ 5 trong gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, Dợ đã ước ao lớn lên được đi học chữ để không phải làm nương, làm rẫy vất vả khổ cực như những anh chị của mình.

Quyết tâm theo học chữ bằng được, dù nhà xa trường hơn 7km nhưng 6 năm qua, chưa bao giờ Dợ có ý định bỏ học. Dợ tâm sự: “Nhà nghèo lắm, bố mẹ và anh chị làm nương vất vả lắm. Ngày trước nhà ở bản Muống 1 nhưng mới đến bản Sa Lung để làm nương, em ở lại trường đi học. Phải gắng học chữ thật giỏi, chứ không muốn làm nương vất vả lắm”.

Anh chị của Dợ đều phải sớm theo bố mẹ đi làm nương không ai biết đến cái chữ. “Hai anh đầu thì lấy vợ rồi đi làm nương, còn hai chị gái cũng làm nương và đi chăm bò chứ không được đi học giống như em đâu. Em muốn đi học để về dạy chữ cho anh chị em của em”, Dợ hồn nhiên nói.

Với dáng người nhỏ nhắn, Dợ đã làm cho nhiều thầy cô và các bạn học sinh Trường THCS Mường Lý phải khâm phục về sự ham học và gắng vươn lên trong học tập. Điều khiến mọi người cảm phục là mới 11 tuổi, xa gia đình nhưng Dợ lại một mình nuôi 5 em nhỏ (gồm 3 em ruột và 2 cháu là con anh chị của Dợ) trong một túp lều nhỏ. Năm em nhỏ mà Dợ đang chăm nuôi gồm 3 em ruột: Sùng A Phương (4 tuổi), Sùng Thị Pà và Sùng Thị Du (5 tuổi, sinh đôi) và 2 cháu: Sùng Thị Sùng (5 tuổi), Sùng A Cháng (4 tuổi).

Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.

Mới 11 tuổi, nhưng em Sùng Thị Dợ (áo hồng) đã phải vừa học vừa lo chăm sóc 5 em nhỏ.


“Em lớn nhất nên phải chăm nuôi các em, các cháu. Bố mẹ em với anh chị giao cho em nuôi các em, các cháu để gắng học lấy con chữ khỏi phải đi làm nương. Xa nhà nên mấy chị em phải tự chăm nuôi lấy nhau”, em Dợ chia sẻ.

Hàng ngày, ngoài giờ lên lớp Dợ phải làm tất cả các công việc như đi chợ, nấu cơm, rửa bát, giặt quần áo, tắm rửa cho các em và các cháu. Mỗi ngày, Dợ phải thức dậy rất sớm để lo làm những việc cần thiết như giặt quần áo, đi lấy nước, đánh thức các em dậy để chuẩn bị lên lớp. Sau đó, Dợ lại bắt đầu đi chợ, mua con cá, mớ rau hay đi hái rau rừng về lo nấu cơm bữa cơm trưa. Buổi chiều, em lên lớp học rồi lại lo về để chuẩn bị buổi chiều cho các em.

 Một mình phải vất vả lo cho các em, các cháu công việc tưởng chừng như rất khó khăn này giờ đã trở thành quen thuộc đối với Dợ. Mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay được nghỉ học ở nhà Dợ lại mang sách vở ra để dạy cho các em các cháu lo học chữ. 11 tuổi Dợ đã phải đảm nhiệm hết tất cả công việc của một người mẹ, người chị, rồi cả việc làm cô giáo dạy chữ cho các em của mình.

Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.

Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.

Đi học xa nhà nên Dợ được nhà trường sắp sếp cho chỗ ở trong khu kí túc xá của trường nhưng vì phải lo cho các em, các cháu nên Dợ phải ra ở lều thường xuyên để tiện cho việc chăm sóc các em các cháu. Nhà cách xa trường nên lâu lâu mấy chị em, cô cháu mới được về thăm nhà một lần. Bình thường thì tháng được về hai lần nhưng cũng có khi cả tháng không được về nhà. Đường xa nếu muốn về nhà thì phải có người nhà xuống đón mới được về không thì phải ở lại lều.

Tháng nào không về được thì người nhà đem tiền và gạo xuống trường cho Dợ để có tiền chăm lo cho các em các cháu. Cuộc sống trọ học của cô học trò nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi gia đình không có nhiều tiền để cho em.

“Khi nào hết tiền mua thức ăn thì đi hái rau rừng về ăn. Gạo đủ ăn được chứ tiền thì chẳng có tháng nào đủ cả. Phải đi chợ mua rau, mua muối, mua nhiều thứ lắm, rồi cả tiền để mua bút sách vở nữa. Hết tiền thì chị em chỉ ăn cơm không với muối thôi”, Dợ cho biết.

Không chỉ chăm lo tốt cho các em mà Dợ cũng chăm ngoan và học giỏi. Hiện Dợ là lớp trưởng của lớp 6A. Theo như lời của thầy giáo Hoàng Trọng An, chủ nhiệm lớp 6A Trường THCS Mường Lý nhận xét thì trong số 44 học sinh của lớp thì Dợ rất nhanh nhẹn, cần cù chăm chỉ siêng năng.

“Em Dợ là một học sinh chăm ngoan học tốt, dù phải chăm lo cho các em ngoài giờ lên lớp nhưng em Dợ vẫn luôn cố gắng vươn lên. Trong lớp Dợ học không thua kém so với các em khác. Đặc biệt, em Dợ có sự nhanh nhẹn trong tiếp thu bài học và học hơn các học sinh khác trong môn Toán và Tiếng Anh”, thầy An chia sẻ.

Công việc hàng ngày của Dợ là lấy nước, đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo, tắm rửa… cho 5 em nhỏ.

Mỗi khi có thời gian rảnh rỗi, Dợ lại mang sách vở ra học bài và dạy chữ cho các em các cháu trong túp lều.

Thầy An cho biết thêm: “Mới đây em Dợ được nhận học bổng Để em không phải bỏ học với số tiền hơn 2 triệu đồng. Số tiền này đã khích lệ cho em Dợ rất nhiều, nhận được số tiền trên em Dợ rất vui mừng và đã để dành tiết kiệm phục vụ cho công việc học tập của mình. Mỗi tháng mỗi tuần chỉ lấy một ít để trang trải cho việc học tập”.

 Thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý nhận xét: “Trường hợp như em Dợ là vô cùng đặc biệt và là học sinh duy nhất ở đây. Mới 11 tuổi phải trọ học xa nhà nhưng một mình phải nuôi 5 em nhỏ, ở trong lều tranh vách nứa. Ngoài việc phải lo học tập cho mình, em Dợ còn phải đảm nhiệm công việc chăm sóc, lo lắng cho các em. Nhà trường cũng dành cho em sự qua tâm đặc biệt, mỗi khi có sự giúp đỡ gì đều dành hỗ trợ cho trường hợp em Dợ”.

Thái Bá - Duy Tuyên (Dân trí)





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.