TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Người xin trợ cấp cho cán bộ khuyến học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Người xin trợ cấp cho cán bộ khuyến học
01.2010

Xem hình
Ông Nguyễn Văn Hanh, Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM trao quà cho ông Phạm Thanh Phong
Đó là chú Ba Phong, cựu Bí thư tỉnh ủy Long An và hiện là Chủ tịch hội Khuyến học tỉnh Long An. Chú Ba Phong đã quyết tâm xin được trợ cấp theo kiểu biên chế nhà nước cho cán bộ khuyến học từ cấp tỉnh cho đến huyện, xã ở tỉnh Long An.

Chú Ba Phong, tên thật là Phạm Thanh Phong, làm Bí thư tỉnh ủy Long An từ năm 1993. Năm 1999, ông ra Hà Nội làm nhiệm vụ trong Ban chỉnh đốn Đảng, Ủy viên TW Đảng. Năm 2003, ông về hưu, trở thành hội viên danh dự của Hội Khuyến học tỉnh Long An. Cuối năm 2008, ông làm Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Long An và là thành viên Ban chấp hành Hội Khuyến học Việt Nam.

Kể từ khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh Long An, chú Ba Phong quyết định sẽ đi thật nhiều, đi để kiểm tra, để hiểu hơn hoạt động khuyến học của tỉnh nhà. Những lần đi thực tế đã làm chú Ba thấy đời sống của người làm khuyến học còn khó khăn lắm nhưng họ rất hăng hái làm công việc xã hội.

Có lần chú Ba xuống huyện Thủ Thừa thì mới biết Hội Khuyến học huyện được nhận 1 triệu đồng. Trong đó chi cho ông chủ tịch hội 700 ngàn đồng để sinh hoạt trong một tháng, còn lại 300 ngàn đồng dùng vào việc giấy tờ. Thế nhưng trong 300 ngàn đó, Hội Khuyến học cũng trích lại 10% để làm tiết kiệm cho hoạt động khuyến học. Chú Ba Phong tính: “Với 300 ngàn đồng đó, chỉ việc gọi điện thoại, in giấy mời là không đủ”.

Rồi có một ông chủ tịch Hội Khuyến học huyện đạp xe đi cọc cạch lên Sở Tài chính để xin trợ cấp cho 100 ngàn đồng nhưng cũng bị từ chối vì không ó hướng dẫn chi. Chú Ba Phong biết chuyện mới rầy: “Tụi bây sao ác quá trời. Người ta làm công việc xã hội có lợi cho bao nhiêu người mà 100 ngàn đồng cũng không chi là sao”. Vậy là từ đó, chú Ba Phong tìm cách tác động với UBND tỉnh để có tiền trợ cấp cho những người làm khuyến học.

Việc xin trợ cấp cho những người làm trong các hội xã hội không phải là chuyện đơn giản, bởi vì đó là các hội tự nguyện. Ở tỉnh Long An, cứ khoảng 1 quý hay 6 tháng gì đó, UBND tỉnh lại trợ cấp khoảng 50-70 triệu đồng cho hoạt động khuyến học. Từ số tiền này, chú Ba Phong hỗ trợ một ít tiền xăng xe cho cán bộ khuyến học ở cấp tỉnh. Mỗi người được chia đều 800.000 đồng/tháng. Còn cán bộ cấp huyện như đã nói ở trên thì mỗi nơi mỗi khác nhưng cũng đều ít ỏi như nhau. Chú Ba Phong suy nghĩ: Hội Khuyến học làm gì cũng vì sự học của xã hội, chứ đâu có vì lợi ích của mỗi người. Phải có trợ cấp theo kiểu biên chế thì hoạt động hội mới tốt lên được.

Từ ý nghĩ này, chú Ba Phong đưa ra ý kiến với Tỉnh ủy và được chấp nhận. Sau đó, Sở Nội vụ và Sở Tài chánh mời Hội Khuyến học, Ban Tuyên giáo họp mặt để quyết các mức trợ cấp. Chú Ba Phong đề nghị cấp trợ cấp cho 5 cán bộ cho Hội Khuyến học tỉnh nhưng chỉ được đồng ý cho 3 người. Chú Ba tuyên bố nếu vậy thì chú nhường lại số tiền trợ cấp của chú cho 2 suất bị cắt bỏ. Chú Ba cũng đề nghị rằng ở Hội Khuyến học huyện phải có 3 người, bởi vì nếu chỉ có 2 người là chủ tịch và phó chủ tịch thì ai sẽ giữ tiền, nghe điện thoại, lập công văn…Vậy là Sở Tài chính chấp nhận đề nghị của chú Ba.

Sự quyết liệt của chú Ba Phong đã giúp cho những người làm khuyến học các cấp của tỉnh Long An có được một số tiền trợ cấp nho nhỏ. Theo đó, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh nhận được 1.600.000 đồng/tháng; phó chủ tịch hội được nhận 1.400.000 đồng/tháng; chánh văn phòng, thư kí và thủ quỹ nhận 1.150.000 đồng/tháng. Còn ở cấp huyện, chủ tịch hội được nhận 1.150.000 đồng/tháng, phó chủ tịch 1 triệu đồng/tháng, thư kí 730.000 đồng/tháng; cán bộ khuyến học cấp cơ sở (phường, xã) nhận 730.000 đồng/tháng.

Bí quyết của chú Ba Phong có lẽ nằm ở phương châm: “Phải kéo những Tỉnh ủy viên về hưu vào hội khuyến học”. Chính vì những Bí thư tỉnh ủy, Phó bí thư tỉnh ủy nằm trong Ban chấp hành của Hội Khuyến học ở tỉnh, ở huyện, ở phường xã mà tiếng nói của những người làm khuyến học ở Long An càng có sức vang xa và tác động mạnh mẽ.

Bài và ảnh: Hiếu Hiền



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.191 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.