TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Gia Lai: Chuyện “cổ tích” ở Kly Phun
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Gia Lai: Chuyện “cổ tích” ở Kly Phun
12.2009

Xem hình
Cô H’Dup đang đóng lại bàn ghế
Chúng tôi tìm đến lớp học của cô giáo Kpăh H’Dup, làng Kly Phun, thị trấn Nhơn Hoà, huyện Chư Sê, Gia Lai khi trời còn se lạnh. Ngày cuối tuần, nên lớp học vắng tanh, chỉ có vài đứa trẻ không theo cha mẹ lên rẫy ngồi đùa nghịch trên chiếc xích đu đặt cạnh lớp học.

Trong căn phòng chưa đầy 30 m2, cô H’Dúp đang loay hoay đóng lại những chiếc ghế hỏng, để ngày mai các em có chổ ngồi vững chắc. Khi biết chúng tôi đến tìm hiểu về việc cô hiến đất, vay tiền để xây lớp học này, cô chỉ cười hiền… “bình thường thôi, có gì đâu mà”…

“Không thể để các em thiệt thòi mãi được!”

“Tôi sinh ra trong ngôi làng này, nên tôi hiểu những thiệt thòi của trẻ em nơi đây. Thời chúng tôi, do không được học mẫu giáo, nên khi bước vào lớp một gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp thu bài giảng, chán nản rồi bỏ học. Từ lâu, tôi đã nghĩ phải làm một điều gì đó, không thể để các em thiệt thòi mãi được! vì vậy, tôi xin mở lớp học ngay tại làng mình để dạy những con chữ đầu tiên cho các em…” đó là lời tâm sự của cô H’Dup về việc mình hiến đất, vay tiền xây trường mẫu giáo để dạy trẻ em trong làng Kly Phun.

Năm 1976, sau khi tốt nghiệp trường trung học Sư Phạm Gia Lai-Kon Tum (cũ), cô H’Dup được phân về giảng dạy ở điểm trường làng Kly Phun (thuộc trường Mẫu giáo Hoạ Mi, huyện Chư Sê, Gia Lai). Những ngày đầu, lớp của cô là một căn phòng nhỏ làm bằng tranh tre, nứa lá nằm trong trường Tiểu học Lê Hồng Phong thiếu thốn đủ bề từ bàn ghế đến đồ dùng học tập… Sau giờ dạy học, cô đã tự mày mò thiết kế lại tất cả bàn ghế sao cho phù hợp với học sinh mẫu giáo và làm đồ dùng cho các em học. Nhưng bao công sức của cô đều bị các trò nghịch ngợm của những học sinh tiểu học phá hỏng vì lớp học không cửa nẻo gì cả, cũng không có ai canh giữ nên chẳng mấy chóc lớp học lại trở về như cũ. Các em nhỏ đến đây học không có sân chơi, lại thường xuyên bị các học sinh lớp trên bắt nạt, chán nản, lo sợ rồi bỏ học theo cha mẹ lên nương, rẫy.

Thời gian trôi qua, tình hình vẫn không có gì thay đổi khi trẻ em trong làng Kly Phun đi học ngày càng thưa dần, dù cô H’Dup đã đến từng nhà để vận động các em đến trường. Lòng cô như thắt lại, khi thấy năm này, qua năm khác trẻ em làng mình vẫn vạ vật trong những góc nhà, lấm lem bùn đất và khi lớn lên cũng chỉ quanh quẩn ở trong làng vắt kiệt mồ hôi trên nương, rẫy. Từ đó, H’Dúp nảy ra ý định, tách lớp học của mình ra cho các em có điều kiện tốt nhất để học tập, những ngày nghỉ học cũng có nơi để vui chơi. Nhưng đất đâu để xây trường khi quỹ đất của làng không có, rồi chuyện kinh phí để xây dựng trường phải lấy từ đâu…?

Hiến đất, vay vốn để xây trường

Sau bao năm trăn trở, năm 2004 cô H’Dup đã bàn với chồng vay 10 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho giáo viên (trừ vào lương) và lấy chính một phần đất trên mảnh vườn chưa đến 2 sào của mình để xây trường cho trẻ em trong làng được đi học. Số tiền ít ỏi ấy cũng chỉ đủ làm phần móng. Láng nền và mua tôn, ván gỗ để dựng lên lớp học đơn sơ và một ít đồ dùng học tập. Cô phải xin những bộ bàn ghế cũ của trường rồi về thiết kế lại, nhưng với cô H’Dup có được lớp học như thế cũng đã thấy lòng mình thanh thản.

Lớp học đã có, cô lại đi đến từng nhà vận động phụ huynh cho các em đến trường, ban đầu dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng chỉ một thời gian ngắn, 100% trẻ em trong làng đến tuổi vào mẫu giáo đều đến lớp học và 5 năm nay, các em vẫn đến trường đều đặn. Cô Kpăh H’Dup tâm sự: “Bây giờ, tôi rất vui vì trẻ em làng mình đều đã đến lớp, các em cũng đựơc hưởng những điều kiện tốt không hề thua kém các trường ở nơi khác. Nên các em rất chăm đi học dù nắng hay mưa, chỉ trừ khi đau ốm…”.

Số nợ 10 triệu đồng cô cũng vừa trả xong, nhưng với lớp học của cô vẫn còn rất nhiều khó khăn. Hàng tháng cô phải bỏ hơn 200.000 đồng từ tiền lương của mình để mua thêm đồ dùng học tập, đồ chơi, sách vở… và gia cố lại lớp học cho các em, nhưng chưa bao giờ cô nhận sự đóng góp của phụ huynh, vì với cô: “Hơn 30 năm trăn trở, cuối cùng ước mơ cũng đã thành sự thật, bao lớp học trò giờ thành đạt trở về thăm là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi. Mình sinh ra từ ngôi làng này, được đem công sức của mình để làm những điều có ích cho dân làng là tôi đã mãn nguyện rồi. Còn ở đây, gia đình nào cũng nghèo, phải đi làm thuê quanh năm thì lấy tiền đâu mà đóng góp…”. Bây giờ niềm trăn trở duy nhất của cô là có thêm tiền để xây dựng một lớp học khang trang hơn và mua thêm đồ dùng cho các em học tập, vì nhu cầu học tập của trẻ em nơi đây ngày càng tăng lên, lớp học lại chật hẹp và sau bao năm mưa nắng lớp học cũng đã xuống cấp nhiều.

Trước lúc chia tay, cô H’Dup vẫn không quên nói lại với chúng tôi “bình thường thôi, có gì đâu mà”. Chúng tôi hiểu, với cô để trẻ em trong làng bay xa hơn với những ước mơ từ bài giảng, từ con chữ đầu tiên là niềm hạnh phúc ấp ủ bấy lâu, còn những điều cô đã làm chỉ bình thường như điều vốn có của những người đứng trên bục giảng. Nhưng chính những điều tưởng chừng như bình thường ấy đã làm nên một câu chuyện “cổ tích” ở làng Kly Phun.

Lê Anh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.180 giây. Số lần truy cập CSDL: 10
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.