TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Nghệ An: Thầy giáo người Đan Lai hết mình vì khuyến học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 05.2024
Nghệ An: Thầy giáo người Đan Lai hết mình vì khuyến học
04.2009

Xem hình
Vượt qua trên 120 Km từ Vinh lên huyện lỵ Con Cuông, theo đường quốc lộ số 7, thêm vài chục cây số nữa qua khe Lội, khe Choang nơi vùng cao của Nghệ An. Các cán bộ Hội Khuyến học tỉnh, đến thăm Hội Khuyến học xã Châu Khê và thăm một cán bộ Hội Khuyến học tiêu biểu đó là Nhà giáo ưu tú La Văn Bốn, nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học xã.

Ông sinh năm 1939, tại Mường Chát, nơi tận cùng biên cương xứ Nghệ. Đó là nôi của người Đan Lai dân tộc Thổ, thuộc Bản Bu, xã Châu Khê, huyện Con Cuông. Nơi đó thuộc sơn cùng thuỷ hiểm, núi non trùng điệp, ít có bóng người lui tới, cách thị trấn huyện Con Cuông trên 90 km về phía tây tiếp giáp với nước bạn Lào anh em.

Thầy thuộc thế hệ trưởng thành sau cách mạng Tháng tám, nhờ giác ngộ cách mạng sớm, vừa có chí tiến thủ, lại hay lam hay làm và rất sáng dạ, nên chẳng bao lâu ông đã được lãnh đạo huyện hết sức quan tâm. Để tăng cường cán bộ cho các huyện miền núi, năm 1953 ông được tỉnh cử đi học trường Bổ túc Văn hoá tỉnh, rồi sau đó ông trở thành sinh viên của trường Dân tộc Nội trú Trung ương (1955-1957). Tốt nghiệp ra trường ông về công tác giảng dạy tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. Do phấn đấu tốt, tháng 2 năm 1960 Thầy được kết nạp vào Đảng. Một vinh dự lớn năm 1962-1964 Thầy được Tỉnh uỷ cử đi học trường Nguyễn Aí Quốc tại Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường Thầy được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng trường Sư phạm Miền núi Nghệ An cho đến năm 1979 và sau đó Thầy được cử về làm Phó phòng giáo dục huyện Con Cuông cho đến ngày nghỉ hưu.

Dù ở bất cứ vị trí công tác nào, bất cứ ở đâu, Thầy cũng luôn đưa hết tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp, cũng như đạo đức người giáo viên nhân dân để chăm lo cho sự nghiệp trồng người. Biết bao thế hệ học sinh, sinh viên lớn lên trưởng thành, nhờ bàn tay dìu dắt của Thầy. Cho dù có đi đâu, làm gì họ cũng không quên được niềm hạnh phúc là học sinh của Thầy, hết sức mực thước, thuỷ chung, luôn trọn tình vẹn nghĩa với mọi người, lại giàu lòng vị tha khiến ai ai cũng kính nể. Nhiều năm Thầy giữ cương vị lãnh đạo ở các trường và Phòng giáo dục, dù vợ con thiếu thốn trăm bề, song Thầy chẵng mảy may tính toán một chút danh lợi cho gia đình cũng như họ hàng. Sống ở đâu Thầy cũng hết sức trung thực, cầu thị khiêm tốn và giản dị hiền lành như hoa cỏ miền Trà Lân, Con Cuông quê hương tôi.

Cuối năm 1987, trước lúc nghỉ hưu Thầy được lãnh đạo huyện gợi ý: Huyện sẽ cấp cho Thầy một suất đất ở thị trấn và hỗ trợ một ít vật liệu để Thầy xây nhà cho đỡ vất vả. Vừa nghe dứt câu Thầy mỉm cười và từ chối đây đẩy: "chuyện đó mình cảm ơn lãnh đạo huyện thôi, hộ khẩu mình có ở thị trấn đâu mà nhận đất, với lại nhà mái bằng thì nóng lắm không chịu được đâu, chuyện nữa người Đan Lai mình còn khổ nhiều, mình ở thế sao đành. Thôi các "ông" cho mình về sống với đồng bào tốt hơn". Sau hơn 30 năm công tác trong ngành giáo dục, đầu năm 1988 Thầy được nghỉ hưu về sống tại quê nhà. Cầm cuốn sổ hưu chưa ráo mực, Thầy tham gia làm Hội trưởng hội Phụ huynh trường Tiểu học 2 xã Châu Khê (hơn 10 năm), rồi ba năm nay làm Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học xã chẵng một đồng phụ cấp nào, nhưng hết mực lo toan cho công việc, được các cấp, các ngành đánh giá cao.

Nói sao hết nỗi gian truân của trường vùng cao biên giới thiếu thầy, thiếu trò, thiếu cả trường lớp, trăm thứ thiếu...Nhưng bằng kinh nghiệm quý báu và đức độ của mình, Thầy đã tham mưu đắc lực cho Đảng uỷ, Uỷ ban, ngành giáo dục, đầu tư xây dựng trường, lớp, bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên. Đích thân Thầy đến từng cơ quan, xí nghiệp trên địa bàn tranh thủ sự ủng hộ cho trường để thầy, trò đỡ vất vả, đó là chưa kể Thầy miệt mài sớm khuya, đến từng ngọn khe, vượt từng con dốc núi để vận động các cháu tới trường. Nhớ năm nào Châu Khê từ một xã yếu kém trong công tác giáo dục, nay đã trở thành một điển hình tiêu biểu của huyện Con Cuông trong công tác giáo dục đào tạo, trong đó công đóng góp không nhỏ của Thầy, Thầy thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà giáo ưu tú mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng !

Thầy chẵng những lo cái chữ cho đồng bào, bày lời hay, lẽ phải cư xử với cộng đồng và bằng sự gương mẫu của mình để chăm lo khuyến học khuyến tài. Thầy vận động cán bộ đảng viên thực hiện các chủ trương đường lối của đảng về công tác khuyến học như Chỉ thị 50 của Bộ Chính trị khoá VIII, Chỉ thị 29 của Thủ tướng Chính phủ, quyết định 112 của Chính phủ; thông tri 19 của Ban thường vụ tỉnh uỷ, Chỉ thị 22 của UBND tỉnh .v.v. vận động nhân dân tham gia Hội viên Hội Khuyến học Việt Nam; chỉ đạo giúp đỡ các chi hội xóm, bản phát động các phong trào thi đua khuyến học như xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ khuyến học .v.v. Gắn các phong trào khuyến học trong cuộc vận động Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá tại cộng đồng dân cư; vận động nhân dân, các nhà hảo tâm góp quỹ khuyến học đểlàm học bổng cho học sinh nghèo, để thưởng cho học sinh giỏi .v.v. Thầy tâm sự cùng chúng tôi: " làm khuyến học không dễ, nhờ Hội Khuyến học tỉnh về tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Hội, để cán bộ chúng tôi ở vùng cao biết cách làm khyến học. Thời kỳ đầu quả là chưa biết làm, chỉ thu quỹ khuyến học để phát thưởng, nay chúng tôi biết làm nhiều việc rồi. Làm khuyến học ở miền núi chính là góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, để xoá đói giảm nghèo, để cho đồng bào ta giàu lên nhờ sự học". Khi nói về mình Thầy khiêm tốn: "Mình có làm được gì đâu, tất cả do bà con làm và tín nhiệm đấy thôi" !

Bước sang tuổi 70 nhưng Thầy còn khoẻ lắm, da dẻ hồng hào, trí tuệ minh mẫn. Có niềm vui, của ngon vật lạ gì Thầy đều chia hết cho con cháu, bạn bè và cho đồng bào. Với Thầy thời gian quý hơn vàng, nên chẵng mấy khi công việc rời tay. Lao động hăng say, đem điều lành đến với mọi người là niềm hạnh phúc lớn của Thầy là được làm khuyến học, ông bộc bạch: Mình nghỉ hưu chứ đâu có nghỉ việc.

Hạnh phúc cho quê hương cũng như thế hệ chúng tôi có một người thầy mà trong đó chứa đựng phẩm chất 3T (tự nguyện, tâm huyết, trí tuệ) của một người cán bộ khuyến học cơ sở, suốt cả cuộc đời mang nặng bầu nhiệt huyết cho công tác khuyến học, cho công cuộc xây dựng xã hội học tập trên quê hương vùng cao ./.

Nguyễn Thanh Bình
(BT Đảng uỷ xã Châu Khê, Con Cuông, Nghệ An)

(Theo hkh Nghệ An)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.186 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.