TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Gặp những người dạy chữ ở Mường Hoong
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Gặp những người dạy chữ ở Mường Hoong
03.2009

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Chỉ một vài cơn mưa nguồn tầm tã trên núi Ngọk Linh là cả dòng sông Đăk Mỹ cuồn cuộn, đỏ ngầu...

Phía bên trên dòng sông, con đường độc đạo chạy ngoằn ngoèo vào các xã: Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọk Linh của huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) dài gần 60 km mùa này đất đá sạt lở, lầy lội. Thế nhưng, với nguyện vọng được gặp những người dạy chữ ở xã Mường Hoong nằm dưới chân núi Ngọk Linh, nên lãnh đạo huyện Đăk Glei đã ưu ái dành cho chúng tôi một chuyến xe.

Sau hơn 2 tiếng đồng hồ vật lộn với đường trơn, ổ gà, ổ voi ê ẩm cả người, “chuyến xe bão táp” đã đưa chúng tôi đến được với xã Mường Hoong. Điểm dừng chân đầu tiên chúng tôi “đột nhập” vào khu tập thể giáo viên Trường Tiểu học xã Mường Hoong. Lúc này, tập thể giáo viên đang trong giờ nghỉ trưa. Nhưng khi được tin đoàn nhà báo đến thăm và tìm hiểu về đời sống của các thầy cô giáo ở vùng sâu thì các thầy cô niềm nở đón tiếp.

Thầy Hiệu trưởng Vũ Trung Dũng cho biết: Năm học này, toàn trường có 27 lớp, với 436 học sinh, được “biên chế” học ở 16 làng, với 8 điểm trường, 100% học sinh là đồng bào dân tộc Xơ-đăng. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, toàn trường đã có 64% số học sinh có học lực từ trung bình trở lên. Trường có 6 phòng học kiên cố, 8 phòng bán kiên cố bằng gỗ lợp tôn, 3 phòng xây cấp 4, 1 phòng mượn nhà dân và 5 phòng học tạm bằng tranh, tre, nứa lá. Khổ nhất là giáo viên dạy học tại các làng. Trường lớp học sinh cũng như nhà ở của giáo viên được người dân làm tạm bằng tranh, tre. Khi trời mưa, phần lớn học sinh phải nghỉ học, do nhà dột, rét đậm, nên học sinh đi học dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồ dùng dạy học cho học sinh thì chỉ đủ cho một số điểm trường chính, còn các trường lẻ thì bị thiếu trầm trọng. Toàn trường vẫn còn 7 lớp ghép ở các thôn, học sinh phải ngồi học đối lưng nhau.

Thầy Dũng cho biết thêm: Nhà trường hiện có 32 cán bộ, giáo viên; trong đó có 13 giáo viên người dân tộc thiểu số ở phía Bắc vào dạy học. Lâu nhất là vợ chồng thầy giáo Bùi Xuân Hạnh, người gốc Quảng Bình và cô giáo Phạm Thị Huệ người gốc Thanh Hóa đã vào công tác và lập nghiệp tại Mường Hoong từ năm 1994 đến nay. Có 3 cô giáo: Nguyễn Thị Vinh, Đinh Thị Huyền và Đỗ Thị Mừng gia đình ở thị xã Kon Tum và đã có 1 con, nhưng do ở xã Mường Hoong không có nhà trẻ, nên các cô đã gửi con về nhờ bà ngoại nuôi. Riêng thầy giáo Bùi Như Hiếu, sinh năm 1972, người gốc Hải Dương vào Mường Hoong năm 1997 và đã có 10 năm ở lại Mường Hoong cùng với vợ là cô giáo Phạm Thị Quyên, người cùng quê, năm nay 27 tuổi. Với bao kỷ niệm buồn vui của nghề “cõng chữ lên ngàn”, nhưng tình yêu của họ vẫn thủy chung như loài hoa cúc quỳ giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Mặc dù xa xôi cách trở, nhưng các thầy cô giáo vẫn bám trường, bám lớp, nguyện đem cái chữ đến cho các em dân tộc Xơ-đăng dưới chân núi Ngọk Linh, để sau này các em có cơ hội đổi đời.

Đặc biệt, các làng như: Đăk Bối, Tu Chiêu, Tu Răng... cách trung tâm xã Mường Hoong 8 km, các thầy cô giáo thường xuyên ở lại bám làng với phương châm “cùng ăn, cùng ở, cùng dạy học trò”. Nhờ sự tận tụy đó, học trò ở đây cũng không phụ công lao dạy dỗ của các thầy cô. Em A Líu, học sinh lớp 4, mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện ở với bà tại thôn Đăk Bẻ, học rất tiến bộ. Em A Nguồn ở thôn Đăk Bối, học sinh lớp 5, mồ côi cả cha lẫn mẹ, hiện được dân làng đùm bọc, học rất sáng dạ... Còn biết bao học sinh nghèo ở xã Mường Hoong chăm ngoan, học giỏi và luôn nhớ đến công lao của các thầy cô đã dạy dỗ các em nên người.

Chia tay những “kỹ sư tâm hồn” dưới chân núi Ngọk Linh, chúng tôi chỉ biết siết chặt bàn tay nhắn gửi sự sẻ chia tự đáy lòng mình với những người “cõng chữ lên ngàn”, vì tương lai của trẻ thơ vùng sâu, vùng xa mà ở lại chịu nhiều vất vả, thiệt thòi...

Trần Văn Phúc

(Theo www.kontum.gov.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.170 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.