TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Trung tâm học tập cộng đồng | Phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Trung tâm học tập cộng đồng 04.2024
Phát triển hệ thống trung tâm học tập cộng đồng
02.2009

Xem hình
Một buổi học tại Trung tâm học tập cộng đồng quận Ba Đình (Hà Nội).
Hiện nay trên cả nước, các trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCÐ) có vai trò thiết thực giúp mọi người được học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời. Bên cạnh đó, TTHTCÐ còn là nơi trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng.

Hiệu quả thiết thực

Hoạt động của TTHTCÐ nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, xóa mù chữ, sau xóa mù chữ, bổ túc văn hóa, các lớp tập huấn chuyển giao KHKT, các lớp chuyên đề, các buổi thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề khác nhau như: Sản xuất, sức khỏe dinh dưỡng, chủ trương, đường lối của Ðảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Các TTHTCÐ còn tạo cơ hội học tập suốt đời cho những đối tượng chịu nhiều thiệt thòi như: Phụ nữ, trẻ em gái, người nghèo, người dân tộc thiểu số, tiến tới hình thành một xã hội học tập.

Ðến nay, ở khắp các tỉnh, thành phố, các trung tâm này trở thành địa điểm học tập, huấn luyện, thư viện hay một trung tâm đọc sách của người dân. Những năm qua, việc phát triển các TTHTCÐ nhận được sự hưởng ứng và tham gia tích cực của các ngành và đông đảo nhân dân. Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Ðào tạo) Nguyễn Thị Thu Huyền cho biết: Giai đoạn từ năm 2007 về trước, mặc dù chưa có quy chế cụ thể về tổ chức hoạt động của TTHTCÐ, nhưng với vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội học tập, nhiều địa phương có sự kết hợp giữa các ngành, nhằm tạo ra những quy chế tạm thời để xây dựng, phát triển các TTHTCÐ ở xã, phường, thị trấn.

Từ đầu năm 2008, khi quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCÐ xã, phường, thị trấn ra đời, việc phát triển các TTHTCÐ ngày càng phát triển. Nhiều giải pháp trong xây dựng TTHTCÐ được các địa phương triển khai rộng rãi, đạt kết quả cao.

Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo Hải Dương Hoàng Văn Ðoạt, việc xây dựng các TTHTCÐ được tỉnh triển khai từ khá sớm bằng Chỉ thị 10CT/TU năm 2001 về xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Từ đó, ngành giáo dục và đào tạo Hải Dương kết hợp với các ban, ngành địa phương thúc đẩy sự ra đời và phát triển mạnh của các TTHTCÐ. Từ 13 TTHTCÐ thí điểm ở huyện Kinh Môn, đến đầu năm 2005, Hải Dương có 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCÐ. Chỉ tính riêng trong năm học 2007-2008, các TTHTCÐ của tỉnh mở hàng trăm lớp học với các chuyên đề khác nhau cho hơn 306 nghìn lượt người tham dự.

Tại tỉnh Ðồng Tháp, bằng nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo cơ chế và khuyến khích hoạt động cho nên hằng năm, các TTHTCÐ đã tổ chức nhiều lớp học dưới nhiều hình thức khác nhau, với khoảng 365 nghìn lượt người tham gia học tập. Trong đó, 20% số TTHTCÐ hoạt động khá hiệu quả, 50% số TTHTCÐ hoạt động trung bình. Cùng với Hải Dương và Ðồng Tháp, tỉnh Ðồng Nai xác định rõ vai trò của các TTHTCÐ và trong ba năm gần đây, đầu tư hơn 13 tỷ 200 triệu đồng hỗ trợ kinh phí để các TTHTCÐ sửa chữa, mua sắm thiết bị phục vụ công tác học tập, phổ biến kiến thức và hỗ trợ chi hoạt động thường xuyên.

Ngoài ra, mỗi TTHTCÐ mới thành lập còn được hỗ trợ 30 triệu đồng... Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hợp nhất các trung tâm văn hóa và TTHTCÐ thành trung tâm văn hóa - học tập cộng đồng. Mỗi trung tâm được cấp bình quân từ 500 m2 đến 5.000 m2 đất để xây dựng nhà làm việc, hội trường...

Ðến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 52% số TTHTCÐ xây dựng được trụ sở riêng. Bên cạnh đó, một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nam Ðịnh... cũng có giải pháp hỗ trợ kinh phí từ 10 đến 20 triệu đồng cho các TTHTCÐ mỗi năm.

Với vai trò thiết thực trong xây dựng xã hội học tập và được sự hưởng ứng của các cấp ủy Ðảng, chính quyền địa phương, mạng lưới TTHTCÐ phát triển khá nhanh, từ 4.783 trung tâm (năm 2005) đến tháng 8-2008, cả nước đã thành lập hơn chín nghìn TTHTCÐ, chiếm 81,93% số xã, phường, thị trấn có TTHTCÐ, mở ra cơ hội trao đổi, học tập, tìm hiểu kiến thức cho hàng triệu lượt người.

Trong đó, có 24/64 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ 100% số xã, phường, thị trấn có TTHTCÐ; 28/64 tỉnh, thành phố có hơn 80% trở lên số xã, phường, thị trấn có TTHTCÐ. Các tỉnh phía bắc, nhất là đồng bằng sông Hồng phát triển sớm và mạnh. Các TTHTCÐ được thành lập phát huy vai trò tích cực trong việc củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học cho nhiều người dân...

Ngoài ra, các TTHTCÐ còn là nơi người dân được nghe, thông báo tình hình thời sự, chính trị, xã hội; trao đổi ý kiến, phổ biến các chế độ, chính sách của Ðảng, Nhà nước và là nơi để cấp ủy, chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Theo đánh giá của các địa phương, phần lớn các TTHTCÐ được thành lập còn góp phần giúp người lao động biết cách xóa đói, giảm nghèo, thông qua việc truyền nghề và dạy nghề. Ở nhiều xã, phường, thị trấn, TTHTCÐ trở thành nơi phổ biến và hướng dẫn nông dân ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức, kỹ năng mới vào sản xuất, gieo trồng, cách phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi...

Làm gì để phát huy hiệu quả các TTHTCÐ?

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo, để các TTHTCÐ phát triển và hoạt động hiệu quả thì chủ trương xây dựng và phát triển TTHTCÐ phải trở thành chính sách quốc gia và được thể chế hóa thành văn bản của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Các cấp ủy Ðảng, chính quyền cơ sở đóng vai trò quyết định đến chủ trương đầu tư xây dựng và phát triển cũng như chất lượng và hiệu quả hoạt động của các TTHTCÐ. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, thường xuyên giữa các ngành, đoàn thể, các tổ chức, thông qua việc ký các chương trình, kế hoạch phối hợp cụ thể.

Thí dụ: giữa ngành giáo dục và đào tạo với Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Ðoàn Thanh niên, Tổng Liên đoàn Lao động... Các chuyên gia về giáo dục và xã hội học thì cho rằng cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TTHTCÐ từ tỉnh đến huyện và xã, phường về nghiệp vụ quản lý và tổ chức hoạt động của TTHTCÐ. Kể cả việc tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực, với sự giới thiệu và trợ giúp của UNESCO.

Từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý các TTHTCÐ trên phạm vi cả nước thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông. Xây dựng chế độ, chính sách đối với học viên, giáo viên, cộng tác viên và cán bộ quản lý các TTHTCÐ, nhất là đối với những vùng khó khăn, các đối tượng bị thiệt thòi. Ða dạng hóa các hình thức học tập với thời gian học tập linh hoạt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Thực hiện phương châm đưa lớp học về gần với người học và duy trì các hình thức linh hoạt trong học tập.

Mặt khác, trên cơ sở khoa học và thực tế học tập ở các TTHTCÐ, cần xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình chuyển giao, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Chương trình giáo dục đáp ứng nhu cầu của người học, cập nhật kiến thức kỹ năng, chuyển giao công nghệ... nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm và tự tạo việc làm, thích nghi với đời sống xã hội của người học.

Riêng với các tỉnh có tỷ lệ TTHTCÐ thấp, cần xây dựng kế hoạch cụ thể để phát triển, bảo đảm để các trung tâm này hoạt động lâu dài, đạt hiệu quả cao. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan, các tổ chức, cơ sở sản xuất, dịch vụ, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thành lập các cơ sở học tập, bồi dưỡng thường xuyên cho người lao động, nhất là đối với người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn. Tận dụng mọi khả năng, chất xám trong các cơ sở giáo dục chính quy và toàn xã hội để phát triển TTHTCÐ. Khuyến khích các nhà giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trên mọi lĩnh vực tham gia, nhằm phát triển bền vững và nhân rộng mô hình TTHTCÐ trên các địa bàn xã, phường, thị trấn trong cả nước nhằm thực hiện tốt các chương trình xóa mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ và các chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu mọi người học trong cộng đồng dân cư.

Bài và ảnh: Xuân Kỳ

BBT (Theo Nhandan ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.186 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.