TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Cô giáo của những học trò bất hạnh
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 04.2024
Cô giáo của những học trò bất hạnh
12.2008

Xem hình
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Giang đang dạy học sinh tập viết
Nỗ lực vượt lên chính số phận của mình để thực hiện ước mơ được đứng trên bục giảng, giờ đây cô đang mang “nhiệt huyết” của bản thân, những kiến thức của mình truyền cho những học trò bất hạnh niềm vui để từng ngày vượt qua nỗi đau, bệnh tật. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Giang, người đã gắn bó với lớp học tình thương ở xã Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) từ năm 2005 tới nay.

Giáo viên kiêm bảo mẫu

Cầm tay cậu học trò nhỏ, vừa uốn từng nét chữ tròn trịa, cô Giang vừa nói: “Đây là chữ cờ, Tùng đọc đi… con viết hai dòng tiếp theo là chữ cờ (C) rồi chuyển sang chữ hờ (H)”. Bước những bước đi cà nhắc về phía nhóm học sinh ở cuối lớp, cô Giang hỏi: “Em nào làm xong bài toán cô giao rồi?” Hai cánh tay tong teo, co rút đưa lên với những tiếng nói ngọng nghịu “em, em”- “Các em giỏi lắm ! Còn các bạn khác thì sao…? Cả lớp cùng hát theo cô nào: “Lớp chúng mình, rất rất vui…”.

Có cả những tiếng “hát” chỉ phát ra được những âm thanh “ậm ừ” khó nhọc của ba em cuối lớp. Tuy các em chỉ “hát” thành những thanh âm méo mó, tắc nghẹn, nhưng trong ánh mắt như thêm rạng ngời niềm vui và những cố gắng phi thưòng. Những hình ảnh quen thuộc tại giờ học ở lớp học tình thương xã Cổ Loa vẫn thường diễn ra đều đặn hàng ngày như vậy.

Điều khiến chúng tôi chú ý là không chỉ cô và trò đều là người khuyết tật mà lớp học này luôn được “ưu ái” dành riêng cho… hai tấm bảng đen. Giải đáp thắc mắc của chúng tôi, cô Giang tâm sự: “Chỉ có 16 em trong lớp thôi, nhưng trình độ không đồng đều nên phải chia thành những nhóm, tổ để dạy theo các chương trình khác nhau”. Một bảng, cô dùng giảng dạy chương trình lớp 3, 4; còn chiếc bảng kế bên lại dùng cho học sinh lớp 1, 2.

Dạy song song nhiều chương trình ngay trong cùng lớp học, vất vả chồng lên vất vả, cô Giang như con thoi, lê bước chân cà nhắc qua lại bảng đen. Cô cười: “Giáo viên trong giờ phải “chạy” nhiều rồi cũng quen, quên hết cả mệt”.

Ngoài trình độ ở các mức khác nhau, khả năng tiếp thu bài học sinh trong lớp học tình thương rất kém vì các em là những đứa trẻ bị thiểu năng trí tuệ, di chứng chất độc da cam…Với chương trình tiểu học, những học sinh “đặc biệt” không tiếp nhận được, học trước quên sau. “Vừa ra trường em về đây nhận lớp luôn, cũng bối rối lắm khi học sinh không hiểu nổi bài giảng” – cô Giang nói.

Những ngày đầu về nhận giảng dạy lớp học đặc biệt này cùng cô Giang còn có cô Dương Bích Liên. Cô Liên cho biết, hồi mới đứng trên bục giảng, ai cũng muốn dạy các em học sinh thông minh, tiếp thu bài nhanh. Nhưng “cô Giang tình nguyện dạy ở lớp học của trẻ khuyết tật, có lẽ vì một sự cảm thông sâu sắc giữa người đồng cảnh ngộ”. Cô Liên kể lại: “Nhiều hôm, cảm giác bất lực trước học sinh khiến chúng tôi không khỏi chán nản. Vừa cầm tay dạy các em viết chữ con trâu, bảo viết lại, các em lại ngơ ngác không biết viết thế nào. Nhiều lần, hai chị em nhìn nhau như muốn khóc....”.

Tuy vậy, mỗi ngày lên lớp, lòng yêu nghề, thương trẻ lại thêm chan chứa, tiếp thêm sức mạnh cho cô Giang vượt qua khó khăn ban đầu. Ánh mắt ngây thơ của học sinh làm cô Giang trăn trở nhiều đêm không ngủ. Không thể để những đứa trẻ thiếu may mắn này bị chôn vùi trong mù chữ tối tăm. cô đã quyết tâm giúp các em vượt qua nỗi đau thể để từng bước học chữ, làm người. Cô tìm đọc tài liệu, tự mày mò tìm ra phương pháp dạy cho phù hợp. Bài tập của những chương trình thông thường được cô chia nhỏ, dạy chậm và lặp đi lặp lại nhiều lần, xen kẽ vào bài học là những trò chơi, bài hát giúp cho các em tiếp nhận, lĩnh hội được dễ dàng hơn. Học trò của cô đã tiến bộ trông thấy.

Lớp học nội trú, nên cô giáo dạy cũng là người chăm chút tới từng bữa ăn, giấc ngủ… của học trò. Hai cô giáo quản lý mười mấy học sinh nhưng không hề nhàn rỗi. Có những học sinh không biết làm cả vệ sinh cá nhân, giáo viên phải dạy như trẻ mầm non, đến bữa ăn có khi phải dỗ mới chịu ăn.

“Học trò có thể ngờ nghệch, tiếp thu bài chậm nhưng chúng rất tình cảm. Một hôm tôi cắm hoa trong phòng giáo viên, vài học sinh ngó thấy. Chúng vào lớp nói oang oang lên là “cô giáo thích hoa”. Từ đó, mùa nào hoa ấy, học trò mang từ nhà, hái trên đường đi học để đến tặng cô; nào là hoa bằng lăng, phượng, ngọc lan có khi cả hoa cải…” – cô Giang cười, nói rất tươi, ngập tràn hạnh phúc.

Tập tễnh bước đi trên đường dài

Đứng trên bục giảng là ước mơ khát khao từ thuở nhỏ của cô gái 27 tuổi này. “Ngày còn bé, em vẫn tìm gom mấy đứa cháu lại chơi trò dạy học và em là giáo viên”- Cô Giang bộc bạch. Ước mơ tưởng chừng như rất nhỏ bé đó không hề dễ thực hiện với một người khuyết tật như Giang. Để có đạt được ước mơ đó, cô đã cố gắng đi, vượt qua một chặng đường dài để có được ngày hôm nay.

Lúc 9 tháng tuổi, sau một trận sốt, cô bị liệt hai chân. Người mẹ đã đưa cô đi khắp các bệnh viện chạy chữa. Suốt thời học cấp I, Giang vẫn vật lộn với những cơn đau, cứ ba bốn tháng đi học rồi lại đến một tháng vào viện chữa bệnh. Sau những nỗ lực không mệt mỏi, cô đã dần đi lại được với những bước chân cà nhắc (bị teo một bên chân). Mỗi lần đến lớp, không ít bạn vô tâm trêu đùa chạm vào nỗi đau, có hôm làm cô khóc tức tưởi suốt dọc đường từ trường về nhà. Nhưng rồi cái cảm giác “dị biệt” với bạn bè cũng không ngăn được bước chân của Giang tới lớp. Tuy bị bệnh, liên tục phải nghỉ học nhưng cô luôn đạt học lực giỏi.

Lên THPT, trường xa nhà, lo cho sức khỏe của Giang, gia đình đã tính đến việc cho cô nghỉ học bởi không ai đưa Giang đến trường được. Giang đã khóc ròng mấy hôm. Cô tự nhủ: “Phải tập đi xe đạp! Phải tự mình làm được mọi việc, tự đi bằng chính đôi chân của mình! Không thể suốt ngày giam mình trong bóng tối. Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ bạn bè quá!”. Mong muốn được đến lớp như tiếp thêm sức mạnh cho Giang. Đến bây giờ, hình ảnh một đứa trẻ thấp bé ngồi chênh vênh trên chiếc xe đạp cũ kỹ, ngày ngày đi học qua vẫn chưa phai mờ trong ký ức nhiều người dân xã Cổ Loa.

“Từ lúc vào học THCS, em thấy mặc cảm về bệnh tật của mình. Những hôm có giờ thể dục, nhìn các bạn tập đơn giản song em cảm thấy rất khó khăn. Có thầy cô thì thông cảm cho bệnh tình, nhưng cũng có thầy rất nghiêm khắc. Nhiều giờ học thể dục, em đã phải học trong nước mắt và đau đớn. Hồi năm lớp 11, em đã từng bỏ học, nhưng ở nhà một tuần lại nhờ lớp học, nhớ bạn bè, rồi em phải cắp cặp tới trường” – Giang tâm sự.

Cầm tờ giấy báo kết quả đỗ hai trường Cao đẳng Sư phạm và Kinh tế về khoe với mẹ, người mẹ đã không cầm nổi nước mắt. Trong đời, mẹ là người dẫn đường, ảnh hưởng tới Giang nhiều nhất, giúp cô những lúc khó khăn, động viên cô vượt qua mặc cảm, những vấp ngã tưởng chừng khiến cô sẽ phải từ bỏ ước mơ của mình. Bà Đỗ Thị Sáu, mẹ của cô Giang thổ lộ: “Có hôm trời mưa, trường thì xa nhìn em nó tập tễnh đạp xe đạp đi mà ứa nước mắt. Đưa con đi học thì em nó không muốn, lớn rồi để mẹ đưa đi học bạn bè cười”.


Ước mơ được đứng trên bục giảng, gắn cuộc đời với bảng đen, phấn trắng của cô giáo khuyết tật đã thành hiện thực. Những gương mặt học trò ở lớp tình thương ngày ngày đã trở thành niềm vui và cũng là động lực cho cô Giang tiếp tục “vững bước”, đi trên con đường của sự nghiệp trồng cây - trồng người.

Bài và ảnh: Hoài Lam

(Theo Nhân Dân)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.201 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.