TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Khuyến hoc và Giáo dục | Cần cấu trúc lại chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Khuyến hoc và Giáo dục 05.2024
Cần cấu trúc lại chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 - 2020
12.2008

Xem hình
Cần làm rõ có bao nhiêu sinh viên/1 vạn dân là vừa.
Ngày 19.12, các nhà giáo, nhà khoa học, đại diện của các tổ chức đoàn, hội đã cùng ngồi lại để góp ý cho Chiến lược phát triển giáo dục VN 2009 - 2020.

Phải xác định đúng mục tiêu

GS Vũ Dương Ninh - Hội Sử học VN nhận xét: "Tôi đọc đi, đọc lại bản dự thảo này và thấy rằng dự thảo được chuẩn bị hết sức công phu và đưa ra rất nhiều vấn đề nhưng phải chăng trong sự chuẩn bị của chúng ta mang tính dàn trải, cái gì chúng ta cũng đề cập? Từ mẫu giáo đến ĐH, tất cả các lĩnh vực chúng ta đều bàn hết.

Chiến lược thì phải tìm được điểm nào quyết định, rồi từ đó mới ra những kế hoạch cụ thể. Còn như hiện nay thì tôi thấy lẫn lộn, các mục tiêu giáo dục dường như chuyển sang thành kế hoạch của từng bộ phận. Tôi nghĩ là phải cấu trúc lại văn bản chiến lược này".

GS Nguyễn Mậu Bành - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức cũng cho rằng cần phải làm rõ những vấn đề liên quan đến những chỉ tiêu đặt ra. "Ví dụ như mục tiêu 450 SV/1 vạn dân, tức là quy mô khi đó sẽ vào khoảng 4,5 triệu SV. Vậy đi kèm với chừng đó là bao nhiêu giảng viên, bao nhiêu tiến sĩ? Với tỉ lệ này trong 12 năm tới có kịp đào tạo không?

Hay việc dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông là rất tốt. Nhưng tính ra thời điểm đó có đủ giáo viên ngoại ngữ không? Trong 3 đỉnh tam giác, bộ mới nêu được 2 đỉnh là giáo viên và quản lý, còn một đỉnh để trống là vấn đề tài chính.

Đến năm 2020, dự kiến chi cho giáo dục là 21% ngân sách, nhưng nếu như thế thì cũng chỉ thêm được khoảng 12USD cho một người đi học. Với ngần đấy tiền thì không thể làm được nhiều việc như chiến lược đã nêu". Ông Bành đề nghị cần phải tính toán "để đảm bảo 3 chân kiềng được vững chắc. Nếu không thì phải lùi mục tiêu".

Còn theo ông Dương Văn Sao - Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, thì: "Nhìn tổng thể, dự thảo chiến lược thì có thể nhận xét rằng đây là chiến lược nâng cao chất lượng công tác giáo dục chứ không phải là chiến lược về đào tạo. Các nội dung trong chiến lược nghiêng về giáo dục phổ thông, còn phần về đào tạo nghề và ĐH lại chưa sâu.

Có lẽ trong chiến lược cần có thêm dự báo về phát triển dân số và nhu cầu nhân lực để làm cơ sở cho chiến lược đào tạo. Chứ như hiện nay thì mới thấy chiến lược đề ra chỉ để giải quyết vấn đề chất lượng chứ không phải nhu cầu nhân lực. Và cần phải có giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách không thì sẽ dựa trên cơ sở nào để thực hiện chiến lược này?".

Chọn đột phá ở đâu?

Các nhà giáo, nhà khoa học đề nghị lãnh đạo bộ cần phải xác định được vấn đề đột phá trên chặng đường 10 năm tới của giáo dục VN. GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN nhấn mạnh: "Làm chiến lược đừng có tham, chú ý tới một số mục tiêu và đề xuất bằng được với Chính phủ phương tiện thực hiện.

Ví dụ, nếu tôi làm tôi sẽ chọn chất lượng ĐH là quan trọng vì đây mới chính là chất lượng cạnh tranh. Đừng quan niệm đào tạo ĐH là đào tạo thầy mà đó mới chính là đào tạo lao động có tri thức. Bên cạnh đó chúng ta phải chú ý đến dạy nghề". Ông Nguyễn Hữu Tăng - Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật VN - cũng bày tỏ sự tán thành với việc chọn giáo dục ĐH là khâu đột phá bởi "nếu không giải quyết sẽ rất thiếu đội ngũ lao động".

Ông Nguyễn Đắc Vinh - Bí thư T.Ư Đoàn - nhận định: "Hiện nay Bộ GDĐT đang thực hiện thí điểm đào tạo theo chương trình tiên tiến. Tuy nhiên, chưa thấy điểm nhấn. Theo tôi, để thay đổi cái gì đó, phải làm một cách từ từ. Về chính sách cán bộ, hiện nay dư luận nói nhiều đến chương trình đào tạo 2 vạn tiến sĩ.

Tôi từng học ở nước ngoài, nhận thấy có một lực lượng lớn tiến sĩ chưa về nước. Nên chăng, ngành giáo dục có cơ chế thu hút đội ngũ này về, bổ sung nguồn lực đáng kể cho giáo dục. Cá nhân tôi được biết, rất nhiều tiến sĩ được đào tạo ở Tây Âu, Đông Âu, Mỹ khi trở về đều phát huy năng lực của họ và cống hiến cho sự nghiệp.

Nếu không về hẳn thì có cơ chế cho họ về 3 tháng, 6 tháng. Tất nhiên, về thu nhập thì chưa thể bằng, nhưng điều quan trọng là môi trường, cách ứng xử, và tạo cơ chế. Chẳng hạn cung cấp nhà ở, lo chỗ học tập cho con cái, việc làm cho vợ con họ".

GS Vũ Dương Ninh "rất tán thành trong dự thảo chiến được đề ra và nhấn mạnh đội ngũ quản lý giáo dục, bởi vì rất nhiều việc thầy cô giáo không quyết định được mà chính là thầy cô quản lý".

Theo GS Ninh: "Từ nay đến 2020 không còn xa nữa, nhưng nó là quãng thời gian đủ để xoay chuyển nếu chúng ta xác định được chiều hướng đúng. Chúng ta phải định ra có mấy bước đi chứ không đến năm 2020 chúng ta nhìn lại thành ra cái gì chúng ta cũng làm được, nhưng không cái gì làm được đến nơi đến chốn".

Tại cuộc gặp mặt, Phó Thủ tướng - Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, Ban soạn thảo đề án sẽ bổ sung những nội dung như: Tóm tắt quá trình chuẩn bị; với mỗi nhận định có số liệu đi kèm để minh hoạ; lý giải tại sao có 2 giải pháp đột phá; làm rõ hơn nhu cầu tài chính, phối hợp với một số tổ chức để có báo cáo sâu. Và sẽ viết rõ hơn về 3 chặng trong quá trình thực hiện chiến lược: Từ năm 2008 - 2010, từ năm 2011 - 2015, và từ năm 2016 - 2020.

Hạnh Ngân (Theo Lao Động)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.208 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.