TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Đất học Hương Sơn - truyền thống khoa cử và cốt cách con người
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 04.2024
Đất học Hương Sơn - truyền thống khoa cử và cốt cách con người
11.2008

Xem hình
Trường PTTH Hương Sơn
Không ở đâu như ở Việt Nam này, mỗi một địa danh, mỗi một tên làng, tên xóm, mỗi một con đường… sau hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt, trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm trong thế kỷ 20, đều trở thành huyền thoại

Mỗi một gia đình, mỗi một dòng họ, mỗi một cộng đồng người, cho đến cả một dân tộc, trải qua bao thăng trầm của lịch sử… đã hình thành nên truyền thống của riêng mình, có một không hai.

Người Hà Tĩnh cũng vậy, dù đi đến đâu cũng được coi là những con người của một vùng đất học, vùng đất của truyền thống học hành và khoa cử. Đã có, dù không nhiều lắm, một số các công trình nghiên cứu về "đạo học" ở vùng đất vốn được coi là "địa linh nhân kiệt" này. Nhưng riêng với huyện Hương Sơn thì có thể nói, đây vẫn là một khoảng trống cho giới nghiên cứu.

Gần đây, chúng tôi có được tham gia hội thảo về một đề tài khoa học do nhà giáo Thái Huấn, hiệu trưởng trường THPT Lê Hữu Trác 2 chủ trì: "Truyền thống hiếu học của con em các xã vùng 2 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh". Dù chỉ là gần vài trăm trang tư liệu, phạm vi nghiên cứu chỉ trong khuôn khổ 6/32 xã của huyện Hương Sơn, nhưng bằng một phương pháp tiếp cận khoa học, với nhiều tư liệu quý được sưu tầm, xử lý công phu cùng với phương pháp thể hiện, bố cục mạch lạc, cũng đã góp phần quan trọng, từng bước lấp đầy một khoảng trống mà giới khoa học còn bỏ ngỏ.

Bài viết này, trong khuôn khổ tham luận tại hội thảo về "Truyền thống hiếu học của con em vùng 2, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh" chỉ là cách nhìn nhận vấn đề từ một góc độ khác, nhằm bổ sung, hoàn thiện, góp phần tăng thêm ý nghĩa khi đề tài được công bố và đem áp dụng vào thực tiễn. Và cũng chính vì vậy, nó cũng chỉ mang ý nghĩa "bàn" và "luận".

Tại sao cả một đất nước rộng lớn với hàng chục triệu dân, hàng trăm dòng họ, hơn 50 tộc người với vô số các địa danh, tên đất, tên làng mà khi nói đến việc học hành, khoa cử, thì có nhiều cái tên không thể không nhớ tới: Kinh Bắc, cố đô hay xứ Nghệ…?

Các nhà nghiên cứu đã từng đề cập đến những nguyên nhân, mà cũng chính là động lực để các thế hệ, các dòng họ, từng gia đình khuyến khích, nuôi dưỡng con em học hành đỗ đạt. Đề tài của thầy Thái Huấn và các cộng sự thực hiện cũng đã nhìn nhận khá toàn diện đến nội dung này. Một vùng đất nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, người ta khuyến khích con em học hành đỗ đạt, để làm quan, thoát ra khỏi đói nghèo. Đó cũng là một thực tế. Một vùng đất "khát chữ", "đói chữ". Điều này, dẫu là tình trạng chung của cả một đất nước, một dân tộc với hàng ngàn năm bị đô hộ, mà kẻ đô hộ thì luôn tìm cách ngu dân để dễ cai trị, thì Hương Sơn, hay các xã vùng 2 cũng không là ngoại lệ. Vai trò chủ thể của các dòng họ trong việc hình thành nên truyền thống hiếu học, đây cũng là nguyên nhân mà phải tiếp tục đào sâu nghiên cứu mới có thể hiểu một cách toàn diện. Vậy còn những nguyên nhân nào khác, những nguyên nhân tạo ra truyền thống học hành, khoa cử của ngững vùng đất, những cộng đồng người? Một vài truyền thuyết, giai thoại dưới đây có thể giúp chúng ta hiểu thêm được điều gì chăng?

Tổng Hữu Bằng xưa, nay là xã Sơn Bằng, thuộc huyện Hương Sơn, các thế hệ, các dòng họ vẫn còn lưu truyền những câu chuyện nhuốm đậm màu sắc thần bí mà cũng rất nhân văn. Chuyện rằng, đã xưa lắm rồi, rất xưa, đất Hữu Bằng cũng đã có tiếng về học hành, khoa bảng. Trong vùng, có 2 dòng họ nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt, làm quan, đó là họ Nguyễn và họ Đào. Và cũng thật dễ hiểu, sau luỹ tre làng của nông thôn Việt Nam thời ấy, hai dòng họ này cũng rất "kình địch" với nhau.

Ngày nọ, sau lễ tế thần tại đình làng, các vị chức sắc cùng dân làng ngồi lại chia nhau đồ tế lễ. Ông Thủ chỉ làng họ Nguyễn vốn chẳng ưa gì cụ Cử họ Đào. Vậy nhưng, người có chức sắc, người có khoa bảng lại cùng ngồi một chiếu. Vậy là ông Thủ chỉ mới tìm cách "chơi khăm" cụ Cử. Miếng thủ lợn trên cái nia trải lá chuối, nhân khi cụ Cử ra ngoài, được ông Thủ chỉ nhét vào trong tráp của của cụ Cử. Mất thịt, mà lại là miếng thịt thủ, vậy là khám xét. Đương nhiên là ông Cử bị mất mặt trước dân làng với nỗi oan kêu trời không thấu.

Oan khuất rồi thù hận, ông Cử họ Đào mới ra đền Nhà Ông, Nhà Bà (trên bàu Yên Nghĩa, chỗ sâu nhất, thuộc xóm Thanh Uyên, gọi là Vực, hai bên Vực là hai ngôi đền, gọi là đền Nhà Ông và đền Nhà Bà), lấy một tảng đá to, khắc lên đôi câu đối:

Ngật ngật song đài thiên cổ miếu
Trầm trầm phiến thạch ức niên bi

Tạm dịch:
Sừng sững hai ngôi miếu (tồn tại đến) nghìn năm
Tảng đá nặng này (như là) nỗi buồn vạn kiếp

Xong, ông thả tảng đá có khắc đôi câu đối xuống Vực sâu với lời nguyền: "Lúc nào tảng đá này nổi lên mặt nước thì con cháu họ Nguyễn mới có người đỗ đạt". Từ đó, họ Nguyễn ở Hữu Bằng, một dòng họ nổi tiếng học hành và khoa bảng, đến mấy thế hệ sau, không còn người đỗ đạt. Khi ông Cử họ Đào chết, dân làng xây miếu thờ ông. Miếu này ngày nay vẫn còn, gọi là miếu Khoa Đường (tại xóm Thanh Uyên, xã Sơn Bằng). Dân làng đến hôm nay, kể cả người họ Nguyễn cũng như các dòng họ khác, cứ mỗi lần con cháu đi thi (đại học, tốt nghiệp THPT, tuyển sinh vào THPT…) lại đến miếu Khoa Đường thắp hương, cầu khấn cho con cháu đỗ đạt.

Câu chuyện này nói lên điều gì? Quay lại với vấn đề: nguồn gốc, nguyên nhân hình thành nên truyền thống học hành, khoa bảng của một vùng đất. Người xưa có câu: tâm có sáng thì văn mới hay. Thi cử ngày xưa là thi về văn chương. Những kẻ sống thất tâm, thất đức thì không thể (và không nên) đỗ đạt, lại càng không thể và không nên làm quan. Cái triết lý "có tu nhân, tích đức thì mới thành chính quả" của đạo Phật, có lẽ là chỗ này.

Phải chăng, ở những vùng đất học, xưa nay, đều có một điểm chung là con người sống trung thực, thẳng thắn, có đạo lý, lấy cái nhân cái nghĩa làm đầu? Một vùng đất nhỏ bé này mà trong lịch sử đã từng là nơi khởi nguồn, là thành luỹ của 2 cuộc khởi nghĩa nông dân. Điều đó cũng đáng để chúng ta suy ngẫm.

Ngày xưa, trường thi, nơi các sĩ tử đến để tranh tài là nơi trang nghiêm. Vị quan giám sát trường thi trước khi gọi tên các sĩ tử vào trường thi thì mời những các thế lực siêu nhiên khác, muốn báo ân, báo oán vào trước. Quan niệm thời ấy cho rằng, ngoài đời ai gây ra oán, ai làm nên ân thì trường thi cũng là nơi để trả thù hay báo đáp. (Báo ân tiên nhập, báo oán thứ nhập, sĩ tử thứ thứ nhập - ngày nay, câu này được hiểu như là để chỉ sự ngỗ nghịch, ma mãnh của học trò: nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Đây là cách hiểu không chính xác, xét về nguồn gốc). Kẻ ngoài đời độc ác, thủ đoạn, gây nên oán thù, thì vào trường thi ma đưa lối, quỷ dẫn đường, không phạm huý khi dùng từ thì cũng phạm luật khi gieo vần, đặt câu. Còn người trượng nghĩa, sống giữa đời làm được nhiều điều nhân đức thì sẽ được phù trợ để có được sự minh mẫn, sáng láng khi làm bài và đỗ đạt. Vậy là, ngay cả những nghi lễ chính thức trong thi cử của thời phong kiến cũng đã phản ánh, in sâu một triết lý: đỗ đạt, khoa bảng, thành danh luôn gắn với đạo đức làm người. Điều đó cũng khẳng định lại một lần nữa, truyền thống học hành, khoa cử của một vùng đất là không thể tách rời truyền thống đạo đức, truyền thống làm người.

Ngày nay, chúng ta biết nhiều đến việc dạy học tại nhà bằng cách mời gia sư. Người thầy đi dạy như là một cách để kiếm thêm thu nhập đảm bảo cho cuộc sống của mình. Nhưng một thời, cũng chỉ mới cách 40, 50 năm lại đây thôi, thì không như vậy. Nhiều gia đình ở Sơn Bằng hay Sơn Hoà, Sơn Thịnh… thời đó đã "nuôi" thầy tại nhà. Thầy ở trong nhà không phải trả tiền ăn, tiền ở, nhưng bù lại, những khi rảnh rỗi, thầy dạy thêm cho đám trẻ học chữ. Thầy không đòi hỏi gì mà nhà chủ cũng chẳng có điều kiện gì; ngược lại, ai mời được thầy về nhà ở thì cảm thấy rất vinh dự.

Nhà chủ và thầy giáo đối xử với nhau cũng rất trân trọng, như là khách quý. Thầy đi trường thì chào thầy đi; thầy về nhà thì chào thầy về. Dẫu nhà nông đầu tắt mặt tối cả ngày nhưng không bao giờ để thầy đụng đến cái chổi quét nhà. Đến bữa cơm, dù rất đạm bạc, chỉ là rau dưa, đĩa trứng kho hay cá tép đồng… nhưng vẫn được dọn lên trong mâm thau, đặt lên bộ bàn ghế ở giữa gian chính, nhà ngoài. Được phép ngồi ăn cùng mâm cơm với thầy là ông chủ nhà hoặc người cao tuổi, những người khác thì ngồi ăn trong nhà bếp, nơi bình thường các thành viên trong gia đình vẫn cùng ngồi ăn.

Cái cách "bắc cầu kiều" trong câu ngạn ngữ xưa của người dân vùng đất học thật đáng trân trọng. Nhưng điều đáng nói ở đây là, họ, chính họ là người tạo nên truyền thống, tạc nên chân lý giản đơn: có yêu cái chữ, có trọng cái chữ thì mới có chữ; có yêu thầy, có trọng thầy thì mới có thể làm ông thầy. Đặc trưng này là phổ quát, là đạo lý của cả một dân tộc, nhưng cũng là rất riêng cho những cộng đồng, những dòng họ nổi tiếng có truyền thống học hành khoa cử trên đất Hương Sơn.

Quay lại với những nguyên nhân tạo nên truyền thống học hành khoa cử của những vùng đất, của những dòng họ. Phải chăng là vì quý chữ, khát chữ mà tôn vinh đạo học? Vì mơ ước tri thức mà trọng ông thầy? Vì cầu mong khoa bảng mà tu dưỡng tâm đức?

Tầng lớp trí thức thời xưa được gọi là hiền tài. "Hiền" và "tài". Học hành chữ nghĩa không đồng hành cùng cái ác. Đỗ đạt, khoa bảng không thể tách rời đạo lý làm người. Vậy là truyền thống hiếu học, luôn gắn liền với truyền thống nhân nghĩa của một vùng đất, một dòng họ hay một cộng đồng người...

Con người Hương Sơn, với tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, với bản chất trượng nghĩa ngấm sâu vào trong máu thịt, niềm tự tôn về truyền thống hiếu học thấm đẫm tận cùng mọi ngõ ngách của mỗi làng quê, sẽ mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ hôm nay và mai sau...

Phạm Xuân Cảnh

(Theo Dân Trí)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.189 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.