TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Nam Định: Điểm sáng phát triển các ban khuyến học dòng họ
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 07.2025
Nam Định: Điểm sáng phát triển các ban khuyến học dòng họ
11.2022

Xem hình
Một trong những biện pháp quan trọng để phát triển tổ chức hội và hội viên khuyến học mà tỉnh Nam Định thực hiện là chọn dòng họ để xây dựng các ban khuyến học.

Theo Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nam Định Nguyễn Phú Hậu, dòng họ hiếu học ở tỉnh Nam Định phát triển từ năm 1990, trước khi có Hội Khuyến học Việt Nam, do Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Nam Ninh (Nam Trực, Trực Ninh) khởi xướng vào đầu các năm học.

Nam Định – Điểm sáng phát triển các ban khuyến học dòng họ - Ảnh 1.

Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nam Định Nguyễn Phú Hậu chia sẻ biện pháp phát triển hội, hôi viên tại hội nghị giao ban Hội Khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng. Ảnh: Đắc Quang

Số dòng họ ở Nam Định bằng 80% số dòng họ trong cả nước, đông nhất là họ Trần, họ Nguyễn… Mỗi làng có ít nhất 2 đến 3 dòng họ, thậm chí tới hàng chục dòng họ, như làng Bách Tính, làng Trà Lũ, làng Hưng Thịnh có 30 dòng họ, làng Hoành Nha có 54 dòng họ.

"Nam Định là vùng đất phì nhiêu, phù sa sông Hồng, sông Đáy bồi đắp. Hai dòng sông này đổ ra biển nên thủy hải sản phong phú, đa dạng. Vì vậy cư dân các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, vùng đồng bằng và Trung du Bắc Bộ tụ cư về Nam Định cùng với cư dân bản địa khai khẩn đất hoang, lấn biển, chài lưới nên dòng họ ngày càng phát triển", Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nam Định thông tin.

Dòng họ trước hết là một cộng đồng dân cư, có các đặc trưng nổi bật là cùng chung huyết thống, truyền thống dòng họ gắn liền với yếu tố tâm linh; tổ chức dòng họ chặt chẽ, tự giác, kính trên, nhường dưới theo thứ bậc. Đặc biệt, vai trò của Trưởng tộc và Hội đồng gia tộc có uy tín lớn.

Mỗi dòng họ có một từ đường, nơi đi về linh thiêng của con cháu. Các dòng họ ngày nay có sự liên kết, trao đổi, thi đua cùng phát triển.

Với những đặc điểm trên, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định đã thực hiện nhiều biện pháp để phát huy thế mạnh, tiềm năng của các dòng họ, khơi dậy, thôi thúc, động viên để ban khuyến học dòng họ thi đua nhau hoạt động.

Nam Định – Điểm sáng phát triển các ban khuyến học dòng họ - Ảnh 2.

Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực tặng cờ thi đua cho dòng họ Trần (thôn Thi Châu A, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã có thành tích xuất sắc trong phong tràokhuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2021-2022. Ảnh: Thế Toàn

Các bức trướng của Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, các huyện, thành phố, cờ thi đua, bằng khen của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định đã kích hoạt các ban khuyến học hoạt động bền vững để xây dựng tổ chức hội và phát triển hội viên.

Đến nay, tổng số dòng họ của tỉnh Nam Định là 5.906. Số dòng họ đạt danh hiệu "Dòng họ học tập" là 4.409 (đạt 74,65%). Kết quả dòng họ học tập kéo theo kết quả gia đình học tập là 466.886/570.901 gia đình (đạt 75,99%).

Tính đến tháng 6/2022, toàn tỉnh Nam Định có 8.059 ban khuyến học, trong đó, ban khuyến học của dòng họ chiếm tỷ lệ cao. Hội viên Ban khuyến học dòng họ không chỉ là người đang ở quê hương mà cả những người xa quê vẫn tự nguyện là hội viên và tài trợ lớn cho các quỹ khuyến học, như Quỹ Người Mẹ Việt với 4 tỷ đồng.

Trong 312 đơn vị có quỹ khuyến học từ 100 triệu đồng trở lên tại Nam Định, có 151 đơn vị là các dòng họ.

Về quỹ khuyến học dư, tỉnh đến giữa năm nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 192 tỷ đồng, 1/3 số đó là trong các dòng họ (65,7 tỷ đồng).

Ban khuyến học dòng họ phát triển đã thúc đẩy tinh thần học tập của thành viên trong các dòng họ. Đồng thời, tạo nên không khí thi đua sôi nổi thực hiện phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Phát huy kết quả đạt được, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Nam Định Nguyễn Phú Hậu cho biết, tỉnh sẽ phát triển thêm ban khuyến học ở những dòng họ chưa thành lập và thực hiện chất lượng chưa cao các tiêu chí mới về dòng họ học tập, giai đoạn 2022-2025.



(Theo Công dân và Khuyến học)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Việt Nam thành quốc gia học tập
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Hội Khuyến học Việt Nam triển khai công tác khuyến học trong tình hình mới
Lãnh đạo Hội Khuyến học các tỉnh, thành chia sẻ phương án hoạt động trong tình hình mới
Khuyến học - Hành trình tri thức: Họ Phan Đông Ngạc
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới


Thời gian mở trang: 0.119 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.