TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Người cha (dân tộc Pakô) nuôi 6 con học đại học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 05.2024
Người cha (dân tộc Pakô) nuôi 6 con học đại học
03.2008

Xem hình
Anh Phạm Việt Minh
Ít ai biết rằng, gia đình anh Phạm Việt Minh, quê ở xã Phú Vinh, huyện A Lưới vẫn còn ăn “độn” thêm sắn, rau mỗi bữa ăn để cho 6 con đến giảng đường đại học.

Huyện miền núi vùng cao A Lưới (Thừa Thiên- Huế) cách thành phố Huế hơn 60 km, với dân số hơn 40.000 người, có đồng bào 5 dân tộc sinh sống, đa số là dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, không vì thế mà con em huyện miền núi này thua kém đồng bằng. Và ít ai biết rằng, gia đình nghèo của anh Phạm Việt Minh, quê ở xã Phú Vinh, huyện A Lưới vẫn cố gắng để cho 6 con được đến giảng đường đại học.

Gà gáy là đến trường

Gia đình anh Minh có 6 con đã và đang học đại học. Con đường đến trường của Phạm Việt Nam (Kỹ sư Lâm nghiệp), Phạm Việt Nước (Đại học Sư phạm Huế), Phạm Việt Ninh (Đại học Nông lâm), Phạm Thị Tuyết (Đại học Văn hóa Hà Nội), Phạm Thị Tý (Đại học Sư phạm Huế), Phạm Thị Táo Hồng... cũng đầy gian nan trắc trở.

Cháu Phạm Việt Nam, nhớ lại: "Gia đình em ở tận vùng sâu, con đường đến trường đầy dốc cao, ghềnh, thác... bọn em lúc gà gáy là dậy đi học, nếu không sẽ muộn. Con đường từ nhà đến trường gần 20 km. Và khi tiếng trống tan trường vang lên thì đến 21 giờ đêm mới có mặt ở nhà".

Ý chí của người cha đã lan truyền cho các con ông. Ông từng tâm sự rằng, dù có đói cũng cho các con thành tài, đứa nào không chịu học thì về đi cõng củi, chăn bò cho đứa khác học.

Để có được ngày hôm nay, em Phạm Thị Tý, hiện là sinh viên năm thứ 2, trường Đại học Sư phạm Huế phải phấn đấu không ngừng, có những lúc em buông xuôi vì thấy hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bố mẹ chạy vạy vay nóng 50 triệu đồng để lo cho các con ăn học. Em cho hay:“Hàng ngày nhìn thấy gia đình mình ăn sắn qua bữa, bố nhìn chúng em rồi động viên, đời bố mẹ đã cơ hàn rồi, các con phải phấn đấu để không thua chúng kém bạn, ta sinh ra nghèo không đáng xấu hổ, chỉ đến khi chết đi rồi mà vẫn còn nghèo thì mới đáng xấu hổ con ạ. Chúng em thường khuyên nhủ, động viên nhau, phải cố hết sức để không phụ lòng bố mẹ đã lo cho mình ăn học”.

Người cha nghèo, dân tộc PaKô này đã không ngừng cố gắng nuôi bò, nuôi cá, nuôi heo để lo cho con đến trường. Thấy chúng tôi thắc mắc về việc cả gia đình ăn độn sắn để bớt tiền lo cho con ăn học, ông nói: “Miếng ăn không làm cho con người thành đạt, mà nếu có ý chí và nghị lực phi thường thì ai cũng có thể biến ước mơ thành hiện thực. Các con đều vực dậy từ chính mình hết, không học thêm học bớt chi cả, và càng không phải là sinh viên cử tuyển”.

Đừng bao giờ cúi đầu trước khó khăn

Ông từng dạy các con: không có thành công nào tự nhiên mà đến, cơ hội không bao giờ đến với kẻ chậm chân. Em Phạm Việt Nam nhớ lại: “Ngày cầm giấy báo trên tay, tôi không nghĩ mình lại vinh dự được vào đại hoc, vừa mừng nhưng cũng vừa lo, em chạy về nhà và la lớn lên: "Bố mẹ ơi, con đã đậu đại học rồi! Khi đó, tôi thấy mẹ tôi rất hạnh phúc, cả nhà tôi đứng vây chặt lấy tôi, mẹ cười nhưng nước mắt mẹ cứ chảy ra, mẹ lau giọt nước mắt rồi cười: "Không, mẹ không khóc đâu con ạ, con đậu là mẹ mừng lắm, nhà ta thì nghèo, đáng lẽ làm con gà trống để ăn mừng nhưng thôi, để bán lấy tiền mà mua sách, đừng bao giờ cúi đầu trước khó khăn con ạ". Từ đó, tôi không bao giờ quên lời mẹ dặn và luôn nghĩ về bố mẹ để phấn đấu hết mình”. Hiện Nam đã có công việc ổn định ở Hạt Kiểm Lâm huyện A Lưới.

Trong ngôi nhà cấp 4, ba thế hệ sống chung với nhau đầm ấm. Hai vợ chồng ông Phạm Việt Minh và bà Hương Trinh đã phấn đấu không ngừng để lo cho các con ăn học. Amoong Khên, cô dâu thứ trong gia đình ông Minh vẫn miệt mài giảng dạy ở trường THPT Hương Lâm. Hằng tháng vẫn gửi tiền giúp bố mẹ chồng trả nợ mà gia đình chồng đã vay để lo cho các anh, chị em trong gia đình ăn học.

Chính nhờ những nỗ lực và ý chí đó, ông Phạm Việt Minh được vinh dự về dự Đại hội biểu dương Gia đình hiếu học tiêu biểu toàn quốc lần thứ 2 (10/2007) tại Hà Nội.


Nguyễn Phương - Lê Hà Thiên Phú

BBT (Theo dantri.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.168 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.