TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Họp báo Đại hội thi đua, tôn vinh 'hiếu học, khuyến học' toàn quốc lần thứ III
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 05.2024
Họp báo Đại hội thi đua, tôn vinh 'hiếu học, khuyến học' toàn quốc lần thứ III
10.2013

Xem hình
Sáng 1/10, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức họp báo về Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III - năm 2013 được tổ chức vào ngày 9/10 tới.

Chủ trì buổi họp báo, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, về tình hình chung của phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học trong thời gian vừa qua đã tăng đáng kể. Hiện cả nước có hơn 10,6 triệu hội viên. Về dự Đại hội, dự kiến có 393 đại biểu gồm 176 đại biểu gia đình hiếu học xuất sắc đại diện cho trên 5,5 triệu gia đình hiếu học, 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho gần 6 vạn dòng họ hiếu học, 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho 20 vạn cộng đồng khuyến học trong toàn quốc.

GS Phạm Tất Dong cho hay, nếu như tại Đại hội toàn quốc biểu dương các gia đình hiếu học tiêu biểu (2004), nghĩa là chỉ tôn vinh danh hiệu gia đình hiếu học, thì đến Đại hội lần thứ II, phong trào thi đua đã tôn vinh 2 danh hiệu. Đó là danh hiệu Gia đình hiếu học và Dòng họ khuyến học. Tại Đại hội này, chúng ta tôn vinh 3 danh hiệu: Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học.

Khuyến học không đơn thuần là một phong trào quần chúng

Đánh giá tổng quát về phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài và thực trạng của cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học. GS Phạm Tất Dong khẳng định: “Phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam phát động và chỉ đạo không chỉ đóng khung trong phạm vi của gần 11 triệu hội viên, mà ngày càng mở rộng trên các địa bàn dân cư, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng. Hoạt động khuyến học, khuyến tài trong 17 năm qua đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta, do đó, thi đua khuyến học, khuyến tài đã trở thành phong trào sâu rộng trên khắp các địa bàn dân cư trong cả nước. Từ Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ I (26/10/2000) đến nay, trải qua 13 năm phát triển, phong trào thi đua chưa bao giờ bị gián đoạn và chưa có biểu hiện chùng lại ở bất cứ thời điểm nào.

Theo GS Phạm Tất Dong, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội Khuyến học Việt Nam, chủ trương hướng mọi hoạt động khuyến học, khuyến tài vào xây dựng xã hội học tập đã được đưa vào Nghị quyết với tư cách là sự định hướng cơ bản của toàn bộ chương trình và kế hoạch khuyến tài. Nói cách khác, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu chiến lược, là nhiệm vụ chính trị của sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, các hoạt động như xây dựng và phát triển tổ chức và hội viên, đa dạng hóa các loại hình Qũy khuyến học khuyến tài, phát triển mạng lưới Trung tâm học tập  cộng đồng và các thiết chế giáo dục không chính quy dành cho người lớn, xây dựng gia đình và dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học… đều là các mũi giáp công, tiến hành đồng bộ để đạt tới một xã hội học tập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhà. 

Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở nước ta, công tác khuyến học, khuyến tài không còn đơn thuần là một phong trào quần chúng, mà là một sự nghiệp đòi hỏi Hội Khuyến học Việt Nam, từ Trung ương Hội đến các cấp Hội ở địa phương, phải nỗ lực về nhiều phương diện, lúc thì phải tuyên truyền giác ngộ cho mọi người về đường lối giáo dục của Đảng. 

"Không chỉ vậy, lúc lại tiến hành hàng loạt những công việc đòi hỏi phải am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lúc khác phải tổ chức hàng loạt công việc có tính chất an sinh xã hội, đặc biệt là giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có được năng lực đối diện với những khó khăn để tiếp cận giáo dục thường xuyên, lúc lại tạo cơ hội cho các tài năng phát triển như một yếu tố không thể thiếu được khi xây dựng một xã hội công nghiệp và định hướng phát triển kinh tế tri thức… Nhưng quan trọng hơn cả là các lực lượng khuyến học, khuyến tài đã dần dần nhận ra rằng, khuyến học, khuyến tài định hướng xã hội học tập còn là một hoạt động khoa học, làm khuyến học khuyến tài phải có lý luận, có cách tiếp cận hợp lý, có kế thừa kinh nghiệm quá khứ và có tiếp thu những giá trị, những bài học của thế giới và tìm kiến các con đường đi tới một xã hội học tập hiện thực" - GS Dong nhấn mạnh.

Hồng Hạnh





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.205 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.