TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Đôi vợ chồng vất vả vì tương lai của con
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 05.2024
Đôi vợ chồng vất vả vì tương lai của con
04.2013

Xem hình
Vợ chồng anh Trần Kha – chị Lý Thị Lẹn
Là hộ nghèo, quanh năm vất vả làm thuê, thế nhưng nhiều năm nay, đôi vợ chồng anh đã vượt qua bao khó khăn để nuôi con vào đại học. Sự vượt khó của vợ chồng anh đã khiến nhiều người dân nơi đây ai cũng khâm phục. Vợ chồng anh chính là Trần Kha và chị Lý Thị Lẹn ở ấp Kinh Đào, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Để đến nhà anh Trần Kha chúng tôi đã đi bộ băng qua hàng chục ha cánh đồng và gần chục cây cầu khỉ thì mới đến nơi. Khi nghe cán bộ ấp kể về gia đình anh tôi đã rất khâm phục về sự vượt khó, thế nhưng khi đến nơi tôi càng khâm phục sự cố gắng khắc phục khó khăn của các con anh để đến trường. Có lẽ vì muốn thoát khỏi cảnh nghèo, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” như người đã sinh ra mình nên các con anh đã chọn con đường học tập để ra mở một con đường mới cho tương lai. Tiếp tôi trong căn nhà mà Nhà nước cất cho theo Quyết định 167 của Thủ tướng chính phủ hỗ trợ cho người nghèo, vợ chồng anh Trần Kha vẫn còn bộ đồ cũ dính những sình lầy mà đi làm thuê mới về. Trong căn nhà chỉ có một cái tủ nhỏ để tivi và 2 giường ngủ, ngay cả cái ghế ngồi cũng không có. Anh Kha tâm sự: “Tiền làm thuê, bán lúa, rau cải được bao nhiêu đều lo hết cho con ăn học. Trong nhà chỉ còn hai vợ chồng, nhưng tôi cảm thấy rất tự hào và hãnh diện về sự thành đạt của con”.

Hiện nay, các con trai lớn của anh Trần Kha là Trần La đã tốt nghiệp đại học ngành cơ khí đang công tác ở tỉnh Long An; con gái thứ 3 là Trần Thị Vĩ tốt nghiệp đại học ngành Chế biến thủy sản đang công tác ở Cần Thơ; con trai thứ 4 là Trần Diệu đang là sinh vên năm thứ 3 trường Đại Học Cần Thơ và con gái út Trần Thị Bình là học sinh giỏi, đang học lớp 12 ở trường THPT Thuận Hòa. Để nuôi con ăn học như ngày nay, vợ chồng anh Kha đã chịu biết bao khó khăn trong cuộc sống. Vợ chồng không có một chữ lận lưng, chỉ có 3 công ruộng mà phải nuôi 6 miệng ăn trong gia đình. Ngoài việc làm ruộng nhà, vợ chồng đi làm thuê đủ nghề như xịt thuốc, xạ lúa, dặm lúa…miễn sao kiếm được tiền lo cuộc sống. Trong lúc các con còn nhỏ, vợ chồng vừa làm vừa tiết kiệm mua được hơn nửa công đất rẫy để trồng màu và cất nhà. Dù gia đình nghèo, cực khổ, sống giữa đồng, nhưng vợ chồng chị vẫn lo cho con ăn học. Các con của anh người nào cũng ham học và có thành tích khá giỏi.  Bắt đầu từ năm 2007 đến nay, cứ cách hai là các con của anh tiếp bước nhau thi đậu vào các trường đại học.

Thấy các con cố gắng học như thế, vợ chồng anh như đã có thêm sức mạnh để làm thuê, trồng màu để lo co con. Thế nhưng, phía sau của niềm vui con đỗ đại học, là một quá trình lo lắng, làm lụng đầy gian nang. Chị Lẹn vợ anh Kha nhớ lại: “Ngày nhận được giấy báo nhập học của con trai lớn gia đình ai cũng mừng. Nhưng lúc đó, nhà không có tiền, lúa chưa chính và cây màu thì chưa đến thu hoạch, đi mượn tiền chỉ được khoảng 1 triệu tôi đã rất lo không biết kiếm đâu ra tiền cho con đi học phí. Lúc đó, nghe người ta nói hộ nghèo được vay tiền làm ăn tôi đã đến UBND xã trình bài về hoàn cảnh nghèo của mình để được vay vốn. Nhờ mấy anh cán bộ thương tình cho vay 10 triệu đồng, tôi mới có tiền đóng học phí cho con. Lúc đó, nều không có tiền chỉ trễ vài ngày coi nhưng là bỏ việc học của con”. Nghèo, không biết chữ hy vọng duy nhất của vợ chồng chị chính là muốn con học hành thành tài, có nghề nghiệp ổn định. “Tôi đã mù chữ, nghèo khổ cực, đâu có tài sản gì chia cho con nên  không muốn tương lai  của các con phải tối tâm như mình. Chỉ có con đường học vấn, có nghề nghiệp, thu nhập ổn định thì mới giúp con vượt qua số phận nghèo. Vợ chồng tôi đã nói với nhau dù làm lụng đầy khổ sợ, tôi cũng chịu, chỉ cần con học tốt”- chị Lẹn tâm sự. Hiểu được nỗi lo của người làm cha mẹ và những khổ cực vất vả của người nghèo, làm thuê không biết chữ các con của chị đều cố gắng học không phụ lòng cha mẹ. Trong thời gian học phổ thông đi học không có tiền trong túi, chỉ ăn bát cơm do mẹ thức sớm nấu cho ăn lót bụng, bốn người con của chị đều học khá giỏi và đứng vững trên giảng đường đại học. Anh Kha kể: “Trong lúc, 3 đứa con đều đang học đại học vợ chồng tôi làm không biết cực là sao. Mới 4 giờ sáng, là vợ chồng lên hái rau, gánh đem ra chợ Châu Thành cho vợ bán, tôi quay về nhà đi làm thuê. Có một lần tôi xịt thuốc sâu mướn trong một ngày lên tới hơn 50 bình, cộng thêm trời nắng gắt đã bị ngộ độc thuốc trừ sâu đến nằm mê mang không biết gì. Nhờ trời thương sót tôi đã tỉnh dậy trong bệnh viện. Lúc đó, tôi đã tự nói với lòng là tôi vẫn còn sống để tiếp tục đi làm thuê kiếm tiền lo cho con ăn học”. Thu nhâp chính của gia đình chính là dựa vào 3 công đất ruộng, gần nửa công đất trồng màu và sức làm thuê, vợ chồng anh Kha vẫn cố gắng chạy đủ tiền lo cho con. Hằng ngày, khi mở mắt lên anh chỉ biết đi làm thuê như xịt thuốc sâu, xạ, vác lúa.. còn chị Lẹn thì gánh rau bán trong chợ. Với công việc như thế, trong lúc các con cùng nhau lên học đại học, bình quân một  tháng vợ chồng anh phải gửi khoảng 7 triệu đồng. Với số tiền đó, hộ nghèo như anh Kha khó mà kiếm được, nhưng vì tương lai của con vợ chồng anh đã cùng nắm tay nhau xoay sở đủ mọi công việc để kiếm tiền. Mượn trước làm trả sau, hoặc vay ngoài với lãi suất cao đến thu hoạch lúa thì đem trả. Còn vào mùa khô khi lúa thu hoạch xong thì vợ chồng chị lại đi rãi rơm mướn, lụm từng hạt lúa rơi để bán kiếm tiền cho con ăn học. Làm không biết mệt mõi, không hề than thân trách phận mà chỉ biết nhắc nhỡ con hãy cố gắng học tập cho thật tốt.

Mỗi khi nhớ con anh Trần Kha đều cầm tấm hình tốt nghiệp của con xem và nợ nụ cười tươi.

Đáp lại sự vất vả, khổ sợ về cuộc sống làm thuê của cha mẹ nên các con của anh Kha ai cũng sống tiết kiệm, cố gắng học tốt. Hai đứa con lớn là Trần La và Trần Thị Vĩ đều tốt nghiệp đại học loại gỏi và được công ty tuyển thẳng vào làm việc. Chị Lẹn nói tiếp: “Bây giờ, hai đứa lớn ra làm có tiền, đã phụ giúp tôi lo cho 2 đứa sau nên vợ chồng tôi cũng đỡ phần nào. Hiện nay, tôi đã nợ ngân hàng gần 130 triệu đồng, nhưng số tiền ấy không đáng là bao, vợ chồng sẽ cố gắng làm đóng lãi và trả vốn dần dần”. Tuy nghèo, nhưng vợ chồng anh Kha vẫn có đủ tiền để đóng lãi cho ngân hàng đúng thời hạn và lo đầy đủ cho con ăn học. Đây chính là điểm khiến nhiều bà con Khmer nơi đây khăm phục hai chồng nghèo như gia đình anh Trần Kha.

Ông Lâm De, Trưởng ấp Kinh Đào, nhận xét: “Cả ấp này tôi mới thấy người nghèo như vợ chồng anh Trần Kha có lòng quyết tâm nuôi con ăn học như vậy, không nghĩ đến tính mạng của mình. Đừng nói người dân khâm phục mà người cán bộ ấp như tôi còn phải nễ tính vượt khó của vợ chồng anh. Dù là nghèo, nhưng vợ chồng anh rất có uy tính, ai mướn làm gì đều làm tốt và trung thực nên cả xóm ai cũng thương. Còn đối với lãi suất ngân hàng đến ngày là đem tiền đóng đúng theo quy định, không thiếu một đồng. Gương người nghèo vượt khó, nuôi con ăn học như vợ chồng anh Trần Kha – chị Lý Thị Lẹn xứng đáng để mọi người làm theo”.

Cát Tường





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.231 giây. Số lần truy cập CSDL: 10
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.