TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Năm mới nhớ xứ sở 'Kim Chi'
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 05.2024
Năm mới nhớ xứ sở 'Kim Chi'
01.2013

Xem hình
Đoàn công tác của Hội Khuyến học Việt Nam tại sân bay quốc tế Seoul
Nắm bắt xu thế thời đại về giáo dục mở, học tập thường xuyên, suốt đời, xây dựng xã hội học tập; những người làm công tác khuyến học đã nhạy bén đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của mình cho phù hợp với thực tế của địa phương và cơ sở. Ngoài việc học tập kinh nghiệm công tác của các tỉnh, huyện và cơ sở bạn; chúng ta còn mở rộng sự giao lưu quốc tế, học tập kinh nghiệm của các nước bạn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Thái Lan, Malaixia, Indonexia.v.v.

Vừa qua, Đoàn cán bộ Hội Khuyến học Việt Nam từ trung ương, tỉnh, huyện, đến xã đã đi tham quan học hỏi kinh nghiệm về giáo dục suốt đời tại Hàn Quốc từ ngày 15/7 đến 21/7/2012. Ông Phạm Thanh Phong, nguyên UV TW Đảng, Phó Chủ tịch TW Hội Khuyến học Việt Nam làm Trưởng đoàn; ông Cao Đình Hòe, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học tỉnh Nghệ An làm Phó Trưởng đoàn. Đoàn Nghệ An còn có các ông bà: ông Phạm Quốc Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Hưng Nguyên; ông Lê Hữu Mỹ, nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học huyện Anh Sơn; bà Nguyễn Thị Hương, Chánh Văn phòng Hội Khuyến học huyện Con Cuông; ông Nguyễn Văn Lành, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm HTCĐ xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn.v.v.

 

Đoàn tham gia hội thảo với Viện nghiên cứu quốc gia Giáo dục suốt đời của NILE 


Trước sảnh Viện nghiên cứu quốc gia Giáo dục suốt đời NILE

Trước khi bay sang Hàn Quốc, chúng tôi được Trung tâm Nâng cao dân trí của TW Hội Khuyến học Việt Nam và Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Á Mỹ tại Hà Nội hướng dẫn, bổ sung nhiều kinh nghiệm quý. Trong đoàn có người đã từng nhiều lần xuất ngoại kinh nghiệm dạn dày nhưng vẫn khiêm tốn tiếp thu; còn những người lần đầu thì thật nhiều bỡ ngỡ, cái gì cũng cảm thấy chưa an tâm.
Máy bay và các tiếp viên Hàn Quốc đẳng cấp quốc tế đưa chúng tôi khởi hành từ Sân bay Nội Bài – Hà Nội qua chuyến bay OZ734H lúc 22h lúc 10 giờ đêm 15/7 đến 5 giờ 30 phút sáng 16/7 tại Sân bay quốc tế Seoul Hàn Quốc.

Hướng dẫn viên và người nhà của các thành viên trong đoàn làm việc tại Hàn Quốc đón chúng tôi tại sân bay quốc tế Seoul bằng cách giơ cao biển đón đoàn mang dòng chữ “Hội Khuyến học Việt Nam”, thật là cảm động; sau đó đưa Đoàn đi ăn sáng và đưa ngay ra sân bay nội địa để làm ngay thủ tục kịp chuyến bay OZ8909Y ra đảo Jeju 7h45. Chúng tôi vượt biển Hàn đến Đảo Ieju sau hơn một giờ đồng hồ. 

Đoàn vào cuộc ngay với chương trình tham quan và học tập hòn đảo thơ mộng và quyến rũ của đất nước Hàn Quốc. Đến Làng văn hóa Seongeup, cảnh tượng ngôi làng được phục chế lại các đây hàng trăm năm với những nét văn hóa độc đáo, những tục lệ phong kiến xưa, những mái nhà tranh xinh xắn với những tập quán hiếm có như làm dấu hiệu trước cổng nhà bằng 3 thanh tre gác ngang: mời vào, có người ở nhà và vắng chủ nhà.v.v. Cảnh những người phụ nữ xưa lam lũ vất vả; những chuồng lợn, đàn gà bẩn thỉu, lạc hậu đến phát khiếp.v.v.


Thăm đỉnh núi lửa Seongsan Sunrise Peak

Đời sống người dân đảo Jeju phát triển mau lẹ và bền vững bằng nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến phẩm chất cần cù chịu khó và sự học của họ. Người dân nơi đây đã vượt qua tất cả mọi khắc nghiệt của tự nhiên, bằng con đường học suốt đời, tự học, người người học tập, nhà nhà học tập, học mọi lúc, mọi nơi. Họ đã biến hòn đảo tàn dư của núi lửa, toàn đá là đá, trở thành hòn đảo đầy sức “Xanh” quyến rũ, đảo quốc “Du lịch”. Đoàn ăn trưa tại Làng văn hóa Seongeup với những đặc sản của miền quê Seongeup. Chiều hôm đó Đoàn chúng tôi tiếp tục đến với Yongduam Rock - con đường kỳ bí (xe ô tô không nổ máy mà vẫn tự leo lên dốc hàng cây số) và khu phố mua sắm Tapdong (đủ thứ cần mua sắm trên đời).

Ngày 17/7, Đoàn chúng tôi tiếp tục thăm Đảo Jeju, tham quan Công viên Thiên đường tình yêu. Nơi đây hiện hữu sự thật của quá trình yêu thương, không chỉ của tuổi trẻ, mà đúng cho cả mọi lứa tuổi. Khi thăm đỉnh núi lửa Seongsan Sunrise Peak – một trong những kỳ quan thiên nhiên của Hàn Quốc được công nhận kỳ quan thiên nhiên thế giới cùng với Vịnh Hạ Long của Việt Nam. Thăm Thác nước Cheongjiyeon chúng ta liên tưởng tới Thác Bản Dốc, Thác Khe Kèm.v.v. ở Việt Nam. Thăm Bãi cột đá Jusan Jelli, quả là một sự hiếm thấy, đó là sản phẩm của tạo hóa ban cho Jeju – sản phẩm của quá trình hoạt động của núi lửa, quá trình nóng chảy của nham thạch và sự phun trào để tạo nên Bãi cột đá Jusan Jelli sần sùi nhưng thơ mộng, đen đúa nhưng ngọt ngào. Làng văn hóa Seongeup vẫn giữ chân được Đoàn Việt Nam với những món ăn độc đáo và thân thiện.

Sáng hôm sau, tạm biệt Đảo Jeju, quốc đảo thân thiện và mến khách, Đoàn dùng bữa sáng trên xe (breakfast box) để kịp ra sân bay làm thủ tục bay chuyến bay OZ8900Y về Seoul  lúc 7 giờ sáng. Từ trên máy bay nhìn xuống, chúng tôi, cũng như Đảo Jeju không muốn rời xa nhau, nhưng phi hành đoàn OZ8900Y vẫn theo lịch trình của chuyến bay buộc chúng tôi vẫn phải xa Jeju yêu quý, xa Làng văn hóa Seongeup, xa những danh lam, thắng cảnh kỳ thú và mến khách; xa những hành lang, vỉa hè sắc màu tươi trẻ của những sản phẩm tiết kiệm, thân thiện với môi trường – lốp xe ô tô tái chế để rải trên vỉa hè hành lang đường phố cho mọi người dân và nhất là người già và trẻ em được an toàn khi đi trên hè phố. Xa quốc đảo xanh sạch, đẹp; sạch đến mức mà suốt cả ngày đi ô tô không bám bụi; tài xế nơi đây dùng găng tay cho đến tất chân đều màu trắng nuốt; đó là cách để dễ phát hiện ra ngay bụi bẩn.

Về tới Seoul, Đoàn tiếp tục cuộc hành trình khám phá những sáng tạo của quá trình học hỏi cán bộ và nhân dân Hàn Quốc, từ đó học đã tạo dựng nên Công viên Everland, một trong những Công viên hàng đầu của đất nước Hàn Quốc. Đến khu Vườn thú, ở đây những con thú dữ đã được thuần dưỡng để chúng có thể vây quanh khách du lịch một cách gần gũi, nhưng an toàn; Rạp chiếu bóng 3D, 4D trang bị cho người xem kính đặc biệt; với những bộ phim hoạt hình nổi, âm thanh nổi, tạo cho người xem yếu bóng vía phát khiếp bởi những cảm giác mạnh.v.v.


Công viên quốc gia Everland

Ngày 19/7, tại Seoul, Đoàn đến thăm và làm việc với Viện quốc gia giáo dục suốt đời NILE, bà Viện trưởng xuống tận sân của Viện để đón chúng tôi một cách trọng thị. Sau phần chào hỏi, giới thiệu sơ bộ hết sức ngắn gọn, chúng tôi được các giáo sư của từng bộ phận chuyên môn giới thiệu một cách đầy đủ, chu đáo về chức năng nhiệm vụ, quá trình hoạt động, kết quả hoạt động; đặc biệt bạn nói rõ với chúng ta về cách làm, về những khó khăn vướng mắc trong nhận thức của cán bộ và nhân dân; cách thức vượt qua những khó khăn vướng mắc để đi tới thành công. Điều đáng ghi nhận bởi cách làm của bạn; là tính tự tôn, tự giác, tự lực, tự cường của người dân Hàn Quốc. Các Trung tâm học tập cộng đồng được thí điểm bằng các mô hình ít ỏi bằng sự đầu tư của nhà nước, sau đó được nhân rộng hàng loạt bởi sự xã hội hóa toàn diện; xã hội hóa về cơ sở vật chất, về kinh phí, về người dạy.v.v. Người học được đáp ứng các nhu cầu về nội dung học tập, họ chỉ học những cái cần cho cuộc sống, áp dụng ngay để tạo ra tiền của, để nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần; họ tự nguyện đóng góp kinh phí học tập, ủng hộ cơ sở vật chất, trang thiết bị.v.v.
Ngày hôm sau, Đoàn đến thăm Cung điện Hoàng gia, chứng tích của chế động phong kiến Hàn Quốc, vẫn là kiểu kiến trúc Phương Đông, nhà mái ngói, uốn cong hình rồng, phượng; sự phân chia khu vực nơi làm việc, nghỉ ngơi  của vua, chúa, quan lại, của chốn hậu cung.v.v. chính những nơi này chúng ta đã có dịp làm quen qua các bộ phim nhiều tập nổi tiếng như: Truyền thuyết Jumong, Đông Y, Chốn hậu cung.v.v.

Đến Bảo tàng dân gian quốc gia, chúng ta như đang được sống lại bởi cuộc sống điền dã cách đây hàng ngàn năm, hàng trăm năm và cũng mới đây thôi - nửa thế kỷ trước với những phong tục tập quán, những vật dụng hàng ngày, những mô hình, hình ảnh, thước phim tư liệu bất hủ. 


Quảng trường Nhà Xanh - phủ Tổng thống

Đến với Nhà Xanh – Phủ Tổng thống hiện tại. Những người bảo vệ an toàn Nhà Xanh ưu tiên cho Đoàn Việt Nam vào ngày mà không phải kiểm tra an toàn, chắc là họ tin tưởng cao về tính dân tộc đặc biệt của người dân Việt Nam. Chỉ là thước phim chiếu ngay tiền sảnh khi bước vào Nhà Xanh, Đoàn như được Tổng thống, phu nhân và các quan chức cao cấp nghênh tiếp, nhưng điều đó cũng đã làm cho du khách thấy mình được trân trọng; thể hiện cung cách dân chủ, bình đẳng, cởi mở, thân thiện; cung cách giao tiếp xã hội đầy tính nhân văn của đất nước Hàn Quốc. Từng thành viên trong Đoàn được ngồi vào mô hình ghế Tổng thống, ngồi vào mô hình các thành viên tham gia hội nghị G20 để chụp ảnh lưu niệm; quả thật nơi nào cũng giản dị và thân thiện.



Bảo tàng Dân tộc học quốc gia

Sau khi tham quan Trung tâm nhân sâm quốc gia, Trung tâm thời trang. Chúng tôi đến Trung tâm Thủ đô Seoul. Điều làm cho chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi tước mắt mình một bức tượng uy nghi giữa đất trời Hàn Quốc lại là vị Tướng quốc Lý Long Tường, hoàng thân Nhà Lý – Việt Nam - con thứ của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175), em của vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210) danh nhân của đất nước “Nhân sâm”, ông có công lớn trong việc chống quân xâm lược Mông Cổ, giữ yên bờ cõi Cao Ly. Tương truyền rằng, Lý Long Tường thường lên núi Hoa Sơn ngóng trông về phương Nam, thương nhớ quê nhà. Ngọn núi đó vì thế mang tên “Vọng Quốc Đàn” hay “Vọng Cố Hương”.


Trước hùng tượng Lý Long Tường

Trước hùng tượng vua Jeongjo

Phía sau tượng Lý Long Tường, đến bức tượng vua Jeongjo là vị vua thứ 22 của triều đại Joseon và được đánh giá là "vị hoàng đế khiến cho người dân phải cảm phục vì chính nghĩa". Ông là một chính nhân quân tử, có tư cách đứng đắn và ham học. Ông cũng tự đặt cho mình một tên hiệu khác là "Vạn xuyên minh nguyệt chủ nhân ông", với ý nghĩa là "sẽ trở thành một thực thể tồn tại giống như mặt trăng soi chiếu cho toàn dân". Trong lịch sử của dân tộc Hàn, Vua Jeongjo được coi như một vị vua có công phục hưng đất nước về các mặt chính trị văn hóa. Đất nước Cao Ly – xứ sở “Kim Chi” tôn trọng lịch sử, tôn vinh công lao của các vĩ nhân một cách khách quan là vậy. Chúng tôi chụp ảnh lưu niệm trước 2 “hùng tượng”, ảnh tập thể, ảnh cá nhân, ai ai cũng thấy gần gũi và rất đỗi tự hào.
Tạm biệt Seoul, tạm biệt Hàn Quốc trên chuyến bay OZ733H về Hà Nội lúc 19 giờ 20, bầu trời của Copecnic đầy sao, xứ sở “Kim chi” đầy sao. Tạm biệt một trong những thiên đường xanh, sạch, đẹp; tạm biệt những vỉa hè của phố xá, hay thôn dã rải bằng lốp xe ô tô tái chế đủ sắc màu; tạm biệt những chuyến xe buýt đi suốt ngày không bụi bặm; tạm biệt những hàng cây bên đường phố - lá phổi của thời gian.v.v. Chúng ta tạm biệt một quốc gia năng động, mến khách; tạm biệt một dân tộc tự tôn, tự giác, tự lực, tự cường mới cách đây nửa thế kỷ trước cũng chỉ là một đất nước nghèo, mà sau 50 năm vươn mình bằng “sự học, sự làm” để trở thành một quốc gia phát triển, một trong 5 Con Rồng của châu Á, chúng tôi trở về với quê mẹ Việt Nam, lòng bao xao xuyến và tràn đầy hy vọng.

Cám ơn TW Hội Khuyến học Việt Nam, cám ơn Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Á Mỹ tại Hà Nội; cám ơn cấp ủy, chính quyền và Hội Khuyến học các cấp ở Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi có được chuyến công tác thành công này.

Đến với những cuộc hành trình “Sự học” chúng ta cùng nhau có mặt tại các xứ sở “Mặt trời mọc”, “Kim Chi”, “Ngư sư”, “Chùa vàng”, “Triệu voi”, “Chùa tháp”.v.v. cùng chứng kiến, hấp thụ tinh hoa của nền “Kinh tế học hỏi”; để từ đó chúng ta truyền lửa Xanh “Sự học” cho nhân dân lao động – sự học của người lớn – học tập thường xuyên suốt đời; để có thêm hành trang cùng nhau tự tin bước vào thời đại “Kinh tế tri thức” - nền văn minh mới của nhân loại – văn minh “Hậu công nghiệp”./.

Cao Hòe
Hội Khuyến học Nghệ An





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.221 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.