TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản thế giới
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 05.2024
Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm trở thành di sản thế giới
05.2012

Xem hình
Đại diện UNESCO trao Bằng chứng nhận Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản ký ức thế giới cho TTK UNESCO Việt Nam
Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) vừa chính thức được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bắc Giang cho biết, hồ sơ mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận tại kỳ họp thứ 5, Uỷ ban Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 14 đến 16/5.

Đại diện UNESCO đã trao bằng chứng nhận mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới cho ông Phạm Cao Phong, Tổng Thư ký Ủy ban UNESCO Việt Nam.

Ông Phạm Cao Phong, cũng là trưởng đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp trên, cho biết chúng ta đã có sự chuẩn bị rất tốt từ khâu lập hồ sơ, trình bày và bảo vệ thành công trong lần đề cử này. Bộ mộc bản này đã giành được 100% số phiếu ủng hộ.

Tại kỳ họp này, UNESCO đã công nhận bốn di sản tư liệu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận dựa trên ba tiêu chí là tính xác thực, tính độc đáo không thể thay thế và vị trí vai trò trong khu vực.

Giá trị đặc biệt của các mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm ở chỗ tư tưởng, giáo lý của Thiền viện Trúc Lâm được lưu khắc hết sức rõ nét và mang đậm bản sắc dân tộc cùng những giá trị nhân văn sâu sắc được thể hiện công phu trên mỗi mộc bản.

Nhiều mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm được khắc bằng chữ Nôm, loại văn tự của riêng người Việt Nam với nhiều sáng tạo độc đáo.

Những mộc bản này cũng sẽ là bảo vật vô giá của quốc gia, giúp người đời sau hiểu một cách chính xác và đầy đủ về lịch sử Phật giáo Việt Nam, Thiền phái Trúc Lâm, thân thế, sự nghiệp của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các danh nhân lịch sử văn hóa của đất nước, lịch sử nghề khắc in mộc bản, tư tưởng, văn hóa.

Được biết, chùa Vĩnh Nghiêm hiện còn lưu giữ hơn 3.000 mộc bản kinh Phật, được khắc từ thế kỷ 16-19 để phục vụ đào tạo tăng ni phật tử thiền phái Trúc Lâm và cả nước. Mỗi bản có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) gồm nhiều nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật... Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50cm với những chạm khắc hoa văn độc đáo.

Như vậy, cho tới nay Việt Nam đã có được ba di sản tư liệu được UNESCO công nhận là bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, mộc bản Triều Nguyễn và bộ mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm.


Theo Thu Hà (chinhphu.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.185 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.