TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Khuyến học trên đất học
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 05.2024
Khuyến học trên đất học
10.2010

Xem hình
Lãnh đạo Hội khuyến học Nam Định trao học bổng cho học sinh nghéo hiếu học huyện Xuân Trường
Nam Định là vùng đất có nền giáo dục phát triển, thời nào cũng xuất hiện những hiền tài làm rạng danh quê hương. Những năm qua, hoạt động khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú đã khơi dậy tiềm năng giáo dục ở vùng đất này.

Nếp nhà khơi nguồn trí tuệ

Về huyện Nam Trực, chúng tôi được hội khuyến học địa phương giới thiệu một gia đình nông dân vào diện nghèo nhất huyện nhưng lại rất coi trọng “đạo học”, đó là ông bà Nguyễn Văn Cẩn và Đoàn Thị Nhạ.

Cơ ngơi gia đình là ba gian nhà cấp bốn tuềnh toàng, tiện nghi sinh hoạt hầu như không có gì, nhưng suốt hai mươi năm qua, ông Cẩn, bà Nhạ vẫn tần tảo thức khuya, dậy sớm, dãi nắng dầm mưa lo cho bốn đứa con ăn học đến nơi, đến chốn. Nhà nghèo, nhưng bù lại các con đều chăm ngoan, học giỏi, được cấp học bổng.

Bây giờ, gia cảnh đã bớt phần khó khăn, song ngoài việc làm đồng ông bà vẫn bươn chải làm hàng xáo để nuôi cho cô con gái học xong đại học. Đây chỉ là một trong số 173 nghìn gia đình hiếu học trên khắp địa bàn tỉnh đã được Hội khuyến học Nam Định tuyên dương.

Nói về phòng trào khuyến học, khuyến tài của địa phương, Phó Chủ tịch thường trực Hội khuyến học Nam Định Nguyễn Phú Hậu chia sẻ: Với phương châm hoạt động lấy khuyến học thôn làng làm nền tảng, khuyến học dòng họ là trung tâm, khuyến học gia đình là then chốt, cho nên hiện nay tất cả 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều đã có hội khuyến học với 5.245 chi hội thôn, xóm, dòng họ phủ kín địa bàn dân cư, số hội viên tham gia sinh hoạt lên tới hơn 261 nghìn người, chiếm 14,3 % dân số toàn tỉnh. Đến thời điểm này, tỉnh có 2.965 dòng họ khuyến học và 2.227 thôn, xóm, tổ dân phố khuyến học.

Thực tiễn ở Nam Định cho thấy, ở các địa phương, đơn vị nếu được cấp ủy Đảng, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thì hội khuyến học nơi đó vững mạnh, phong trào phát triển nhanh, bền vững, thu hút đông đảo nhân dân tự nguyện góp công, góp sức và cùng chăm lo.

Ở thôn Ba Khu, xã Yên Phong, huyện Ý Yên nhiều năm nay từ cán bộ đương chức cho đến cán bộ về hưu đều tự giác ủng hộ một ngày lương, nhân dân ủng hộ một kg thóc /năm để xây dựng quỹ khuyến học. Sổ ghi công những tấm lòng vàng của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với sự nghiệp “trồng người” được đặt trang trọng ở nhà văn hóa thôn.

Qũy khuyến học được quản lý chặt chẽ, dành để khen thưởng cho học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tiếp tục đến trường. Vào dịp tiết Thanh minh, ngày giỗ Tổ hay khai giảng năm học mới, con cháu các dòng họ đều tập trung đông đủ về nhà thờ dâng hương, thành kính báo cáo với tiên tổ kết quả học tập và quyết tâm phấn đấu vượt khó, học giỏi.

Khi bí thư trực tiếp lo chuyện học

Mỗi địa phương ở Nam Định đều có cách làm khuyến học riêng, sáng tạo và phù hợp với điều kiện, đặc thù. Chủ tịch hội khuyến học huyện Hải Hậu Nguyễn Thế Vinh nói với chúng tôi: Kinh nghiệm trong việc xây dựng phong trào khuyến học ở Hải Hậu là sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, lấy cơ sở làm gốc để đẩy mạnh phát triển phong trào. Toàn huyện có 614 chi hội khuyến học xóm, thôn, trong đó có hơn 300 bí thư chi bộ trực tiếp làm Chi hội trưởng khuyến học. Đội ngũ cán bộ này có đủ uy tín để vận động, thu hút hơn 30 nghìn hôi viên, chiếm 12,1% dân số toàn huyện tham gia công tác khuyến học.

Hoạt động khuyến học, khuyến tài ở Nam Định đã lan tỏa vào cả những thánh đường, chùa chiền, khiến cho những nhà tu hành không chỉ chuyên tâm với việc đạo mà còn tích cực làm tốt việc đời. Chúng tôi đã chứng kiến một buổi giảng lễ ở nhà thờ xứ xã Hải Lý (Hải Hậu), vị linh mục ở đây luôn lồng ghép nội dung khuyến học vào trong bài giảng, từ đây bà con giáo dân có nhìn nhận đúng về việc học của con em mình, học để làm người và học để thoát nghèo.

Để không ảnh hưởng đến qúa trình học tập, nhà thờ xứ Hải Lý còn tuyên truyền rộng rãi đến các giáp, các họ không lễ sớm vào buổi sáng để giữ gìn sức khỏe cho con trẻ đến trường.

Còn tại xứ đạo Xuân Dục (Xuân Trường), nhiều người biết đến linh mục Ngô Viết Lục trong hơn mười năm qua thường xuyên liên hệ với các tổ chức nhân đạo quốc tế xin tài trợ cho chi hội khuyến học thôn Xuân Dục hơn bốn tỷ đồng, hiện nay xứ đạo Xuân Dục không còn trẻ em bỏ học. Linh mục chia sẻ: “Đất học – suy cho cùng là sự kết tụ bởi sự khuyến học, khuyến tài của nhiều gia đình, nhiều dòng họ, thôn làng từ nhiều đời nay. Vì thế nó đã tạo nên sự đoàn kết, nhất trí, sự hòa hợp cộng đồng, là sức mạnh tổng hợp bảo đảm cho sự bình yên trong mỗi xóm làng, làm cho nền giáo dục được chấn hưng mạnh mẽ”.

Đối với nhà chùa, tham gia tổ chức và hoạt động khuyến học là biểu hiện rõ nét, sinh động của phong trào xây dựng chùa tiên tiến. Đại đức Thích Tâm Thuần, trụ trì chùa Diêm Điền, thị trấn Ngô Đồng (Giao Thủy) tâm sự: “Tôi rất thấm thía lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh:…cho đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Lời dạy của Người lúc nào cũng khích lệ tấm lòng phổ độ chúng sinh, quảng đại từ bi của đức Phật. Chúng tôi làm khuyến học, khuyến tài là thực hiện lòng mong muốn của Bác Hồ và thực hiện chân lý của đạo Phật”.

Xuất phát từ suy nghĩ như vậy, từ năm 2005 đến nay, Chi hội khuyến học chùa Diêm Điền hoạt động nề nếp với hơn 100 hội viên đều là tăng ni, phật tử. Chi hội vận động nhân dân, tăng ni, phật tử, tín đồ tham gia xây dựng quỹ khuyến học được hơn 100 triệu đồng, hàng năm đều tổ chức phát thưởng cho tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, mỗi nơi đều được trao từ bốn đến năm suất quà cho đối tượng là học sinh nghèo vượt khó chăm ngoan học giỏi.

Chánh văn phòng hội khuyến học Nam Định Nguyễn Văn Bạo cho biết thêm, thông qua việc thực hiện xã hội hóa và huy động sức mạnh tổng hợp xây dựng quỹ khuyến học, tính đến nay số dư quỹ khuyến học trong toàn tỉnh đạt hơn 15 tỷ đồng. Nhờ nguồn quỹ tăng trưởng nên từ đầu năm đến nay Hội đã trao gần một nghìn suất học bổng, khen thưởng hơn 11 nghìn học sinh, sinh viên vượt khó học giỏi.

Trước đó, Hội khuyến học Nam Định còn tổ chức bàn giao ba căn nhà tình nghĩa khuyến học cho gia đình nghèo thuộc huyện Ý Yên, Nam Trực và Giao Thủy. Số kinh phí hỗ trợ không nhiều (30 triệu đồng/một nhà) nhưng là động lực giúp các gia đình vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, tiếp tục chăm lo việc học hành cho con em mình.

Bài và ảnh: Mai Tú

(Theo Nhân Dân ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.179 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.