TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII: Ðã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nhưng phía trước còn nhiều thách thức
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 05.2024
Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XII: Ðã ngăn chặn được suy giảm kinh tế, nhưng phía trước còn nhiều thách thức
10.2009

Kỳ họp thứ sáu QH khóa XII đã khai mạc tại Hà Nội ngày 20-10, và dự kiến sẽ kéo dài hơn một tháng. Ðây là sự kiện được cử tri và nhân dân cả nước đặc biệt quan tâm và kỳ vọng, bởi chúng ta đã trải qua hai năm quyết liệt đối phó với tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu, dồn sức ngăn chặn đà suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Gần 1.700 ý kiến cử tri gửi gắm tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị tới QH, đã được Chủ tịch UBT.Ư MTTQ Việt Nam Huỳnh Ðảm trình bày ngay trong phiên đầu tiên của kỳ họp.

Nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, nên khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động nghiêm trọng đến kinh tế nước ta - theo đánh giá trong Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày. Ðến nay, tuy khó khăn thách thức còn nhiều nhưng tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực, ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế, đạt tốc độ tăng trưởng cả năm 2009 dự kiến khoảng 5,2% - đạt chỉ tiêu QH đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 7%. Tổng số chi cho an sinh xã hội khoảng hơn 22 nghìn tỷ đồng, tăng 62% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đến cuối năm còn khoảng 11%... Tuy nhiên, báo cáo lưu ý, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 là thấp nhất trong mười năm gần đây. Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh thấp. Số hộ nghèo và tái nghèo còn nhiều, nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Báo cáo cũng nêu rõ những yếu kém trong cải cách hành chính với thủ tục nặng nề, phiền hà, bộ máy cồng kềnh, hiệu lực và hiệu quả còn thấp... Chính phủ đề ra mục tiêu năm 2010 phải tập trung mọi nỗ lực phục hồi tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2009 và nâng cao chất lượng tăng trưởng, với một số chỉ tiêu: tăng GDP khoảng 6,5%; thu nhập bình quân đầu người 1.200 USD; chỉ số tăng giá tiêu dùng 7%; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%...

Ý kiến khác nhau về gói kích thích kinh tế

Ðến cuối tháng 9-2009, tổng dư nợ cho vay thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn lưu động 4%/năm là khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng (trong đó, 84% số doanh nghiệp được vay là ở khu vực ngoài nhà nước). Nhìn chung, các doanh nghiệp (DN) đã vượt qua được thời điểm khó khăn nhất, 76 nghìn DN mới được thành lập, tạo thêm 1,5 triệu chỗ làm việc.

Với lý do gói hỗ trợ lãi suất nói trên đã hoàn thành vai trò "giải cứu" DN gặp khó khăn, Chủ nhiệm UB Kinh tế của QH Hà Văn Hiền đã đề nghị Chính phủ dừng chính sách này đúng thời hạn đã định là cuối tháng 12-2009. Bên cạnh hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất, thì quá trình thực hiện cũng có nhiều hạn chế. Thực tế chỉ khoảng 20% tổng số DN được vay vốn, đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các DN, làm giảm ý nghĩa của chủ trương kích cầu. Hơn nữa, rất khó kiểm soát hiệu quả thực chất của các khoản tín dụng. Có ý kiến cho rằng có hiện tượng dùng vốn vay để đảo nợ, để đầu tư vào chứng khoán, bất động sản hoặc gửi ngân hàng hưởng lãi suất chênh lệch. UB Kinh tế đề nghị tiếp tục thực hiện chính sách kích thích kinh tế nhưng nên dừng chính sách hỗ trợ vay vốn ngắn hạn như vừa qua, tập trung cho các mục tiêu trung và dài hạn, cho mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế.

Ðại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, chỉ tiêu tăng trưởng trên 5% đã đạt được, nhưng hiệu quả thu được từ đồng vốn không cao. Bằng chứng là hệ số sử dụng vốn (chỉ số ICOR - tỷ lệ vốn đầu tư trên sản lượng tăng thêm) từ 6,66 năm 2008 tăng lên 8 vào năm nay. Theo ông Hòa, các gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vừa qua đã có hiệu quả nhất định, nhưng cần có đánh giá cụ thể hơn. Dù DN của mình cũng ít nhiều được hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, nhưng đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng, không nên kéo dài việc làm này. Tán thành kéo dài hỗ trợ lãi suất trung, dài hạn, nhưng nên tập trung hỗ trợ những ngành nghề gì cần ưu tiên nhằm tăng năng lực cạnh tranh chứ không nên cào bằng như hiện nay.

Ðại biểu QH tỉnh Thái Nguyên Ðỗ Mạnh Hùng cho biết, chỉ có ba tỷ đồng trong tổng số 4.700 tỷ đồng vốn kích cầu được giải ngân ở tỉnh này là dành cho nông nghiệp. Cũng như vậy, đại biểu Nguyễn Văn Sỹ (Quảng Nam) nêu số vốn nông dân được vay chỉ chiếm 2% trong 2.900 tỷ đồng đã giải ngân, do nhiều quy định không sát nên nông dân khó tiếp cận nguồn vốn. Còn đại biểu Ðỗ Hữu Lâm (Long An) cho rằng, tiền hỗ trợ đến được với nông dân không dễ vì thủ tục rườm rà, chồng chéo.

Khác với những ý kiến nêu trên, đại biểu QH tỉnh Bình Dương Huỳnh Ngọc Ðáng lại kiến nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ lãi suất ngắn hạn, vì thời gian qua, gói hỗ trợ này đã phát huy hiệu quả tốt, nếu dừng trong khi DN "chưa khỏi bệnh" sẽ phản tác dụng. Trong Báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của MTTQ Việt Nam cũng nêu: "Cử tri và nhân dân kiến nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm tra, đánh giá một cách đầy đủ, khách quan về hiệu quả các gói kích cầu trước khi đưa ra giải pháp mới; kịp thời chấn chỉnh việc cho vay không đúng đối tượng và sử dụng không đúng mục đích nguồn vốn ưu đãi này. Kiến nghị Chính phủ kéo dài thời hạn cho vay ưu đãi đến hết năm 2010".

Quan tâm vấn đề chất lượng tăng trưởng

Nhiều ý kiến đại biểu trong thảo luận đều đồng tình với chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2010 Chính phủ đề ra là 6,5%, hướng tới nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng bền vững. Theo đại biểu Ðặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LÐLÐ Việt Nam, chỉ tiêu tăng trưởng 6,5% như trên là khá cao và để đạt được cũng rất khó khăn. Ðiều quan trọng là phải tăng trưởng bền vững, không vì tăng trưởng mà quên các vấn đề xã hội khác, không nên cố đạt tốc độ tăng trưởng bằng mọi giá. Phải quan tâm đến chất lượng tăng trưởng, chú trọng đặc biệt công tác đào tạo nguồn nhân lực, vì tỷ lệ lao động qua đào tạo của ta mới đạt 38%. Về vấn đề này, đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, nên tập trung nỗ lực phục hồi bền vững tốc độ tăng trưởng, ưu tiên nâng cao chất lượng tăng trưởng. Nếu tăng trưởng nhanh nhưng chỉ tăng về lượng, không tăng về chất thì đáng lo ngại. Chính phủ cần sớm chi tiết hóa giải pháp tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là phải đưa ra được chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô có tính cạnh tranh cao hơn, khắc phục những hạn chế nội tại của nền kinh tế mà Chính phủ đã nhận diện. Ðặc biệt, phải tái cấu trúc thị trường, có chính sách rõ ràng để khuyến khích DN tập trung vào thị trường trong nước, khai thác tối đa nội lực. Một DN khi bước chân ra nước ngoài muốn có chỗ đứng chắc chắn đòi hỏi cái chân trong nước phải thật vững - đại biểu Trần Du Lịch nói. Ðề xuất của đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) là, khi tái cấu trúc nền kinh tế, nên tập trung vào nông nghiệp, nông thôn để làm sáng bức tranh "tam nông", và quan trọng hơn, để tạo ra nền tảng cho tăng trưởng bền vững.

Ðề cập chất lượng tăng trưởng ở khía cạnh khác, đại biểu Nguyễn Ðình Quyền (Hà Nội) lưu ý, chính sách kích thích kinh tế đưa ra có tốt bao nhiêu đi chăng nữa, nhưng bộ máy cồng kềnh, năng lực cán bộ yếu, tham nhũng còn nghiêm trọng như báo cáo của Chính phủ, thì chính sách không thể phát huy hiệu quả trong cuộc sống như mong muốn. Từ đó, đại biểu này đề nghị Chính phủ có đánh giá riêng về hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ T.Ư đến địa phương.

Ủy ban Kinh tế của QH trong báo cáo thẩm tra bày tỏ lo ngại trước tình trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng tập trung vào bất động sản, như vậy sẽ không tạo ra nhiều việc làm và ít có khả năng tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, không đẩy mạnh được xuất khẩu. Về kết quả giảm nghèo, Ủy ban này đánh giá là chưa vững chắc. Mức chuẩn nghèo chưa thay đổi theo Nghị quyết của QH, trong khi mặt bằng giá chung đã lên rất cao, nên con số tỷ lệ hộ nghèo 11% là chưa phản ánh đúng thực chất.

Tuần đầu của kỳ họp, QH đã nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra và thảo luận về sáu dự án luật và dự kiến Chương trình giám sát của QH năm 2010. Tại kỳ họp thứ sáu của QH lần này, cùng với việc xem xét các báo cáo của Chính phủ về kinh tế-xã hội, chất vấn và trả lời chất vấn, QH sẽ thảo luận, thông qua tám dự án luật, cho ý kiến về mười dự án luật khác, tiến hành giám sát một số lĩnh vực, trong đó có việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn tài sản nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; kết quả một năm điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội, và đặc biệt là giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp trước... Một khối lượng công việc nặng nề đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu QH.

BBT (Theo Khôi Nguyên - nhandan ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.192 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.