TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Kinh tế - Xã hội | "Điểm sáng văn hóa" trên vĩ tuyến 17 năm xưa
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Kinh tế - Xã hội 04.2024
"Điểm sáng văn hóa" trên vĩ tuyến 17 năm xưa
09.2009

Xem hình
Giờ tan trường
Cách đây tròn 50 năm, Trường cấp III Vĩnh Linh là ngôi trường XHCN đầu tiên nơi đầu cầu giới tuyến và trở thành một điểm sáng văn hóa trên lũy thép anh hùng.

50 năm đồng hành cùng quê hương, vượt qua bao hy sinh, gian khổ trong những năm tháng chiến tranh hay trong công cuộc hàn gắn vết thương, chiến tranh xây dựng và phát triển, Trường cấp III Vĩnh Linh luôn xứng đáng với niềm tin yêu của đồng chí, đồng bào cả nước.

Trường THPT Vĩnh Linh được thành lập ngày 15-9-1959 với cái tên ban đầu Trường cấp III Vĩnh Linh, có tổng số học sinh 83 em chia làm hai lớp với 14 giáo viên, là nơi đào tạo con em Vĩnh Linh và con em từ miền nam vượt tuyến ra bắc.

Với mưu đồ dập tắt điểm sáng văn hóa đầu cầu miền bắc XHCN, trong trận đầu leo thang đánh phá miền bắc, ngày 8-2-1965 đế quốc Mỹ đã huy động 82 lượt máy bay đánh xuống thị trấn Hồ Xá, một thầy giáo và bảy học sinh của Trường bị bom Mỹ sát hại. Bom đạn ngày càng ác liệt, Trường cấp III Vĩnh Linh thực hiện phương án chia làm ba phân hiệu với năm địa điểm Vĩnh Tú, Vĩnh Nam, Vĩnh Hòa, Vĩnh Lâm, Vĩnh Tân. Hằng ngày, thầy và trò luồn giao thông hào đến lớp học dưới hầm sâu, nhưng lòng say mê vẫn được thắp sáng. Chất lượng giáo dục vẫn được coi trọng. Nhà trường đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng và tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ.

Chiến tranh ngày càng ác liệt, Trường cấp III Vĩnh Linh được lệnh sơ tán ra Tân Kỳ (Nghệ An). Vượt 400 cây số với bao gian lao nguy hiểm của chiến tranh, ngày 20-11-1967 toàn bộ học sinh, giáo viên Trường cấp III Vĩnh Linh đã đến nơi sơ tán. Ðược sự giúp đỡ tận tình của Ðảng bộ và nhân dân huyện Tân Kỳ, thầy và trò đã nhanh chóng dựng trường, sớm ổn định cuộc sống cho 941 học sinh và 48 giáo viên. Những năm tháng trên quê hương mới Tân Kỳ trong vô vàn khó khăn, trường vẫn không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Năm học 1971 - 1972, tổng số học sinh lên đến 2.312, và trở thành ngôi trường nội trú lớn nhất miền bắc lúc bấy giờ. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, hàng vạn học sinh của trường tốt nghiệp ra đi xây dựng và bảo vệ đất nước. Chiến tranh ngày càng ác liệt nhất là trên chiến trường Quảng Trị quê hương luôn thôi thúc thầy và trò, năm 1972, Trường cấp III Vĩnh Linh đã có 182 em viết đơn bằng máu tình nguyện vào nam đánh Mỹ. Ðược cấp trên chấp thuận, họ đã lập thành Ðại đội K8, chiến đấu ngoan cường và lập công xuất sắc tại chiến trường Quảng Trị quê hương. Nhiều người đã hy sinh anh dũng trên mảnh đất Thành Cổ.

Năm 1972, Quảng Trị được giải phóng, thầy và trò Trường cấp III Vĩnh Linh trở về đất mẹ. Bằng những kinh nghiệm từ thực tiễn và lòng say mê nghề nghiệp, đội ngũ giáo viên Trường cấp III Vĩnh Linh lại lao vào công việc. Lấy chất lượng dạy và học đặt lên hàng đầu, các phong trào "thi đua dạy tốt, học tốt", "mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo" được dấy lên sôi nổi. Từ sự phấn đấu không ngừng ấy Trường THPT Vĩnh Linh trở thành trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc được UBND tỉnh tặng Bằng khen; Bộ trưởng Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác thư viện (1998 - 2001); Chi bộ Ðảng luôn được công nhận là chi bộ trong sạch, vững mạnh được Tỉnh ủy Quảng Trị tặng cờ "5 năm liên tục đạt trong sạch, vững mạnh" (1995 - 2000); Công đoàn và Ðoàn thanh niên là cơ sở vững mạnh. Ðoàn Trường được T.Ư Ðoàn tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi và cờ thưởng luân lưu mang chân dung Bác Hồ.

Từ năm 1994 đến 1999; có 95 học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có nhiều giải cao; có ba học sinh giỏi đoạt giải quốc gia.

Từ năm 1999 đến 2009; Trường có 11 giải quốc gia; 301 giải học sinh giỏi văn hóa tỉnh; có sáu giáo viên có trình độ thạc sĩ; hiện có bảy giáo viên đang học cao học.

50 năm qua đã có gần 20.000 học sinh tốt nghiệp, có nhiều người giữ cương vị cao ở cấp bộ, tỉnh, và huyện; hơn 1.000 cán bộ khoa học có học vị cao như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ các chuyên ngành. Có hơn 2.000 học sinh tình nguyện lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc trong những năm chống Mỹ, cứu nước. Nhiều cán bộ, giáo viên được ghi nhận công lao bằng những phần thưởng cao quý. Học sinh đỗ vào trường đại học hằng năm (tính từ 1999 đến 2008) là: từ 35 đến 40%.

Hướng đến lễ kỷ niệm 50 năm truyền thống, năm học 2008 - 2009, Trường THPT Vĩnh Linh nỗ lực phấn đấu và đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi. Ðội học sinh giỏi đoạt 40 giải cấp tỉnh, có một học sinh đoạt giải quốc gia. Trường đã tổ chức thành công Ngày Hội văn hóa dân gian; thường xuyên tổ chức chăm sóc Nghĩa trang liệt sĩ huyện Vĩnh Linh; trồng mới cây xanh. Tham gia hiệu quả hai chuyên đề cấp tỉnh. tham gia đầy đủ các phong trào VH-VN-TDTT của huyện và tỉnh. Ngày Hội công nghệ thông tin cấp tỉnh (4-2009) Trường đoạt ba giải tập thể (giải sáng tạo công nghệ, giải sáng tạo phần mềm giải C ngày Hội CNTT), một giải cá nhân (thành viên tích cực ứng dụng CNTT). Hội Thi chạy Việt dã do Sacombank phối hợp với Sở GD và ÐT và Sở VH-TT-DL tổ chức (4-2009) Trường đoạt một giải ba toàn đoàn; hai giải cá nhân.

Phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian qua, thầy giáo, cô giáo và học sinh trường THPT Vĩnh Linh luôn nỗ lực cố gắng, không ngừng vươn lên. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Ðảng, chính quyền các cấp, Sở GD và ÐT Quảng Trị, các cơ quan, ban, ngành trong và ngoài tỉnh, Hội Cha mẹ học sinh, các thế hệ thầy giáo, cô giáo và cựu học sinh, Trường THPT Vĩnh Linh "Tự hào truyền thống đoàn kết - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Hành động thiết thực - Vững bước tiên lên" quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo "Thế" và "Lực" để xây dựng trường phát triển vững mạnh.

50 năm giữ vững và phát huy truyền thống, không ngừng phấn đấu, Trường THPT Vĩnh Linh đã đạt những thành tựu to lớn, được Ðảng và Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; trường vinh dự nhận 63 cờ thưởng các cấp; 28 giấy khen các cấp; 27 bằng khen các cấp. Với những thành tích đáng tự hào ấy, năm 2000 Trường được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; được công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 - 2010.

Trường THPT Vĩnh Linh - mái trường Anh hùng trên mảnh đất kim cương đã vượt qua chặng đường 50 năm xây dựng và phát triển, nhà trường luôn bám sát mục tiêu giáo dục phục vụ nhiệm vụ chính trị của Ðảng qua các thời kỳ và đóng góp cho Ðảng, cho nhân dân nguồn lực dồi dào, có vai trò, trách nhiệm trước sự nghiệp chung của đất nước.


NGUYỄN HOÀI NAM Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Linh

(Theo nhandan ĐT)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.229 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.