TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Phảt huy vai trò của Hội Khuyến học đối với phong trào " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 05.2024
Phảt huy vai trò của Hội Khuyến học đối với phong trào " xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"
08.2009

Sau hơn một năm triển khai phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác giáo dục đào tạo của cả nước nói chung, ở từng địa phương nói riêng đã có những chuyển biến rõ nét.

Cụ thể nhất là hệ thống trường lớp ngày một thân thiện hơn với môi trường xanh, sạch, đẹp, cơ sở vật chất lớp học, nước sạch... được đảm bảo; phương pháp giáo dục được chú trọng đổi mới theo hướng phát huy tính chủ động sáng tạo của người học; các trường quan tâm việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong nhà trường được duy trì thường xuyên có hiệu quả…Nhờ đó chất lượng giáo dục được nâng lên, tình trạng học sinh bỏ học giảm đáng kể so với những năm học trước.

Những kết quả đạt được của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2008 - 2009 là nhờ sự cố gắng, nổ lực rất lớn của các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở. Trong đó, phải kể đến vai trò của hội khuyến học các cấp trong việc tích cực tham gia hưởng ứng đồng thời triển khai những giải pháp cụ thể để đưa phong trào phong trào vào từng lớp học, đến từng cơ sở giáo dục – đào tạo, đến từng hộ gia đình và khu dân cư. Ngày 03/8/2009, việc ban hành kế hoạch phối hợp thực hiện giữa Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung ương Đoàn, Hội LHPN và Hội Khuyến học Việt Nam chính là cơ sở để tiếp tục phát huy vai trò của các cấp hội khuyến học đới với phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong năm học 2009 – 2010.

Kế hoạch phối hợp thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” năm học 2009 - 2010 có mục đích nhằm phát huy tính chủ động, sáng kiến tích cực của mỗi cấp, mỗi ngành cũng như các hội, đoàn thể trên cơ sở thế mạnh của mình, qua đó phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống chính trị, mọi tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp “trồng người”, vì tương lai của mỗi gia đình và sự phát triển chung của đất nước. Trên cơ sở kế hoạch phối hợp, các Bộ, ngành, đoàn thể sẽ tham gia tập trung chỉ đạo theo ngành dọc, có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ, đảm bảo thực hiện một cách sámg tạo và hiệu quả những nội dung của phong trào thi đua ở các cơ sở giáo dục và các đơn vị cùng cấp tại địa phương. Đối với hội khuyến học, trên cơ sở phối hợp cùng với gia đình, nhà trường sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện học tập và giáo dục nhân cách cho học sinh; đồng thời thực hiện tốt nhất mọi chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của cá nhân, đơn vị, các doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu “ba đủ” (đủ ăn, đủ sách vở, đủ quần áo). Vì thế, để góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vai trò của hội khuyến học các cấp phải được nhận thức và phát huy đầy đủ, bao gồm:

Một là: Thông qua các cấp hội khuyến học, đặc biệt là ở cơ sở, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nội dung của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, từng phụ huynh học sinh và mọi tầng lớp nhân dân.

Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần thực hiện mục tiêu từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, những thông tin liên quan đến nội dung, yêu cầu của phong trào vẫn chưa được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do đó, cần thông qua các cấp hội khuyến học (đặc biệt là chi hội khuyến học của thôn, xóm, khối phố) để tuyên truyền, phổ biến phong trào đến từng hộ gia đình, từng phụ huynh học sinh. Mục tiêu tuyên truyền phải làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy được ý nghĩa, vai trò của phong trào để từ đó tích cực tham gia, phối hợp cùng với chính quyền, nhà trường trong việc xây dựng môi trường học tập thân thiện, hỗ trợ những điều kiện cần thiết để học sinh có thể phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập.

Hai là: Kết hợp giữa công tác vận động đưa trẻ đến trường với việc thường xuyên nắm bắt nguyên nhân học sinh bỏ học để kịp thời có ý kiến đề xuất điều chỉnh đối với phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Đối với mỗi địa phương, việc triển khai những yêu cầu của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” luôn có những đòi hỏi khác nhau. Các cấp hội khuyến học với nhiệm vụ thường xuyên là quan tâm vận động con em đến trường, vì thế cần phối hợp với gia đình, nhà trường để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học trên cơ sở thay đổi môi trường học tập, tạo được sự hứng thú, thoải mái cho học sinh khi đến trường. Thông qua các cấp hội nắm bắt thực trạng, nguyên nhân tình trạng học sinh bỏ học ngay từ cơ sở để kịp thời đề xuất ý kiến điều chỉnh, đảm bảo phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thích ứng với điều kiện cụ thể của từng địa phương. Bên cạnh đó, cần thường xuyên hướng hoạt động khuyến học, khuyến tài vào việc tạo điều kiện cho con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn không vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vỡ mà bỏ dỡ việc học tập.

Ba là: Phát huy vai trò hội khuyến học trong việc huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất trường lớp; hỗ trợ dụng cụ, phương tiện cần thiết đáp ứng được nhu cầu tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh.

Tại nhiều cơ sở giáo dục, trường học ở nước ta hiện nay điều kiện cơ sở vật chất còn rất thiếu thốn, môi trường cảnh quan, hệ thống nước sạch, nhà vệ sinh…chưa được chú trọng cải thiện vì nguồn kinh phí đầu tư hạn hẹp. Vì thế cần thông qua hội khuyến học để kêu gọi các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế tích cực tham gia hỗ trợ cho việc đầu tư, cải thiện trường lớp đáp ứng được yêu cầu “an toàn - xanh - sạch đẹp”. Ngoài ra, hội khuyến học các cấp cần chú trọng vận động đối với từng hộ gia đình, phụ huynh học sinh trong việc quan tâm hỗ trợ những phương tiện, dụng cụ thực hành cần thiết đáp ứng nhu cầu phát huy tố chất tích cực, sáng tạo trong học tập của con em.

Bốn là: Phát huy tính khách quan của hội khuyến học trong việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức thực hiện phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi địa phương.

Việc triển khai thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần được thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm qua từng năm học. Việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, phản ánh đúng thực tế triển khai và tác động của phong trào đến công tác giáo dục - đào tạo nói riêng, đến đời sống xã hội nói chung. Vì thế, thu hút sự tham gia phản biện từ phía các cơ quan, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội sẽ giúp phong trào ngày một hiệu quả và thiết thực hơn. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các cấp hội khuyến học cần thường xuyên khảo sát thực trạng triển khai phong trào tại các trường học, cơ sở giáo dục để tham mưu, phối hợp với chính quyền, lãnh đạo ngành giáo dục của địa phương đưa ra những giải pháp điều chỉnh hợp lý. Nội dung đánh giá cũng đồng thời phải phản ánh được tác động của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập qua từng giai đoạn. Theo đó, hiệu quả phong trào phải tạo ra được những chuyển biến tích cực trong việc hướng đến mục tiêu xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

Tóm lại, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là giải pháp quan trọng để từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay. Phong trào cần có sự tham gia hưởng ứng sâu rộng của các ban ngành, đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân. Đối với Hội Khuyến học, thông qua nhiệm vụ khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sẽ trực tiếp hỗ trợ những điều kiện cần thiết để tạo dựng môi trường học tập ngày một thân thiện cũng như phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, đặc biệt là góp phần thực hiện tốt nhất chính sách của Nhà nước, sự hỗ trợ của cá nhân, đơn vị đảm bảo yêu cầu “ba đủ”, không để vì thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở mà các em không được đến trường. Do đó, phát huy vai trò của hội khuyến học các cấp là nhiệm vụ cần thiết để thực hiện thắng lợi phong trào vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở mỗi địa phương trong năm học 2009-2010./.

TRUNG ĐẠT

(Địa chỉ: Văn phòng Huyện ủy Hoài Nhơn, Bình Định).

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.215 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.