TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | Hướng tới Đại hội Thi đua Khuyến học toàn quốc lần thứ II
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 04.2024
Hướng tới Đại hội Thi đua Khuyến học toàn quốc lần thứ II
06.2009

Xem hình
Ngày 26/10/2000, tại Thủ đô Hà Nội, trong không khí tưng bừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long- Hà Nội, Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ I đã khai mạc. Đại hội là một biểu tượng sáng lạn về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam, đồng thời đặt một mốc son mới trong lịch sử phát triển phong trào toàn dân học tập, tiếp nối phong trào Truyền bá quốc ngữ (1938-1944) và Bình dân học vụ (1946-1954).

Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ nhất đã gắn chặt những mục tiêu của cuộc vận động khuyến học với mục tiêu nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tại Đại hội, có 5 Tỉnh, Thành hội được nhận bằng khen của Chính phủ (Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long và Thành phố Hồ Chí Minh); 5 phong trào thi đua ở địa phương được tặng cờ thi đua xuất sắc (Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Hà Tĩnh); 17 đơn vị và tập thể được nhận cờ thi đua xuất sắc; 58 đơn vị, tập thể và 45 cá nhân nhận bằng khen của Trung ương Hội khuyến học Việt Nam.

Chỉ đạo hướng thi đua khuyến học sau Đại hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự của Hội khuyến học Việt Nam đã nhấn mạnh trong lời phát biểu của mình: “Phải tạo nên một phong trào xã hội giáo dục rộng lớn: người người học tập, nhà nhà học tập, mọi tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội đều học tập, làm cho xã hội ta thực sự là một xã hội học tập, một xã hội sáng tạo; dân tộc ta thực sự là một dân tộc hiếu học, học tập thường xuyên, học tập mãi mãi, học tập suốt đời…”.

Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ I đã thổi một luồng gió mới vào phong trào khuyến học khuyến tài. Toàn hội đã bắt tay vào phong trào thi đua đợt II với chủ đề “Vì sự nghiệp khuyến học”. Đến nay, chặng thi đua đợt II đã trải qua 9 năm và đã đến lúc tổng kết giai đoạn này để đi vào giai đoạn mới, mà như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ ra, là giai đoạn đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời của nhân dân để hình thành mô hình xã hội học tập trên đất nước ta.

Trong 9 năm qua, tập trung vào 5 nội dung thi đua khuyến học do Đại hội thi đua lần thứ I đề ra, những người làm khuyến học và những ai quan tấm đến khuyến học đều vui mừng thấy rằng, toàn Hội đã thực hiện thắng lợi và vượt mức những gì mà chúng ta mong muốn.

Trước hết, để trở thành một lực lượng xã hội đông đảo và thống nhất, đủ sức góp phần chấn hưng và phát triển nền giáo dục, Hội đã hết sức quan tâm đến việc xây dựng tổ chức, phát triển hội viên, lấy lực lượng của hội làm hạt nhân trong cuộc vận động xã hội hoá giáo dục. Nếu như sau Đại hội I, tổ chức của Hội còn thiếu vắng ở một số tỉnh/thành thì hiện nay, hầu như ở xã nào, phường nào cũng như ở rất nhiều thôn bản, phum sóc….đều có hội viên hoặc có tổ chức cơ sở của Hội đang hoạt động.

Tính trung bình, trong 9 năm qua, mỗi năm Hội có thêm trên 500.000 hội viên với ba, bốn chục ngàn chi hội khuyến học. Là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội đã tích cực vận động nhân dân đi học, nhân dân tham gia xây dựng nhà trường và phát triển các hình thức học tâp theo tinh thần xã hội hoá. Nhiều người đánh giá rằng, khuyến học hiện như một mặt trận nhỏ trong Mặt trận Tổ quốc rộng lớn. Cái nghĩa “mặt trận” ở đây thể hiện ở thành phần tham gia khuyến học: các cán bộ thuộc các ngành, các cấp, những vị cán bộ lão thành, những doanh nhân, những nhà giáo, những sĩ quan và chiến sĩ trong lực lượng quốc phòng và an ninh, những nhà tu hành..v..v…Một khi nhân dân thấy học tập là cái lý của cuộc sống thì người làm khuyến học vui mừng nói với nhau rằng, sự học mà phong trào khuyến học đề cao chính đã góp vào cái lý mà nhà Bác học Lê Quý Đôn hàng trăm năm trước đã đúc kết:

Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng,
Chẳng bằng kinh sử một vài pho

Hai là, trong khuôn khổ điều kiện và chức năng của mình, Hội đã làm được một việc đáng được gọi là bổ ích và to lớn: Cùng với ngành giáo dục, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Hội cho ra đời trên 600 trung tâm học tập cộng đồng. Có người nói rằng, trung tâm học tập cộng đồng nhiều thì có nhiều, nhưng hiệu quả học tập thì chưa đáng như mong muốn. Sự thực thì có thể như vậy, nhưng lỗi không phải ở Hội khuyến học. Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã đặt mức 80% các xã, phường, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng vào năm 2010 và Hội khuyến học phải tham gia tích cực vào các hoạt động vận động nhân dân đi học. Còn cơ chế quản lý, chính sách đầu tư cho các trung tâm thuộc nhiệm vụ của các Bộ, Ngành chức năng. Hội đã vận động nhân dân “xắn tay áo lên” cùng chính quyền địa phương xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng và 3 năm qua đã vận động được 30.000.000 lượt người học các chuyên đề do các trung tâm tổ chức. Mức đề ra cho năm 2010 đã được thực hiện vào cuối năm 2008. Đó là một chiến công cần khẳng định.

Ba là, Hội cần mở rộng phạm vi hoạt động thông qua những mối quan hệ liên kết với các ngành, các tổ chức xã hội, các Hội chính trị-xã hội, các Hội xã hội-nghề nghiệp, các tổ chức sản xuất-kinh doanh..v..v…Về điều này, sau khi có quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Chính phủ về xây dựng xã hội học tập đến năm 2010 sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập thì nhiều Bộ, Ngành cũng như nhiều đoàn thể chính trị và xã hội đã đồng loạt triển khai các đề án của mình để thực hiện những hoạt động giáo dục theo hướng ai cũng học tập và thường xuyên được học tập.

Có thể đi vào một số phong trào:

- Đối với việc học của công nhân, rất nhiều doanh nghiệp đã mở ra hướng đào tạo, bồi dưỡng sau:

* Đào tạo tập trung ngoài doanh nghiệp (Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam mở ra 2 trường Cao đẳng Hàng Hải, Tập đoàn Than - Khoáng sản mở 2 trường Cao đẳng nghề Mỏ; Tập đoàn Bưu chính - Viễn Thông xây dựng 4 trường trung cấp về Bưu Chính - Viễn Thông và Công nghệ Thông tin..v..v…)

* Đào tạo tập trung trong doanh nghiệp (Công ty VINASin có 13 cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp; Công ty may cổ phần Bình Dương có những cơ sở đào tạo cho những lao động mới được tuyển).

* Mở ra các lớp học góp phần xoá mù chữ và phổ cập giáo dục cho công nhân. Công việc này khá phổ biến trong các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động chân tay. Ví dụ ở Công ty Cao sư Phú Riềng, Dầu Tiếng…..có những lớp xoá mù chữ cho công nhân người dân tộc.

- Đối với nông dân, Hội nông dân Việt Nam đã mở ra các lớp học nghề ngắn hạn, riêng năm 2008 đã có 154.455 nông dân học thêm được 1 nghề. Hội đã mở ra các hội thảo đầu bờ để phổ biến kiến thức mới cho nông dân: Năm 2007 có 36.000 hội thảo với 2.682.760 lượt người dự, con số tương ứng năm 2008 là 32.550 và 1.800.000. Những trung tâm khuyến nông đã mở các lớp tư vấn việc làm và lớp dạy nghề (năm 2008, có 45.000 nông dân học nghề ở trung tâm khuyến nông và có 13.500 nông dân được tư vấn việc làm).

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh mở ra rất nhiều hình thức học cho thanh niên không có điều kiện học ở hệ chính quy. Ngoài Học viện thanh niên và các Trường Đoàn, Đội ở các tỉnh, thành, đoàn còn mở các lớp tập huấn kỹ thuật, lớp chuyển giao công nghệ, các lớp học trong Cung Văn hoá hoặc Nhà văn hoá về kỹ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, tin học, ngoại ngữ..v..v….).

- Hội Phụ nữ Việt Nam đã tích cực mở các lớp xoá mù chữ cho chị em lao động nghèo khó, các lớp bổ túc văn hoá để phổ cập giáo dục, các lớp chuyên đề về giới, sức khoẻ sinh sản, dinh dưỡng…v…v…(Năm 2008, có 19.600 phụ nữ được thoát nạn mù chữ, 34.779 được phổ cập giáo dục tiểu học và 68.605 chị được phổ cập giáo dục trung học cơ sở).

Nếu đi vào từng ngành, từng đoàn thể để thống kê các hình thức học và kết quả học của người lao động, ta có thể thấy, việc học hiện nay đã trở thành một phong trào rộng khắp các ngành, các giới, các cộng đồng dân cư, các dòng họ và từng gia đình.

Bốn là, Hội khuyến học đã có những hình thức hoạt động để khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học trong nhân dân, tạo nên động lực mạnh mẽ và to lớn để đưa cuộc vận động khuyến học, khuyến tài thành một phong trào toàn dân học tập, toàn dân tham gia phát triển giáo dục. Ngay từ đầu, phong trào xây dựng gia đình hiếu học đã được nhân dân trong cả nước hưởng ứng sôi nổi. Cuối năm 2004, Đại hội biểu dương gia đình hiếu học toàn quốc lần thứ I đã được tổ chức ở Hà Nội. Cả nước đã có trên dưới 1.500.000 gia đình đăng ký đạt danh hiệu gia đình hiếu học. Đến nay, số lượng gia đình đăng ký thi đua đã gấp quá 3 lần so với năm 2004 và số gia đình được công nhận đạt danh hiệu đã lên tới trên 1.500.000 gia đình. Phong trào này đã phát triển rộng và đã mở ra các danh hiệu mới như dòng họ khuyến học, khu phố khuyến học, bản làng khuyến học..v..v.. Gia đình hiếu học đang dần dần trở thành hạt nhân cơ bản của xã hội học tập.

Năm là, để hỗ trợ nhà trường có thêm điều kiện xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật, động viên học sinh, sinh viên đạt thành tích học tập cao, giúp trẻ em nghèo có những học bổng…, Hội đã xây dựng Quỹ khuyến học ở các cấp, từ Trung ương đến cơ sở. Quỹ khuyến học đã nhanh chóng phát triển những hình thức mới như Quỹ khuyến học của dòng họ, Quỹ khuyến học gia đình… Ngoài ra còn có những hình thức quỹ cho riêng những đối tượng đặc biệt như quỹ dành cho con em quân nhân, gia đình thương binh liệt sĩ.

Liên tục trong 9 năm qua, cuộc thi đua khuyến học đã lôi cuốn ngày càng đông đảo các lực lượng xã hội, các lực lượng kinh tế cũng như các đơn vị quân đội, công an, cựu chiến binh, cựu giáo chức….Thi đua khuyến học đã góp phần không nhỏ vào thi đua “hai tốt” (Dạy tốt, học tốt) trong ngành giáo dục do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, tạo ra một sự hỗ trợ tích cực cho cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong ngành giáo dục. Mặt khác, phong trào thi đua khuyến học đã trở thành một nhân tố quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập.

Đầu năm 2009, Nhà nước đã chính thức lấy ngày 2/10 hàng năm làm Ngày khuyến học Việt Nam. Trung ương Hội đã quyết định lấy tháng 9 làm tháng đẩy mạnh thi đua chào mừng Ngày khuyến học 2/10. Hơn nữa, ngày 2/10 còn là ngày thành lập Hội khuyến học Việt Nam. Do vậy “Tháng 9 khuyến học” có ý nghĩa “kép” - tháng đẩy mạnh thi đua để lấy thành tích chào mừng Ngày khuyến học Việt Nam, đồng thời để kỷ niệm thiết thực ngày Hội khuyến học Việt Nam được thành lập.

Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II này sẽ được tiến hành trong tháng 9 khuyến học. Những thành tích khuyến học được biểu dương, những cá nhân và tập thể tích cực trong phong trào thi đua khuyến học được tôn vinh sẽ là những bông hoa tươi thắm dành cho lễ kỷ niệm Ngày khuyến học Việt Nam lần thứ nhất.

Do vậy, Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ II sẽ không chỉ là một ngày hội của những người làm khuyến học, mà còn là ngày hội tôn vinh giá trị hiếu học của nhân dân trong cả nước.

GS-TS Phạm Tất Dong
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Khuyến học VN

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.194 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.