TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Vị thế văn hóa và văn hóa dân tộc trong xây dựng nền giáo dục mở
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 05.2024
Vị thế văn hóa và văn hóa dân tộc trong xây dựng nền giáo dục mở
04.2009

Xem hình
Giáo dục mở trên nền văn hóa và văn hóa dân tộc
Tại Hội thảo quốc tế: “Vị thế văn hoá - văn hoá dân tộc trong giáo dục đại học” do Trường Đại học Bình Dương tổ chức”. GS - TSKH Cao Văn Phường, Giáo sư danh dự Trường Đại học Kyung Nam, Hàn Quốc; Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng Trường Đại học Bình Dương đã có bài tham luận về vấn đề phát huy vị thế văn hóa và văn hóa dân tộc trong việc xây dựng nền giáo dục mở trước xu thế hội nhập. Chúng tôi xin giới thiệu cùng Bạn đọc:

Cho đến nay, nhân loại đã ghi nhận rất nhiều định nghĩa về văn hóa. Tuy nhiên, hầu như tất cả các định nghĩa đó đều một điểm chung là thừa nhận, chính con người đã tạo ra văn hóa và văn hóa làm cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn, có giá trị hơn, trở nên cao thượng hơn, vị tha hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói về văn hóa như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về, mặc, ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa…”. Tổng giám đốc Unesco, Feolenico Mayor định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện tại, qua các thế kỷ, các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định riêng của từng dân tộc”

Văn hóa cũng góp phần cho sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người đa dạng, phong phú hơn và ngày càng phù hợp với quy luật, hài hòa với thiên nhiên. Văn hóa làm cho mỗi dân tộc có đặc trưng riêng và chính nó góp phần tạo nên văn minh của từng dân tộc. Vì vậy, vị thế văn hóa dân tộc trong nhân loại, như Giáo sư Trần Văn Giàu nhận định:“Bị đô hộ hàng mười thế kỷ bởi một nước có văn hóa cao hơn, số dân đông hơn gấp bội mà sau mấy ngàn năm - Ta vẫn là ta – hẳn không phải vì mũi tên nhọn hơn, bắp thịt cứng hơn mà chủ yếu là nhờ văn hóa, nhờ đạo lý, nhờ hệ giá trị tinh thần của riêng mình, chứ văn hóa lấy sức đọ sức, lấy số đọ số thì dân Việt Nam, nước Việt Nam chỉ còn là đối tượng khảo cổ học”.

Không chỉ có tác dụng trực tiếp đến đời sống con người, giúp con người hoàn thiện phẩm chất đạo đức, cách ứng xử giữa người và người; giữa người với thiên nhiên… văn hoá còn là nội lực, là lực liên kết giữa các phần tử trong xã hội, gắn kết con người với con người, tạo nên hình dạng của một dân tộc, một đất nước. Khi nội lực đó được phát huy sẽ tạo nên sự gia tăng của lực liên kết. Lực gia tăng đó chính là sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc, tinh thần hy sinh, dám dấn thân vì vận mệnh của đất nước, vì sự sinh tồn của dân tộc, làm cho hình dáng dân tộc được ổn định và xã hội càng trở nên văn minh.

Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt công nghệ thông tin đã làm cho thế giới dần trở thành một thế giới mở, tạo nên nền kinh tế mở - kinh tế tri thức, với những đặc trưng cơ bản gồm sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của các quốc gia trên cơ sở không ngừng đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng, năng suất lao động; tạo nên sự cạnh tranh liên kết, liên kết cạnh tranh, tạo sự sàng lọc giữa các nền văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội; các chuẩn mực đạo đức - đạo đức xã hội dần được điều chỉnh cho phù hợp với quy luật phát triển. Vì vậy, ngày nay tiềm năng của mỗi quốc gia không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, mà phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của con người; phụ thuộc rất lớn vào khối lượng trí thức, văn hóa của nhân loại hàm chứa trong đại đa số dân chúng của quốc gia đó; phụ thuộc vào trình độ dân trí của mỗi quốc gia cao hay thấp. Giáo dục, bảo tồn và phát triển văn hóa vì thế trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.

Trên tinh thần đó, phát huy vai trò và vị thế văn hóa - văn hóa dân tộc trong giáo dục đại học sẽ góp phần tích cực xây dựng nền giáo dục mở. Ngược lại, thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nền giáo dục mở sẽ góp phần tích cực phát triển và bảo tồn vị thế văn hóa - văn hóa dân tộc. Hơn bao giờ hết, trong nền kinh tế mở - kinh tế tri thức, vị thế văn hóa - văn hóa dân tộc càng giữ vị trí quan trọng trong giáo dục nói chung, đặc biệt giáo dục đại học. Có thể khẳng định rằng, sự thành bại của mỗi cá nhân con người để tạo nên mối liên kết cạnh tranh - cạnh tranh liên kết, không chỉ phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố văn hóa, phẩm chất đạo đức, sự hiểu biết về cuộc sống của con người đó.

Từ những năm 90 của thế kỷ 20, dưới ánh sáng của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và và lãnh đạo, bên cạnh hệ thống giáo dục đại học công lập, ở Việt Nam đã xuất hiện hàng loạt các trường đại học ngoài công lập, thu hút hàng trăm ngàn sinh viên theo học. Cùng với sự đổi mới về chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, vấn đề xây dựng môi trường văn hóa và giáo dục văn hóa trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các trường thuộc hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Điều đáng nói là, mặc dù giáo dục văn hóa, bảo tồn phát triển văn hóa, văn hóa dân tộc có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp “trồng người”, nhưng cho đến nay, vấn đề này trong các trường đại học vẫn mang tính tự phát. Những chủ trương, chính sách cụ thể; những nội dung và biện pháp rõ ràng dường như vẫn song hành với sự đầu tư chưa thỏa đáng. Rõ ràng là, giáo dục văn hóa trong các trường đại học đang có những khoảng trống cần được lấp đầy để những con người được đào tạo từ môi trường này thực sự trở thành nguồn nhân lực “vừa hồng, vừa chuyên” như Bác Hồ đã từng mong muốn.

Đối với trường Đại học Bình Dương, từ những năm 2001, trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, nhà trường đã nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược xây dựng và phát triển giáo dục của mình với những nội dung chủ yếu sau:

Triết lý giáo dục: Con người sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng tồn tại và phát triển. Vì vậy, xây dựng nền kinh tế sinh thái vừa là mục tiêu, nội dung, vừa là động lực lao động sáng tạo của loài người. Mỗi con người phải tự thân phấn đấu vì sự sinh tồn của bản thân và đồng loại, vì sự phát triển bền vững của bản thân và xã hội bằng con đường lao động sáng tạo - đó là đạo lý. Để làm được điều đó, con người phải không ngừng học hỏi thông qua giáo dục hoàn thiện đạo lý, tâm lý, pháp lý, trên cơ sở không ngừng nâng cao trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo để lao động có hiệu quả.

Quan điểm giáo dục: Giáo dục là của mọi người, vì mọi người, cho mọi người; mọi người được quyền bình đẳng hưởng thụ thành quả của nền giáo dục và có trách nhiệm đóng góp xây dựng, phát triển nền giáo dục đó. Giáo dục là quá trình tiến hóa (Evolution) kế thừa có chọn lọc, chứ tuyệt nhiên không phải là cuộc cách mạng (Revolution) mang tính đột biến, hủy diệt.

Nhận thức khái niệm giáo dục: Trong thế giới mở, dân chủ và bình đẳng về thông tin, giáo dục được hiểu như là sự tác động nhiều chiều của môi trường xã hội và thiên nhiên lên con người, giúp mỗi người hoàn thiện phương pháp tập hợp, xử lý, khai thác thông tin để giải quyết những vấn đề của cuộc sống đặt ra. Vì vậy, mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo của đại học Bình Dương được triển khai thông qua phương pháp “cộng học” giữa thầy và trò. Trong đó, thầy cô là người hướng dẫn, gợi mở cho sinh viên phương pháp tập hợp, xử lý, khai thác thông tin; ngược lại, sinh viên giúp thầy cô hoàn thiện chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy của mình. Phương pháp “cộng học” được xây dựng dựa trên nguyên tắc “4 chữ H” (Học - Hỏi - Hiểu - Hành) với ý nghĩa: Học: để biết cách học như thế nào, học để biết cách hỏi; Hỏi: hỏi để hiểu; Hiểu: để biết cách làm (biết tập hợp, xử lý, khai thác thông tin), hiểu đúng để thực hành đúng; Hành: hành đúng mới mang lại hiệu quả. Nói cách khác, “Học - Hỏi - Hiểu - Hành” là nền tảng để con người thể hiện và thực hiện trách nhiệm của mình với bản thân, với gia đình, xã hội, trách nhiệm với thiên nhiên. Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, những phẩm chất tốt đẹp mang tính nhân văn mà con người có được đều được bắt nguồn từ những tinh thần trách nhiệm đó. Đây không chỉ là nét đẹp văn hóa, mà còn là mục tiêu, là nội dung hoạt động của văn hóa và giáo dục của nhà trường./.

GS, TSKH. Cao Văn Phường

(Theo dangcongsan.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.196 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.