TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Hoạt động khuyến học | "Dù kinh tế còn khó khăn nhưng phong trào khuyến học, khuyến tài vẫn không ngừng phát triển"
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Hoạt động khuyến học 05.2024
"Dù kinh tế còn khó khăn nhưng phong trào khuyến học, khuyến tài vẫn không ngừng phát triển"
02.2009

Đó là lời khẳng định của Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu xuân với Báo Khuyến học & Dân trí. Website Hội Khuyến học Việt Nam xin giới thiệu toàn văn cùng Bạn đọc:

1. Ông đánh giá tương lai kinh tế Việt Nam năm 2009 sẽ như thế nào và theo ông chúng ta cần có những biện pháp gì để duy trì tăng trưởng?

Theo nhiều nguồn dự đoán thì tình hình kinh tế thế giới năm 2009 sẽ ảm đạm, khó khăn hơn năm 2008, khó khăn nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc và cũng là khó khăn nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng những năm 1930 của thế kỷ trước. Kinh tế các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật... lao sâu vào suy thoái; kinh tế các nước mới nổi như BRIC (Brésil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...) cũng suy giảm. Tình hình kinh tế suy thoái và suy giảm toàn cầu sẽ gõ cửa tất cả các nền kinh tế trên thế giới không loại trừ ai. Vì thế nền kinh tế nước ta cũng bị ảnh hưởng, chúng ta sẽ gặp khó khăn hơn năm 2008 và đứng trước nguy cơ suy giảm. Do đó chính phủ đã đưa ra chủ trương năm 2009 phải ra sức ngăn chặn suy giảm kinh tế bằng việc đưa ra một gói 6 tỷ đô la kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Kích cầu đầu tư và kích cầu tiêu dùng là để bảo đảm sản xuất - yếu tố quyết định trong điều kiện hiện nay nhằm duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý, cố gắng đạt 6,5% như dự kiến và bảo đảm an sinh xã hội. Kích cầu đầu tư phải chọn những lĩnh vực và dự án có tác dụng thúc đẩy sản xuất.

Để kích cầu tiêu dùng phải đẩy mạnh và phát triển thị trường trong nước bù đắp vào sự sụt giảm xuất khẩu. Do suy thoái và suy giảm kinh tế thu nhập và sức mua của người tiêu dùng ở các nước giảm sút nên các thị trường chủ yếu của ta giảm nhập, hơn nữa giá cả hàng hóa vật tư giảm mạnh làm cho xuất khẩu các ta giảm cả về khối lượng lẫn giá trị. Ta phải quay về thúc đẩy thị trường trong nước để bù đắp vào sự giảm sút xuất khẩu nhằm bảo đảm sản xuất.

Năm qua, do chống lạm phát và do ảnh hưởng của tình hình suy thoái và suy giảm toàn cầu, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất, nên đã cắt bớt việc làm. Tình hình đó sẽ tiếp diễn mạnh hơn trong năm 2009; Theo một số dự báo thì số lao động bị mất việc làm sẽ tăng gấp 10 lần so với năm 2008. Điều đáng lưu ý là phần lớn lao động bị mất việc làm là những người từ nông thôn ra thành thị làm ăn, nay trở về sẽ gặp khó khăn, nếu giải quyết không khéo, không tốt có thể nảy sinh vấn đề xã hội.

Trong tình hình đó theo suy nghĩ của tôi, việc kích cần đâu tư phải hết sức thận trọng lựa chọn những ngành, những dự án thật cần thiết vừa thúc đẩy được sản xuất, vừa tránh được tái lạm phát. Trong những đối tượng cần kích cầu đâu tư theo tôi nên quan tâm đến nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đầu tư mới vào nông thôn không những thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp phát triển trong tình hình an ninh lương thực đang là một thách thức nghiêm trọng, mà còn làm giảm thiểu áp lực về công ăn việc làm. Đầu tư vào các xí nghiệp vừa và nhỏ đi đôi với việc điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp ngành nghề sẽ đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, vừa duy trì được việc làm cho người lao động. Ngoài ra lúc này nếu đầu tư vào hạ tầng cơ sở - một lĩnh vực mà ta còn yếu kém thì có thể thu hút được một số lao động bị mất việc làm.

Để kích cầu tiêu dùng có hiệu quả cần xây dựng một chiến lược về thị trường nội địa mà hiện nay ta chưa có.

Kích cầu đầu tư và tiêu dùng là chủ trương đúng, nhưng để chủ trương đó thực thi có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu vừa ngăn chặn được suy giảm kinh tế, vừa tránh được tái lạm phát thì sự điều hành linh hoạt và năng động của chính phủ là yếu tố quyết định.

2. Là nhà ngoại giao chuyên nghiệp nhưng đồng thời cũng là nhà kinh tế, theo ông Ngoại giao cần làm gì để có thể hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Ngoại giao có 3 trụ cột: Ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa. Trong điều kiện hiện nay khi kinh tế tri thức đang phát triển, cách mạng khoa học công nghệ đạt những bước tiến kỳ diệu, quốc gia nào cũng đều đặt xây dựng kinh tế là nhiệm vụ trung tâm để xây dựng và phát triển, do đó đều xem ngoại giao kinh tế là ưu tiên hàng đầu.

Ngoại giao kinh tế không chỉ có nhiệm vụ tìm hiểu tình hình, nghiên cứu tình hình để đề xuất ý kiến làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về chủ trương, chính sách trong quan hệ kinh tế, hợp tác kinh tế với nước ngoài và các tổ chức khu vực và quốc tế mà còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp khi họ gặp khó khăn.

Trong điều kiện khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu, các thị trường xuất khẩu của chúng ta giảm nhập làm cho xuất khẩu của chúng ta giảm sút, cần tìm thị trường mới để duy trì tốc độ và chỉ tiêu xuất khẩu. Ngoại giao có cơ quan đại diện ở nhiều nước thuộc tất cả các châu lục có trách nhiệm tìm, giới thiệu và hướng dẫn các tổ chức xuất khẩu thâm nhập các thị trường chưa được khai thác như các nước ở khu vực Trung đông, Mỹ La tinh, hay Châu Phi. Cụ thể hơn nữa có thể thu nhập và cung cấp thông tin về thị hiếu và những mặt hàng mà thị trường mới ưu thích để trong nước sản xuất và cung cấp phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Trong khó khăn cũng có thể tìm ra cơ hội. Trong tình hình giá cả giảm nhanh, các cơ quan đại diện ngoại giao cần tìm ra những nước có vật tư, thiết bị, nhất là thiết bị hiện đại có giá rẻ nhất để giới thiệu với các cơ quan liên quan trong nước nhập khẩu phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mặt khác ngoại giao phải theo dõi tình hình kinh tế quốc tế nắm được các biến động của tình hình để dự báo quá trình phát triển của các nước cung cấp thông tin và tham mưu cho chính phủ, các bộ ngành, doanh nghiệp trong nước quyết định các bước đi trong quan hệ kinh tế đối ngoại với từng nước, từng ngành phù hợp với yêu cầu phát triển của họ.

Ngoại giao cần tìm hiểu, thu thập kinh nghiệm của các nước xử lý các thách thức và suy thoái, các chủ trương biện pháp của họ ngăn chặn suy giảm, giải quyết vấn đề xuất nhập khẩu trong tình hình khó khăn hiện nay, phản ánh với trong nước để lựa chọn và áp dụng những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện cụ thể của ta.

3. Những biến động của nền kinh tế nước nhà năm qua có ảnh hưởng gì đến con tàu khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập mà ông đang là người cầm lái

Có thể ví những biến động của nền kinh tế nước nhà năm qua như sóng to gió lớn trên đường mà con tàu khuyến học, khuyến tài tiến ra biển học mênh mông.

Mặc dù những biện động kinh tế tuy phức tạp, khó lường làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, sản xuất khó khăn, đời sống nhân dân, nhất là nông dân và những người thu nhập thấp gặp khó khăn..., tình hình đó vẫn không cản trở sự phát triển liên tục của phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Có thể nêu một số minh chứng cụ thể sau đây:

Về phát triển Hội số hội viên năm qua tăng khá nhanh đưa tổng số hội viên lên hơn 6 triệu chiếm khoảng 8% dân số. Một số tỉnh, thành đã đạt từ 10% đến hơn 20% dân số. Đáng mừng là một tỉnh nhiều khó khăn như Quảng Trị - địa đầu của chiến trường miền Nam trước đây, số hội viên đã đạt kỷ lục, 23% dân số.

Về tổ chức nếu từ 2007 về trước Hội đã phủ kín các tỉnh thành, huyện thị và xã, phường và bắt đầu lan tỏa xuống thôn làng, xóm, bản, thì năm 2008 sự lan tỏa đó đã diễn nhanh và mạnh hơn, bám sâu vào các cụm dân cư, tổ dân phố, doanh nghiệp, đơn vị, lực lượng vũ trang đưa số chi hội lên hơn 230.000, tạo điều kiện thiết thức để khuyến học, khuyến tài đi sâu vào quần chúng, phát triển một cách vững chắc và thực chất.

Các cấp Hội đã được củng cố để thực hiện vai trò mà Bộ chính trị giao phó là làm nòng cốt liên kết, phối hợp các hoạt động khuyến học, khuyến tài của các lực lượng xã hội trong tình hình công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã trở thành nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân như Chỉ thị 11 CT/TW của Bộ chính trị đã chỉ rõ. Phong trào “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” đã tiếp tục phát triển mạnh mẽ, phát huy kết quả của Đại hội các “Gia đình hiếu học” và “Dòng họ khuyến học” tiêu biểu lần thứ II.

Hiện nay, số gia đình đăng ký phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học” đã đạt xấp xỉ 6 triệu, trong đó 50% đã được công nhận, số dòng họ đăng ký phấn đấu trở thành “dòng họ khuyến học” đã đạt tới trên 60.000, trong đó 25.000 dòng họ đã được công nhận.
Hội đã hợp tác chặt chẽ với ngành giáo dục đào tạo tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, phường, đưa số Trung tâm học tập cộng đồng lên hơn 9.000, đạt hơn 80% số xã phường trong cả nước nghĩa là đạt chỉ tiêu mà Quyết định 112/2005/QĐ/TTg của Chính phủ đề ra cho năm 2010. Do năm qua đã ban hành quy chế và xác định được cơ chế tài chính chi hoạt động của Trung tâm nên thời gian tới hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng chắc chắn sẽ được đẩy mạnh.
Nội dung học tập tại các Trung tâm học tập cộng đồng ngày càng phong phú: từ xóa mù chữ, bổ túc tiểu học... đến các lớp dạy nghề ngắn hạn, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước v.v...

Quỹ khuyến học Trung ương được tăng lên , nên cấp học bổng nhiều hơn cho học sinh nghèo, học sinh sinh viên học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn vượt khó đi lên. Năm qua đã tranh thủ thêm được một số nguồn tài trợ mới và lập thêm một số chi nhánh quỹ, đáng chú ý nhất là “Quỹ học bổng vòng tay đồng đội” để giúp đỡ con em liệt sĩ, thương bệnh binh, con em cựu chiến binh và chiến sĩ nghèo. Năm qua các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã cung cấp gần 15 tỷ đồng cho Quỹ khuyến học để cấp học bổng.

Về khuyến tài. Năm 2008 là năm thứ 4 cuộc thi “Nhân tài đất Việt” hàng năm trên lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông do Hội tổ chức đã đạt được kết quả tốt với số người tham gia đông hơn các năm trước từ 12 tuổi đến 70 tuổi, không chỉ trong nước mà còn từ 5 nước trên thế giới như Pháp, Oxstrâylia, Hàn Quốc....

Sở dĩ đất nước gặp khó khăn nhưng phong trào khuyến học, khuyến tài vẫn không ngừng phát triển là nhờ truyền thống hiếu học của dân tộc đã ăn sâu vào từng gia đình, từng người dân. Đó là điểm cơ bản.

Mặt khác, nó còn do Hội đã kịp thời đổi mới phương thức hoạt động để thúc đẩy việc quán triệt và thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ chính trị và Chỉ thị 02/2008/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

4. Theo ông cải cách giáo dục nên tiến hành ra sao và phải chú trọng vấn đề gì?


Thời gian qua vấn đề cải cách giáo dục là một vấn đề thời sự được bàn đến nhiều. Ngay những nước có trình độ giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng đặt vấn đề cải cách giáo dục tiên tiến trên thế giới cũng đặt vấn đề cải cách giáo dục vì hiện nay cách mạng khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, cách mạng thông tin bùng nổ, tri thức nhân loại phát triển vượt bậc, nếu không cải cách giáo dục thì sẽ tụt hậu. Đối với các nước tiên tiến đã vậy, đối với chúng ta lại càng phải quan tâm.

Mấy năm qua Bộ giáo dục đào tạo và ngành giáo dục đào tạo nói chung đã có nhiều cố gắng, phát hiện và giải quyết nhiều điểm tiêu cực, cải tiến từng bước dạy và học ở các cấp học.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải ra sức đưa nền giáo dục nước nhà tiến kịp các nước đi trước ở khu vực và trên thế giới bắt kịp sự phát triển của tri thức nhân loại nên theo tôi đặt vấn đề cải cách giáo dục là phù hợp với yêu cầu của thời đại.

Sau khi cách mạng tháng 8 thành công chúng ta đã tiến hành 3 cuộc cải cách giáo dục vào các năm 1950, 1956 và 1979 không kể sự chuyển hướng giáo dục trong thời kỳ cả nước có chiến tranh và việc cải tạo nền giáo dục của Mỹ - Ngụy để lại sau năm 1975.
Xuất phát từ tình hình quốc tế và tình hình trong nước hiện nay một cuộc cải cách giáo dục vào đầu thế kỷ XXI là cần thiết.

Khi chúng ta tiến hành cải cách giáo dục năm 1979 theo Nghị quyết số 14-NQ/TW chúng ta chưa đứng trước những vấn đề lớn sau đây:

- Cần những con người đủ năng lực về khoa học và công nghệ, cần nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Phải đi vào kinh tế tri thức; yếu tố quyết định về lợi thế cạnh tranh hàng đầu là trí tuệ chứ không phải vốn và tài nguyên, tuy 2 yếu tố này vẫn cần.

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, nguồn nhân lực phải dồi dào và chất lượng cao, phải có một đội ngũ nhân tài.

Phải chăng trong tình hình hiện nay quan niệm về giáo dục đào tạo phải rộng bao gồm không chỉ giáo dục đào tạo thanh thiếu niên trong hệ thống nhà trường mà cả giáo dục ngoài nhà trường, sau nhà trường nghĩa là giáo dục, đào tạo người lớn theo phương châm: “Học thường xuyên, học suốt đời”.

Từ đó theo suy nghĩ của tôi, cuộc cải cách giáo dục mới phải chú ý những điểm sau đây:

a) Phải chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập như Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ.

b) Để chuyển được sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập phải bảo đảm cho giáo dục thường xuyên giữ vai trò chủ đạo trong mọi chính sách giáo dục của quốc gia.

c) Giáo dục người lớn phải trở thành một hệ thống có vị trí xứng đáng trong nền giáo dục quốc dân để cùng với hệ thống giáo dục trong nhà trường tiến hành công cuộc cải cách bởi trong điều kiện ngày nay không chỉ hệ thống nhà trường chịu trách nhiệm đào tạo kỹ thuật mà có các doanh nghiệp, hệ thống giáo dục ngoài nhà trường cũng phải chia sẻ trách nhiệm này.

d) Coi trọng giáo dục cộng đồng với những hình thức học tập phong phú, linh hoạt, mềm dẻo để nơi nào cũng có chỗ học tập, ai cũng có cơ hội học tập, ai cũng có quyền lợi và nghĩa vụ học suốt đời. Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ chính trị ngày 13/04/2007 đã chỉ rõ “xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của tất cả các lực lượng xã hội”.

đ) Nếu cuộc cải cách giáo dục năm 1979 đặt yêu cầu phổ cập giáo dục trung học cơ sở thì cuộc cải cách lần này cần nhấn mạnh không chỉ phổ cập trung học mà còn phải chống mù tin học, mù ngoại ngữ, mù nghề.

Nói chung lại, theo suy nghĩ của tôi cuộc cải cách giáo dục mới, cuộc cải cách giáo dục đầu thế kỷ XXI phải đạt được yêu cầu đưa cả nước trở thành một xã hội học tập, đưa dân tộc ta trở thành “một dân dân tộc thông thái” như Bác Hồ hằng mong muốn.

PV



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.266 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.