TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Về hoạt động đào tạo nghề hiện nay ở nước ta
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 04.2024
Về hoạt động đào tạo nghề hiện nay ở nước ta
01.2009

Hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam thời gian qua đã có nhiều đổi mới và không ngừng khởi sắc, đóng góp một phần quan trọng vào việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của nền kinh tế.

Tuy nhiên, chất lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo và hiệu quả dạy nghề… còn nhiều bất cập, nhất là sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Bài viết tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực ở nước ta cho mục tiêu phát triển bền vững.

1. Thực trạng hoạt động đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực ở nước ta

Tính đến năm 2008, Việt Nam có khoảng 44 triệu lao động trên tổng số hơn 86 triệu dân, đứng thứ 2 trong khu vực và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số - đây là yếu tố rất thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực nước ta, được đánh giá là thông minh, cần cù và khả năng nắm bắt các kỹ năng lao động tương đối nhanh. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng mạnh từ 7,6% (năm 1986) lên gần 30% (năm 2007). Hoạt động đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực của hệ thống các trường đại học, cao đẳng, nhất là hệ thống các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề, kể cả ngoài công lập ở nước ta (sau đây gọi là cơ sở đào tạo nghề) thời gian qua, có thể khái quát như sau:

- Với chủ trương xã hội hóa công tác dạy nghề, hệ thống các cơ sở đào tạo nghề từng bước được hình thành và phát triển, nếu năm 2001 mới có 325 cơ sở đào tạo nghề (trong đó trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề ngoài công lập là 70 đơn vị) thì năm 2005 con số này là 640 (191), đến năm 2007 là 950 (308) - đây cũng là năm đầu tiên có 7 trường cao đẳng nghề và 26 trường trung cấp nghề ngoài công lập được thành lập. Ứng với thời gian trên, quy mô dạy nghề của hệ thống này tăng từ 995.500 học sinh sinh viên (trong đó ngoài công lập là 174.500) lên 1.409.700 (368.930) và 1.696.500 (528.743) . Cùng với sự phát triển của hệ thống các cơ ở dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề không chỉ tăng về số lượng, mà chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, số lượng giáo viên dạy nghề là 35.962 người, trong đó số giáo viên có trình độ sau đại học (tiến sỹ, thạc sỹ): 3.782 người; đại học: 16.474 người; cao đẳng: 5.927 người; nghệ nhân, người có tay nghề cao: 5.344 người và trình độ khác: 4.435 người .

Ngoài ra, còn có các hình thức đào tạo nghề khác đã mang lại một số kết quả đáng nghi nhận trong đào tạo nguồn nhân lực, góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

- Cơ cấu xã hội hóa nguồn lực cho hoạt động dạy nghề cũng có những chuyển biến nhất định, chỉ tính riêng năm 2007, trong tổng số vốn đầu tư cho dạy nghề, ngân sách nhà nước chiếm 63%, đầu tư nước ngoài chiếm 3%, doanh nghiệp chiếm 10%, người học chiếm 21%, các cơ sở đào tạo chiếm 3% . Mức đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tăng dần: năm 2001 tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo chiếm 15,5%, trong đó chi cho dạy nghề chiếm 4,9% (so với tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo), số liệu tương ứng của năm 2005 là 17,9% và 6,5%, năm 2007 là 20% và 7,0% .

- Chất lượng đào tạo nghề từng bước được nâng cao, theo tác giả Đặng Quang Điều, “…có khoảng 70% học sinh học nghề tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%, thậm chí được doanh nghiệp tiếp nhận 100% học sinh tốt nghiệp ra trường. Theo đánh giá của người sử dụng lao động về kỹ năng nghề của lao động qua đào tạo nghề thì có khoảng 30% đạt loại khá và giỏi; 58% trung bình; về ý thức kỷ luật và tác phong chuyên nghiệp: 51% đạt loại tốt và khá”.

Tuy nhiên, trong các cơ sở sản xuất ở nước ta, số lượng công nhân và lao động giản đơn chiếm khoảng 80% đội ngũ lao động (riêng năm 2007 số lao động qua đào tạo nghề chỉ khoảng 10 triệu người (chiếm 22%) trên 46,4 triệu người đang hoạt động kinh tế thường xuyên), còn các nhà kỹ thuật, quản lý, phát minh và đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 20%, ở các quốc gia phát triển, con số tương ứng là 28% và 72%. Đặc biệt, đội ngũ lao động chất lượng cao ở các trình độ: chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên và công nhân kỹ thuật có tay nghề vừa thiếu lại vừa yếu, tỷ lệ lao động đã được đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng trong tổng số lực lượng lao động của nước ta được coi là thấp nhất trong khu vực. Tốc độ xã hội hóa công tác dạy nghề còn chậm so với tiềm năng của xã hội, mức độ xã hội hóa chưa đồng đều giữa các vùng trên địa bàn cả nước. Cơ cấu ngành nghề đào tạo, một mặt chưa thật sự phù hợp, mặt khác chưa kịp thời đào tạo các nghề mới theo yêu cầu của doanh nghiệp, nên nhiều lao động được đào tạo nhưng không có đầu ra, trong khi một số nghề lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường… Ngay cả đối với số lao động đã qua đào tạo nhưng khi được tuyển dụng lại không đáp ứng yêu cầu công việc, tay nghề quá yếu, doanh nghiệp phải đào tạo lại vừa mất thời gian, vừa tốn kém.

Số lượng giáo viên dạy nghề chưa tương xứng với quy mô đào tạo. Nếu tính tỷ lệ giáo viên dạy nghề trên số học sinh 1/25 (theo cách tính trước đây) năm 2008 thiếu gần 4.000 người; nếu tính theo tỷ lệ 1/20 thì dự báo trong niên khóa 2009 - 2010 sẽ thiếu khoảng 9.000 người, không kể giáo viên ở các trung tâm dạy nghề. Mặt khác, một bộ phận giáo viên còn hạn chế không chỉ yếu về kỹ năng sư phạm, mà cả khả năng thực hành… Nội dung và phương pháp đào tạo chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển, nhất là trong quá trình nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. Nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn hẹp .

Đặc biệt, hiện có rất ít cơ sở đào tạo nhân lực cho khu vực nông, lâm, thủy sản, mặc dù khu vực này chiếm khoảng 65% tổng lực lượng lao động của cả nước, nhưng số người được đào tạo chỉ chiếm 3,85%. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến việc tăng cơ hội làm việc và thu nhập, mà còn là yếu tố làm hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế .

Những tồn tại trên đây do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, nhưng có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, chưa có chiến lược tổng thể trong việc xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự bất cập trong việc chuẩn bị cho hội nhập, trong đó khu vực giáo dục - đào tạo chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế. Thiếu vắng các cơ chế, chính sách hữu hiệu để tạo động lực khuyến khích tiềm năng của đội ngũ lao động lành nghề… hiệu quả phối hợp, liên kết giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp chưa cao. Công tác định hướng phân luồng học sinh trung học cơ sở và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả. Hai là, nhận thức của phần lớn người lao động nói chung, thanh niên nói riêng hiện nay đối với việc học nghề còn rất hạn chế. Hầu hết các địa phương đã có trung tâm dạy nghề, trung tâm khuyến lâm, khuyến ngư nhưng công tác đào tạo nghề cho nông dân chưa hiệu quả. Ba là, chế độ, chính sách đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đồng bộ, chưa phù hợp. Sự phối kết hợp giữa giáo dục - đào tạo nói chung với đào tạo nghề nói riêng thiếu sự gắn kết. Cơ sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống cơ sở đào tạo nghề còn thiếu thốn, lạc hậu…

2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề cho mục tiêu phát triển bền vững

Đại hội X của Đảng xác định: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề…” Trên cơ sở thực trạng của công tác dạy nghề thời gian qua và những vấn đề đặt ra hiện nay, cần tập trung giải quyết đồng bộ một số vấn đề sau:

Thứ nhất là, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế theo kinh nghiệm của Nhật Bản và NIEs, nghiên cứu và ban hành hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng. Trước mắt, có kế hoạch cụ thể trong việc tuyên truyền và triển khai dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề giai đọan 2008-1010” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xác định rõ mục tiêu cụ thể trong đào tạo nghề và theo đó là các chính sách, chương trình thích hợp khác nhau nhằm đảm bảo để lao động nước ta có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp và đạt được hiệu quả thiết thực.

Thứ hai là, điều chỉnh cơ cấu đào tạo đại học, cao đẳng - trung học – công nhân một cách hợp lý, bám sát yêu cầu và sự chuyển động của thị trường sức lao động . Xúc tiến thành lập Trung tâm quốc gia dự báo nguồn nhân lực qua đào tạo nghề, với nhiệm vụ dự báo nhu cầu về nguồn nhân lực qua đào tạo nghề theo nghề, theo cấp trình độ, vùng, miền, theo ngành kinh tế… Chi tiết hóa các chỉ tiêu cụ thể, nhất là tỷ lệ đối với các cấp đào tạo để có cơ sở giúp cho công tác định hướng phân luồng học sinh ngay từ bậc học trung học cơ sở, thông qua việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp – một nhu cầu không thể thiếu của học sinh phổ thông và có ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nhân lực của đất nước. Nên chăng, nghiên cứu thiết lập hệ thống giáo dục nghề sau trung học ở Việt Nam, với thời gian đào tạo từ 2 – 3 năm, như một phương án thay thế bên cạnh giáo dục đại học, nhằm thu hút hết số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông không thể và không muốn vào đại học.

Thứ ba là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục - đào tạo nói chung, dạy nghề nói riêng với vai trò định hướng, chỉ đạo và quản lý của Nhà nước. Tiến hành việc quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề theo hai hướng: các trường đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia và theo cấp trình độ (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề) và theo cơ cấu ngành nghề, vùng miền. Xây dựng chương trình đào tạo theo nhiều hình thức, nhiều tầng trình độ phù hợp với các đối tượng học nghề khác nhau. Lựa chọn những nghề trọng điểm, mũi nhọn, nghề chịu áp lực cạnh tranh cao, tập trung đào tạo nguồn nhân lực một cách đồng bộ để có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và từng bước đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực và quốc tế.

Xác định đào tạo nghề cho nông dân là yêu cầu bức thiết hiện nay, do vậy sớm triển khai các cơ sở dạy nghề cho lao động tại khu vực nông nghiệp, có thể kết hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tại các địa phương, tập trung đào tạo một cách có hiệu quả đối với các nghề như: nuôi bò sữa, nuôi tôm, cá, trồng lúa…

Thứ tư là, chú trọng đổi mới nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình và tài liệu dạy nghề theo chuẩn quốc tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế nước ta trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là cập nhật các tri thức cơ bản, hiện đại, vì suy cho cùng người lao động không có kiến thức và tay nghề cơ bản sẽ không có khả năng tham gia hiệu quả vào thị trường lao động.

Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo, bao gồm cả dạy nghề theo nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Về kinh phí đào tạo, trước mắt cần có sự chia sẻ của ngân sách nhà nước – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo và người học theo một tỷ lệ thích hợp, bảo đảm hài hoà lợi ích các bên; từng bước doanh nghiệp sử dụng lao động chịu trách nhiệm trả toàn bộ chi phí về đào tạo nghề cho người lao động như kinh nghiệm của nhiều quốc gia châu Âu đã thành công trong lĩnh vực này.

Như vậy, để phát huy được khả năng và tiềm năng vào việc đẩy mạnh họat động đào tạo nghề đối với nguồn nhân lực cho mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế, điều hết sức quan trọng là đẩy nhanh quá trình đổi mới thể chế kinh tế, coi quản lý chất lượng là yếu tố hàng đầu, nếu không sẽ gây lãng phí lớn nhằm tạo ra môi trường khuyến khích sự tham gia của tất cả lực lượng xã hội, nhất là chính sách đào tạo và sử dụng nhân lực một cách hợp lý.

Tùng Khánh (CTV)

(Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.202 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.