TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Đất nghèo nhưng... chí không nghèo!
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 05.2024
Đất nghèo nhưng... chí không nghèo!
12.2008

Xem hình
Những chủ nhân tương lai của đất nước (ảnh: minh họa)
Một vùng quê thuần nông, ngành nghề chưa mấy phát triển, thu nhập của người dân chủ yếu vẫn trông vào hạt thóc, củ khoai, nhưng bù lại con em của họ rất hiếu học...

Hơn 30 năm qua, kể từ ngày đất nước thống nhất, trên mảnh đất Tri Trung (Phú Xuyên, Hà Nội) đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng trăm người con trở thành những kỹ sư, tiến sỹ tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc phục vụ công cuộc kiến thiết đất nước. Bởi thế, xã Tri Trung vẫn được người dân quanh vùng gọi bằng cái tên đầy cảm mến-“Xã đại học”!

Tầng sâu văn hóa...

Cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi đến Tri Trung vào một ngày cuối năm là sự yên bình của một làng quê thuần nông, khác hẳn với sự sôi động thường thấy ở các làng quê có ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ, tuy thiếu sự khoe dáng của nhà cao tầng, nhưng những ngôi nhà cấp 4 lợp ngói 5 gian, thấm đượm màu thời gian lại tạo cho chúng tôi sự cảm nhận về tầng sâu văn hóa ẩn chứa bên trong của làng quê này.

Đã khoảng 9 giờ 30 sáng, các trục đường của xã thật vắng vẻ. Như để lý giải thắc mắc của chúng tôi, anh cán bộ văn hóa xã bộc bạch: Vào buổi sáng ở Tri Trung đường làng, ngõ xóm thường ít có người qua lại, bởi đã thành nề nếp, các em nhỏ thì đến trường, đến lớp; người lớn thì đi làm ngoài đồng, hay ở nhà làm thêm nghề mây, tre, giang đan, hoặc đi làm thợ nề ở nơi khác.

Là vùng đất chiêm trũng nằm ở phía Tây huyện Phú Xuyên, sản xuất nông nghiệp ở Tri Trung gặp nhiều bấp bênh, đời sống người dân còn khó khăn, vất vả. Bình quân mỗi lao động ở đây được giao nhận khoảng hơn 2 sào đất canh tác. Những năm gần đây, ngoài 2 vụ lúa, người dân còn trồng thêm một vụ đậu tương đông. Nhưng dù có chăm chỉ thâm canh, tăng vụ, người dân xã Tri Trung cũng chỉ đủ ăn, hoặc chắt chiu lắm mới để ra được một chút “của ăn, của để”. Vất vả là vậy, nhưng ở vùng quê này không có gia đình nào để con thất học! Họ cố gắng “thắt lưng, buộc bụng”, tùng tiệm, chắt chiu từng hạt thóc, củ khoai để con em được đến trường.

Không phụ lòng cha, mẹ

Cảm được tấm lòng của cha, mẹ cũng như người thân trong gia đình, ngay từ nhỏ các em học sinh ở Tri Trung đã có ý thức vươn lên trong học tập.

Các thầy, cô giáo ở Trường THPT Đồng Quan cho biết: Từ nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh lớp 9 ở xã Tri Trung thi đỗ vào cấp 3 rất cao. Hơn thế, trong quá trình học tập tại trường, các em đều có ý thức và sự nỗ lực trong học tập để đạt học lực khá. Hàng năm, trong đội tuyển dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bao giờ học sinh ở xã Tri Trung cũng chiếm số nhiều và luôn giành được thành tích cao. Bởi vậy, chẳng có gì lạ khi mà năm học nào, ở Tri Trung hầu hết các em đều thi đỗ tốt nghiệp THPT và phần lớn đều thi đỗ đại học, hoặc cao đẳng. Theo thống kê của UBND xã Tri Trung, khoảng 6 năm trở lại đây, bình quân năm nào cũng có hơn 20 em thi đỗ vào đại học, cao đẳng, trong đó chiếm tới 2/3 là thi đỗ đại học.

Thật đáng tự hào, bởi cả xã Tri Trung chỉ có hơn 900 nóc nhà, với hơn 3.760 nhân khẩu, và như vậy trung bình mỗi năm học chỉ có khoảng 30-40 em vào học lớp 10. Trong khi điều kiện kinh tế của gia đình còn eo hẹp, khó khăn, mà các em đều có ‎ ý thức vươn lên để “không thua bạn, kém bè”!

Qua tìm hiểu được biết, từ năm 1975 trở lại đây, đã có hàng trăm người sinh ra và lớn lên ở Tri Trung rèn luyện, phấn đấu trở thành kỹ sư, bác sỹ, cử nhân; trong số đó, nhiều người có học vị tiến sỹ. Đáng nói hơn, khi đã bước chân vào giảng đường đại học, con em của Tri Trung đều tập trung học tập và tốt nghiệp ra trường, đi làm, không sa đà vào các tệ nạn xã hội.

Hết lòng vì tương lai

Đến Tri Trung, chúng tôi còn được biết, mặc dù điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, nhưng có những gia đình vẫn đã và đang nuôi 2 con theo học đại học, hoặc cao đẳng. Trong số đó phải kể đến gia đình: ông Nguyễn Văn Xướng; ông Ngô Minh Chiến; ông Nguyễn Văn Mừng; ông Nguyễn Khắc Mâu...

Ở Tri Trung, các bậc phụ huynh không phân biệt con trai, hay con gái, cứ học được là cho theo học đến nơi, đến chốn, như gia đình ông Vũ Xướng, cả 5 con gái đều đã tốt nghiệp đại học. Chia sẻ kinh nghiệm về nuôi dạy các con, ông Nguyễn Văn Mừng, có 3 con đều học đại học, tâm sự: “Vợ chồng tôi kèm cặp các cháu từ nhỏ, động viên, khuyến khích các cháu kịp thời. Đặc biệt, tạo cho các cháu nền nếp sinh hoạt, học tập khoa học, từ đó tạo dựng cho các cháu ý thực tự lập, vươn lên trong cuộc sống”.

Buổi tối, nếu bạn đến với Tri Trung, chắc bạn rất khó gặp cảnh các em đang đi học lại có thể “túm năm, tụm ba” ngoài đường như không ít vùng quê khác, bởi các em đã và đang dành thời gian cho học tập, trau dồi kiến thức. Và có lẽ, vùng đất nghèo Tri Trung, với tầng sâu văn hóa, truyền thống hiếu học là “cái nôi” nuôi dưỡng các em trở thành những nhân tài cho đất nước.

Đức Hải

(Theo Hà Nội Mới)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh


Thời gian mở trang: 0.183 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.