TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn Hóa-Đời sống | Làm gì để bù đắp lỗ hổng trong công tác y tế học đường?
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Văn Hóa-Đời sống 04.2024
Làm gì để bù đắp lỗ hổng trong công tác y tế học đường?
02.2008

Xem hình
Khám định kỳ cho học sinh tiểu học
BBT - Y tế học đường hiện nay được ngành Giáo dục Đào tạo và cộng đồng rất quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của Bác sĩ Nguyễn Doãn Thành (Viện Vệ sinh-Y tế cộng đồng-Bộ Y tế) để bạn đọc cùng tham khảo.

Theo thống kê, hiện số trường học có phòng y tế chỉ chiếm khoảng 20% tổng số trường. Thiết bị cho công tác khám, sơ cấp cứu tại các trường cũng thiếu rất nhiều.Đội ngũ cán bộ làm công tác y tế tại các trường cũng quá ít, đa số không có bằng cấp chuyên môn về y tế và cũng chưa hề được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm... Vì vậy hoạt động của đơn vị y tế học đường nếu có thì không chuyên nghiệp... Đây là lỗ hổng đáng sợ trong việc chăm lo sức khỏe cho những thế hệ tương lai của đất nước.

Theo điều tra của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường, quy hoạch thiết kế xây dựng trường học ở nước ta (cơ sở vật chất, điều kiện vệ sinh...) thì có 1/4-3/4 các cơ sở trường học không đạt yêu cầu, có tới 27,3% số trường được điều tra là không có nhà vệ sinh. Khi khảo sát về mặt tổ chức bộ máy y tế ngành giáo dục trên mạng Giáo dục – Education Networt của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), chúng tôi nhận thấy, không có mặt của cơ quan y tế học đường chuyên biệt trong cấu trúc tổ chức bộ máy y tế ngành của Bộ GD-ĐT. Liên quan sức khỏe học đường, chúng ta chỉ thấy có Viện Nghiên cứu thiết kế trường học, còn Vụ “Công tác học sinh, sinh viên” thì giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác học sinh, sinh viên; công tác giáo dục thể chất (ngoại khóa) và y tế trong nhà trường. Như vậy, vấn đề y tế trường học của ngành GD-ĐT chỉ là một trong những vấn đề mà vụ này chỉ đạo và theo dõi. Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của ngành giáo dục rõ ràng đã bị thiếu hẳn một tổ chức y tế chuyên ngành, từ đó, đã thiếu đi một cấu trúc chỉ đạo nghiệp vụ y tế xuyên suốt trong ngành giáo dục để chỉ đạo dọc về y tế học đường, điều mà nhiều năm nay, ở nhiều bộ, nhiều ngành khác trong Chính phủ đã có cơ quan y tế chuyên ngành từ rất lâu. Lẽ ra, Bộ GD-ĐT ngày nay cũng phải có một “Trung tâm y tế ngành giáo dục” như các trung tâm y tế ngành công an, quốc phòng, ngành xây dựng, công nghiệp, dệt may, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, điện, than, văn hóa thể thao & du lịch... Sự thiếu hụt này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng một số bệnh học đường như cận thị, cong vẹo cột sống, suy nhược thần kinh, béo phì, bệnh răng miệng...

Tìm hiểu thêm, chúng tôi thấy rằng, hiện số trường học có phòng y tế chỉ chiếm khoảng 20% tổng số trường. Trong đó, chỉ có 7,2% trên tổng số trường mẫu giáo có phòng y tế (thấp nhất); cao nhất lại là khối đại học, cao đẳng (60,4%) (Theo báo cáo mới của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế). Do đó, đối tượng dễ bị tổn thương nhất lại nhận được sự quan tâm, chăm sóc ít nhất. Về thiết bị cho công tác khám, sơ cấp cứu tại các trường học, chúng ta thấy còn thiếu rất nhiều, nếu có thì chỉ là bộ dụng cụ để khám chữa răng. Không chỉ thiếu về cơ sở vật chất cho công tác y tế, đội ngũ cán bộ làm công tác y tế tại các trường cũng quá ít. Trong tổng số 32.218 trường học thuộc tất cả các khối học, chỉ có trên 5.346 trường có bố trí cán bộ làm công tác y tế tại trường (tỷ lệ 16,6%). Đáng nói là, đa số lại không có bằng cấp chuyên môn về y tế và cũng chưa hề được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ y, mà chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm. Số cán bộ làm công tác y tế học đường được đào tạo đúng chuyên môn, trình độ đại học (bác sĩ) chỉ có 2%; trung cấp y 51%. Số cán bộ không có chuyên môn về ngành y nhưng vẫn làm công tác y tế học đường chiếm tới 47%.

Theo chúng tôi, đây có thể là mắt xích khiếm khuyết rất căn bản, dẫn đến việc thiếu nguồn lực và sự chỉ đạo nghiệp vụ bài bản cho việc thành lập đơn vị y tế nhà trường, dẫn đến tình trạng ở các trường, nơi thì có phòng y tế, nhiều nơi khác lại không có. Hoạt động của đơn vị y tế trường học nếu có thì không chuyên nghiệp, nhân lực rất yếu, thiếu, không bài bản, lại làm việc dưới dạng hợp đồng, kinh phí chi trả cho nhân viên y tế lại lấy từ kinh phí trích lại từ Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện của học sinh. Hiện Quỹ bảo hiểm y tế tự nguyện để lại cho nhà trường 20%, thật quá ít, ngay cả đối với các trường nếu có 100% số học sinh tham gia bảo hiểm y tế thì số 20% để lại cho trường cũng không đủ chi trả lương cho cán bộ y tế hợp đồng, chưa nói đến việc mua trang thiết bị và thuốc thiết yếu phục vụ sơ cấp cứu ban đầu.

Tổ chức “Trung tâm y tế ngành” ở nhiều bộ của nước ta nhiều năm qua đã có tác dụng rất tốt trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng của Bộ Y tế mỗi khi Bộ Y tế tác nghiệp đến hệ thống y tế các bộ, ngành. Với cấu trúc này, dường như, mọi sự hợp tác và triển khai giữa các bộ, ngành với Bộ Y tế đều rất thuận lợi. Theo chúng tôi, đây là một sự thiếu hụt không đáng có ở Bộ GD-ĐT từ nhiều năm qua và đây có thể là một khiếm khuyết gây nên “lỗi hệ thống”, làm cho ngành GD-ĐT rất khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, về đội ngũ thầy thuốc, về nguồn tài chính cho công tác y tế dự phòng và điều trị cho cán bộ, nhân viên, học sinh trong ngành mình. Sự thiếu hụt gây “lỗi hệ thống” này của Bộ GD-ĐT cũng đã làm cho Bộ Y tế khó khăn khi hàng năm triển khai công tác y tế học đường.

Y tế học đường ngày nay là lĩnh vực quan trọng đối với sức khỏe của cả ngành GD-ĐT. Đây không phải là một vấn đề sức khỏe – môi trường đơn thuần mà bấy lâu nay, nhiều người trong chúng ta có thể chỉ xem như là vấn đề phòng bệnh cho trẻ em tuổi học đường. Thật ra, y tế học đường phải là vấn đề sức khỏe tương lai của cả một dân tộc, trong đó, có cả sức khỏe của đội ngũ những thầy, cô giáo, những người lao động phục vụ trong ngành GD-ĐT, họ cũng phải là những người được thụ hưởng chăm sóc về y tế học đường.

Ngày nay, nếu có Vụ chuyên trách về y tế học đường tại Bộ GD-ĐT, thì chúng ta cần phải xây dựng tốt bộ máy dự phòng, với cơ quan chỉ đạo nghiệp vụ là Trung tâm Y tế dự phòng của Bộ GD-ĐT và Bệnh viện Bộ GD-ĐT với những hệ thống dọc của nó trong ngành GD-ĐT nhằm có thể giải quyết thấu đáo những vấn đề sức khỏe, bệnh lý học đường. Chúng ta tin rằng, với quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, của Bộ Y tế và có sự quan tâm ủng hộ mạnh mẽ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và của cả cộng đồng cho công tác VSYTHĐ, chúng ta sẽ sớm có thêm nguồn lực thật sự có ý nghĩa từ việc hình thành chính thức bộ máy y tế ngành GD-ĐT.

Bác sĩ Nguyễn Doãn Thành (Viện vệ sinh-Ytế cộng đồng-Bộ Y tế)

BBT (Theo suckhoedoisong.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.211 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.