TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn bản của Trung ương Hội | Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng GĐHH - DHHH - CĐKH hướng tới xã hội học tập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Văn bản của Trung ương Hội 05.2024
Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng GĐHH - DHHH - CĐKH hướng tới xã hội học tập
10.2013

Báo cáo của Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam, tại Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học, Cộng đồng khuyến học toàn quốc lần thứ III – năm 2013.

Ngày 9/10 (2007), tại Thủ đô Hà Nội, Đại hội toàn quốc biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học lần thứ II đã được tổ chức trọng thể trong không khí phấn khởi. Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đã đến dự và phát biểu ý kiến. Chủ tịch nước khẳng định rằng:“Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học để xây dựng xã hội học tập là một cách làm độc đáo ở Việt Nam, có ý nghĩa lớn trong việc động viên người học tập, góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà”.

Gia đình Việt Nam luôn luôn gắn với dòng họ. Dòng họ có tác dụng gắn kết mọi gia đình trong việc duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của họ tộc, động viên các gia đình giữ gìn gia phong, thực hiện gia giáo. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao gia đình vinh hiển, dòng họ khoa bảng, lưu danh mãi mãi. Hiện nay, hàng vạn dòng họ đang thúc đẩy các gia đình trong dòng họ thi đua với nhau và thi đua với các dòng họ khác, ra sức học tập, trau dồi tài đức, đóng góp nhiều cho xã hội, dành vinh quang về cho họ tộc mình”. 

Hôm nay, cũng đúng vào ngày 9/10, tức là tròn 6 năm sau tính từ Đại hội toàn quốc biểu dương các gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học lần thứ II (09/10/2007 – 9/10/2013), Đại hội thi đua khuyến học và biểu dương các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học đã khai mạc trong niềm vui tràn đầy của hơn 10,6 triệu hội viên khuyến học và của nhân dân ở khắp các địa phương trong toàn quốc.

Về dự Đại hội có 393 đại biểu gồm 176 đại biểu gia đình hiếu học xuất sắc đại diện cho trên 5,5 triệu gia đình hiếu học, 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho gần 6 vạn dòng họ hiếu học, 75 đại biểu xuất sắc đại diện cho 20 vạn cộng đồng khuyến học trong toàn quốc.

I.Tình hình chung của phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học. 

Giữa 2 kỳ Đại hội II và III, số lượng gia đình đăng ký đạt danh hiệu gia đình hiếu học đã tăng trên 3 lần như ở các tỉnh Sơn La, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa, Lai Châu. Hòa Bình, Thái Bình, Nam Định, Trà Vinh, Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang, Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội…

Còn về dòng họ đăng ký dạt danh hiệu dòng họ hiếu học, tính chung trong toàn quốc, đã tăng lên 5 lần. Ở những tỉnh có số lượng dòng họ đăng ký thi đua nhiều hơn 5 lần là Quảng Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên – Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nam, Sóc trăng, Yên Bái, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, thành phố Hồ Chí Minh…

Nếu như tại Đại hội toàn quốc biểu dương các gia đình hiếu học tiêu biểu (2004), nghĩa là chỉ tôn vinh danh hiệu gia đình hiếu học, thì đến Đại hội lần thứ II, phong trào thi đua đã tôn vinh 2 danh hiệu. Đó là danh hiệu gia đình hiếu học và dòng họ khuyến học. Tại Đại hội này, chúng ta tôn vinh 3 danh hiệu: gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học. 

Sự tăng lên về số lượng các danh hiệu và số đơn vị đăng ký đạt các danh hiệu cho thấy quy mô của phong trào thi đua khuyến học đã tăng lên rất nhanh, đồng thời, phong trào đã bắt rễ và bám chặt vào cộng đồng cơ sở. Riêng về danh hiệu cộng đồng khuyến học, sau Đại hội II, phần lớn các cộng đồng được tặng danh hiệu thường gắn với tổ dân phố, xóm thôn, phum sóc, ấp, khóm như tổ dân phố  khuyến học, ấp khuyến học, xứ đạo khuyến học, nhà chùa khuyến học. Khoảng 3 năm trở lại đây, các cộng đồng khuyến học có xu hướng phát triển trong nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, quân đội, đoàn thể xã hội như doanh nghiệp khuyến học, xí nghiệp khuyến học, cơ quan khuyến học …

Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học là một nội dung trọng tâm của chương trình hoạt động khuyến học và là động lực thúc đẩy các chương trình khuyến học khác, bao gồm:

1.Trong chỉ số phấn đấu của gia đình hiếu học, những con em trong gia đình phải đạt yêu cầu có thành tích học tập từ trung bình trở lên, đồng thời không mắc vào các vụ việc tiêu cực khác tại học đường, trên đường phố vào trong đời sống của cộng đồng dân cư. Hiện nay, trong cả nước đã có trên 5,5 triệu gia đình hiếu học, điều đó có nghĩa là, chí ít chúng ta đã có trên 5,5 học sinh, sinh viên học hành chăm chỉ, tư cách đạo đức tốt. Chỉ xét về cuộc vận động xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” thì gia đình hiếu học là một nhân tố có tác dụng tích cực trong cuộc vận động này.

2. Yêu cầu đối với gia đình hiếu học và dòng họ hiếu học là mỗi gia đình hiếu học có ít nhất 1 hội viên khuyến học, mỗi dòng tộc hiếu học có 1 chi hội (hay 1 ban) khuyến học. Chính yêu cầu này đã góp phần không nhỏ vào việc nâng số lượng hội viên Hội Khuyến học lên tới gần 11 triệu người, chiếm trên 12 % dân số trong cả nước. Như vậy, gia đình hiếu học và dòng họ hiếu học là yếu tố hết sức cần thiết đối với công tác tổ chức và công tác hội viên của Hội Khuyến học Việt Nam.

3. Hội Khuyến học rất cần những giải pháp và cơ chế vận động người lớn tham gia học tập suốt đời. Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học trách nhiệm bảo đảm người lớn trong gia đình, trong dòng họ, trong cộng đồng tham gia  một hoặc nhiều hình thức học tại các thiết chế giáo dục không chính quy, tạo cơ hội và điều kiện để ai cũng học và ai cũng tham gia thúc đẩy việc học tập của người khác. Số người lớn học tại các cơ sở giáo dục không chính quy trong mấy năm vừa qua, tính trung bình khoảng 12 triệu lượt người/năm. Trong số này, hầu hết đều chịu có sự tác động của gia đình, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học.

4. Sự phát triển các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học đã gia tăng số lượng các loại quỹ khuyến học, tích luỹ đáng kể lượng tiền dùng vào việc khuyến học, khuyến tài. Trong phong trào chung phát triển các loại hình quỹ khuyến học, hiện nay đã có quỹ khuyến học của gia đình, của dòng họ, của cộng đồng bên cạnh các quỹ khuyến học của các tổ chức, của các cấp Hội Khuyến học như quỹ khuyến học của tỉnh hội, huyện hội và quỹ khuyến học của các chi hội cơ sở hoặc các Ban khuyến học.

II. Đánh giá tổng quát về phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài và thực trạng của cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học.

Phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam phát động và chỉ đạo không chỉ đóng khung trong phạm vi của gần 11 triệu hội viên, mà ngày càng mở rộng trên các địa bàn dân cư, được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.

Trong thi đua đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, chúng ta thấy có mấy điểm nổi bật. Đó là:

- Hoạt động khuyến học, khuyến tài trong 17 năm qua đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta, do đó, thi đua khuyến học, khuyến tài đã trở thành phong trào sâu rộng trên khắp các địa bàn dân cư trong cả nước. Từ Đại hội thi đua khuyến học toàn quốc lần thứ I (26/10/2000) đến nay, trải qua 13 năm phát triển, phong trào thi đua chưa bao giờ bị gián đoạn và chưa có biểu hiện chùng lại ở bất cứ thời điểm nào.

- Trong phong trào khuyến học, khuyến tài, xuất hiện ngày càng nhiều những đơn vị khuyến học tiên tiến, xuất sắc. Chỉ riêng trong phạm vi đại hội thi đua toàn quốc kỳ này, Trung ương Hội sẽ trao tặng cho các tỉnh, thành Hội:

+ 21 Bằng khen có nhiều thành tích.

+ 16 Bằng khen xuất sắc.

+26 Cờ thi đua xuất sắc.

Số đại biểu về dự Đại hội được Bằng khen của Trung ương Hội: 325.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao 18 Bằng khen và tiền thưởng cho đại diện của các gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học tiêu biểu ( gồm 6 gia đình, 6 dòng họ, 6 cộng đồng).

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quyết định tặng 24 Bằng khen và tiền thưởng cho các danh hiệu gia đình, dòng họ và cộng đồng xuất sắc (gồm: 13 gia đình, 4 dòng họ, 7 cộng đồng khuyến học).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Hội Khuyến học Việt Nam, chủ trương hướng mọi hoạt động khuyến học, khuyến tài vào xây dựng xã hội học tập đã được đưa vào Nghị quyết với tư cách là sự định hướng cơ bản của toàn bộ chương trình và kế hoạch khuyến tài. Nói cách khác, xây dựng xã hội học tập là mục tiêu chiến lược, là nhiệm vụ chính trị của sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, các hoạt động như xây dựng và phát triển tổ chức và hội viên, đa dạng hóa các loại hình Qũy khuyến học khuyến tài, phát triển mạng lưới Trung tâm học tập  cộng đồng và các thiết chế giáo dục không chính quy dành cho người lớn, xây dựng gia đình và dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học… đều là các mũi giáp công, tiến hành đồng bộ để đạt tới một xã hội học tập phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước nhà.

- Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội học tập ở nước ta, công tác khuyến học, khuyến tài không còn đơn thuần là một phong trào quần chúng, mà là một sự nghiệp đòi hỏi Hội Khuyến học Việt Nam, từ Trung ương Hội đến các cấp Hội ở địa phương, phải nỗ lực về nhiều phương diện, lúc thì phải tuyên truyền giác ngộ cho mọi người về đường lối giáo dục của Đảng, lúc lại tiến hành hàng loạt những công việc đòi hỏi phải am hiểu chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lúc khác phải tổ chức hàng loạt công việc có tính chất an sinh xã hội, đặc biệt là giúp người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn có được năng lực đối diện với những khó khăn để tiếp cận giáo dục thường xuyên, lúc lại tạo cơ hội cho các tài năng phát triển như một yếu tố không thể thiếu được khi xây dựng một xã hội công nghiệp và định hướng phát triển kinh tế tri thức…Nhưng quan trọng hơn cả là các lực lượng khuyến học, khuyến tài đã dần dần nhận ra rằng, khuyến học, khuyến tài định hướng xã hội học tập còn là một hoạt động khoa học, làm khuyến học khuyến tài phải có lý luận, có cách tiếp cận hợp lý, có kế thừa kinh nghiệm quá khứ và có tiếp thu những giá trị, những bài học của thế giới và tìm kiến các con đường đi tới một xã hội học tập hiện thực.

III. Những nhiệm vụ lớn cần triển khai sau Đại hội thi đua khuyến học và biểu dương gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học lần thứ III. 

1. Phong trào thi đua khuyến học và xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học giai đoạn 2013 – 2020 sẽ được triển khai đồng bộ từ cơ sở trong sự quán triệt  các cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:

a. Mọi chủ trương khuyến học, khuyến tài phải quán triệt sâu sắc và triển khai sáng tạo quan điểm chỉ đạo của Trung ương Đảng về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Hội có nhiệm vụ đẩy mạnh giáo dục người lớn, phát triển hệ thống giáo dục không chính quy, đặc biệt chú ý các thiết chế giáo dục theo phương thức cần gì học nấy. Làm được như vậy là Hội sẽ góp được một phần quan trọng vào đổi mới cấu trúc mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình xã hội học tập

b. Nhiệm vụ xây dựng mô hình xã hội học tập trên bình diện lí thuyết đã chuyển sang xây dựng mô hình xã hội học tập hiện thực trong các cộng đồng và các đơn vị công tác. Các mô hình gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học và cộng đồng khuyến học được đặt ra theo yêu cầu của Quyết định số 89/QĐ-TTg (ngày 9/1/2013) của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Xây dựng Xã hội học tập ở nước ta giai đoạn 2012 – 2020. Đây là cơ sở pháp lý đối với việc xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

c. Các cấp Hội từ Trung ương tới các tổ chức Hội ở cơ sở sẽ tập trung lực lượng vào Đề án thành phần số 7 của Quyết định 89/QĐ-TTg về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư. Đây là Đề án mà Chính phủ giao cho Hội Khuyến học Việt Nam – Những nhiệm vụ trong Đề án thành phần số 7 phải được quán triệt đầy đủ trong việc xây dựng phong trào học tập suốt đời ở từng địa phương.

2. Theo Quyết định 89/QĐ-TTg, việc triển khai Bộ chỉ số đánh giá việc xây dựng xã hội học tập của các bộ, ngành và địa phương và Bộ chỉ số công nhận các cơ quan, tổ chức, trường học, doanh nghiệp… đạt danh hiệu “Đơn vị/ tổ chức học tập” đều thuộc nhiệm vụ của Hội Khuyến học Việt Nam do Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giao cho.

Đến nay, về cơ bản, 2 Bộ chỉ số nói trên đã được một Ban nghiên cứu của Trung ương Hội dự thảo xong đã tập hợp được nhiều đóng góp qua các hội thảo chuyên đề ở Trung ương và các Ban, Ngành liên quan và trình lên Thủ tướng. Sau khi Thủ tướng phê duyệt thì việc tổ chức quán triệt nội dung 2 Bộ chỉ số, việc triển khai thực hiện 2 Bộ chỉ số đó và việc tổ chức đánh giá kết quả xây dựng xã hội học tập sẽ là một khối lượng việc rất lớn của toàn Hội.

3. Vào quý IV/2013, Đề án thành phần số 7 về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư” sẽ được Thủ tướng xem xét và phê duyệt.

Trong năm 2014, toàn Hội sẽ phải nghiên cứu học tập Bộ chỉ số đánh giá các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư đạt yêu cầu học tập.

Có thể các danh hiệu gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học sẽ chuyển thành gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập. (Và những danh hiệu này sẽ do Nhà nước công nhận).

Điều quan trọng là phải nhuần nhuyễn quan điểm chỉ đạo của Quyết định 89/QĐ-TTg “Mỗi người dân phải học tập suốt đời để luôn là người lao động có nghề nghiệp, có năng suất lao động cao… Mỗi người, mỗi gia đình đều phải tạo mọi cơ hội, mọi điều kiện để người khác cũng học tập suốt đời.

Trước tình hình đó, cần có sự nhận thức lại vai trò, vị thế của các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập khi các tiêu chí đánh giá sẽ cao hơn trước. Trong điều kiện đó, các gia đình, dòng họ đã từng đạt danh hiệu hiếu học cần có sự nỗ lực cao hơn nữa để đạt danh hiệu gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập. Những cộng đồng, những tổ chức trước đây đã từng đạt danh hiệu Khuyến học như tổ dân phố khuyến học, doanh nghiệp khuyến học, cơ quan hành chính khuyến học, nhà chùa khuyến học… cũng phải nỗ lực hơn mới đạt danh hiệu tổ dân phố học tập, doanh nghiệp học tập, cơ quan học tập…

Để đạt yêu cầu “học tập”, tất cả các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, cũng như các doanh nghiệp, trường học, tổ dân cư, tổ dân phố, hợp tác xã không chỉ bảo đảm số người đi học là đủ, mà còn phải chứng minh tác dụng của học tập tới kết quả, lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường…

Các xã/ phường, huyện/quận, tỉnh/thành phố cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan sự nghiệp… muốn đạt danh hiệu cộng đồng học tập, cũng như bảo đảm năng suất lao động cao, sản xuất phát triển bền vững, chất lượng sản phẩm tốt, khắc phục các tệ nạn xã hội, duy trì môi trường trong sạch, nhân dân có lối sống lành mạnh. Cấp ủy, chính quyền địa phương phải có những cam kết  về việc chỉ đạo chặt chẽ, tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển đa dạng các hình thức học tập suốt đời.

 

Kết luận 

Sau Đại hội này, toàn thể cán bộ, hội viên khuyến học phải nỗ lực hơn nữa trong việc đẩy mạnh phong trào khuyến học khuyến tài, xây dựng mô hình xã hội học tập hiện thực trên các địa bàn dân cư với những yêu cầu mới, những chỉ tiêu mới. Mô hình xã hội học tập trong giai đoạn trước mắt phải đạt được 3 yêu cầu lớn sau đây:

- Mọi người dân đều phải học tập tự nguyện, tự giác, học tập suốt đời để trở thành người công dân tốt, thông thạo một nghề, biết một số nghề, năng suất lao động cao, từ đó cải thiện đời sống cá nhân và gia đình, góp phần phát triển xã hội một cách bền vững.

- Các cơ quan, đoàn thể, lực lượng an ninh quốc phòng, lực lượng kinh tế, khoa học, các gia đình và các cộng đồng dân cư phải chung tay xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện để ai cũng được tiếp cận giáo dục, tạo cơ hội để ai cũng được bảo đảm công bằng xã hội về giáo dục và học tập suốt đời.

- Hệ thống giáo dục chính quy và không chính quy được xây dựng theo hướng liên kết, gắn bó, hỗ trợ nhau, giúp cho mọi lứa tuổi, mọi lao động với các chuyên môn khác nhau, mọi dân tộc chung sống trong quốc gia Việt Nam, mọi đối tượng chính sách, mọi người dân thuộc nhóm yếu thế… đều được học tập, không ai phải đứng ngoài giáo dục và đào tạo.

Kính chúc các Hội khuyến học địa phương, các Hội Khuyến học thành viên – đẩy mạnh thi đua khuyến học hơn nữa để trong mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng đều sống động tinh thần học tập suốt đời theo gương học tập và tu dưỡng không mệt mỏi của Bác Hồ kính yêu.

Kính chúc các vị đại diện các gia đình, các dòng họ, các cộng đồng dân cư ngày càng nâng cao tri thức, nâng cao học vấn và tay nghề để cải thiện đời sống, phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và dồi dào sức khoẻ cá nhân, tăng thêm hạnh phúc gia đình, rạng danh dòng họ, làm cho cộng đồng ngày càng văn hoá và văn minh.





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.232 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.