TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Văn bản của Trung ương Hội | Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội Khuyến học VN Nguyễn Mạnh Cầm tại Hội nghi BCH TW Hội lần thứ 2 (Khóa IV)
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Văn bản của Trung ương Hội 05.2024
Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội Khuyến học VN Nguyễn Mạnh Cầm tại Hội nghi BCH TW Hội lần thứ 2 (Khóa IV)
03.2011

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 2 - Khoá IV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội diễn ra ngày 23 tháng 2 năm 2011. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo kết luận của Chủ tịch Hội Khuyến học VN Nguyễn Mạnh Cầm tại Hội nghị trên:

HỘI KHUYẾN HỌC VIỆT NAM
Số : 76-TB/KLHNBCH

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2011

Thông báo
Kết luận của Chủ tịch Nguyễn Mạnh Cầm
tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
lần thứ 2 - Khoá IV, ngày 24 tháng 02 năm 2011


Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 2 - Khoá IV được tiến hành ngay sau Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Hội diễn ra ngày 23 tháng 2 năm 2011.

Tham dự Hội nghị có đại diện các cơ quan Trung ương sau đây:

- Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Ban Dân vận Trung ương Đảng.
- Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Văn phòng Chính phủ.
- Bộ Nội vụ.
- Bộ Công an.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam; phóng viên các Báo Nhân dân, Báo Dân trí, Báo Giáo dục và Thời đại,...

Sau lời khai mạc Hội nghị của Chủ tịch Trung ương Hội Nguyễn Mạnh Cầm, Hội nghị đã nghe 04 báo cáo:

- Báo cáo của PGS.TS Nguyễn Hữu Trí, Vụ trưởng Vụ Giáo dục - Đào tạo - Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương, truyền đạt đường lối, quan điểm giáo dục ghi trong Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.

- Báo cáo của GS.TS Phạm Tất Dong, PCT- Kiêm Tổng Thư ký TW Hội, về công tác khuyến học sau Đại hội IV; phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội năm 2011

- PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, PCT TW Hội, báo cáo Đề án cải tiến Công tác thi đua khen thưởng và Điều lệ sửa đổi của Hội được Bộ Nội vụ thông qua.

- GS.TS Phạm Tất Dong, PCT- Kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội, trình bày một số vấn đề về:

* Chủ trương tổ chức Giải thưởng Khuyến học Việt Nam
* Hướng dẫn những việc cần làm để thể hiện tính chất đặc thù của Hội.
* Về vấn đề nhân sự: một số đồng chí xin rút khỏi Ban Chấp hành vì lý do sức khoẻ hoặc thuyên chuyển công tác, bổ sung một số đồng chí vào Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và Ban Thường trực Trung ương Hội.

Sau khi nghe các báo cáo, Hội nghị đã tập trung thảo luận về chương trình công tác của Hội năm 2011 trên cơ sở phương hướng công tác nhiệm kỳ 2011-2015 đã được Đại hội IV thông qua; trao đổi ý kiến về cải tiến công tác thi đua; thông qua đề xuất của Ban Thường vụ về vấn đề nhân sự.

Kết thúc kỳ họp, Chủ tịch Trung ương Hội Nguyễn Mạnh Cầm đã kết luận Hội nghị như sau:

1- Phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập đã trải qua chặng đường gần 15 năm. Những thành tựu quan trọng của phong trào và của Hội đã được khẳng định trong văn kiện và Nghị quyết Đại hội Khuyến học Việt Nam lần thứ IV và được nhắc lại trong báo cáo của Ban Thường vụ trong kỳ họp lần này của Ban Chấp hành. Cần nhấn mạnh là trong điều kiện khó khăn mọi mặt cả về tài chính lẫn cơ sở vật chất kỹ thuật, Hội đã có nhiều cố gắng tạo được những điều kiện cần thiết như sớm xây dựng trang Web, xuất bản tờ Báo Khuyến học Dân trí, cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội, Tạp chí “Dạy và học ngày nay”; đặc biệt đã phát hành Báo “Dân trí điện tử”, tranh thủ được tín nhiệm của độc giả, sếp thứ hai trong nước vào loại khá trong khu vực và thế giới về số người truy cập/ngày; xây dựng được hai nhà in ( một ở Hà Nội, một ở thành phố Hồ Chí Minh) và gần đây đã thành lập được Nhà Xuất bản Dân trí. Các tổ chức này đã nhanh chóng phát huy tác dụng. Trong hoạt động của mình, Hội đã được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đã hợp tác chặt chẽ với các Bộ, Ban, Ngành, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các tổ chức trong hệ thống chính trị và các Hội khác ở Trung ương, tranh thủ được lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, nhờ đó đã nhanh chóng trở thành một tổ chức có mặt trên khắp địa bàn dân cư. Đại hội IV của Hội đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của Hội và của phong trào khuyến học, khuyến tài:< b>giai đoạn nâng cao chất lượng, đưa phong trào đi vào chiều sâu và đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng xã hội học tập.

2 - Hội nghị lần này là Hội nghị lần thứ 2 của nhiệm kỳ IV. Hội nghị đã tập trung thảo luận và thông qua những công việc lớn trong năm 2011; Đó là:

- Đưa phong trào khuyến học, khuyến tài vào chiều sâu, nâng cao chất lượng của phong trào sau khi đã đạt được sự phát triển bề rộng khá ấn tượng và đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập bắt đầu từ cơ sở theo những mô hình khuyến học, khuyến tài với tư cách là những thành tố trong xã hội học tập.

Phương hướng, nhiệm vụ tổng quát đó phù hợp với chủ trương được nêu lên trong các văn kiện chính của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đó là: “ Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho người dân học tập suốt đời”.Do đó, chúng ta thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Hội Khuyến học cũng chính là triển khai chủ trương về giáo dục đã ghi trong Nghị quyết của Đại hội lần thứ XI của Đảng.

- Chuyển hoạt động của Hội sang một giai đoạn mới là sự tiếp tục giai đoạn vừa qua, giai đoạn tạo tiền đề cho việc hình thành xã hội học tập thông qua hoạt động khuyến học khuyến tài; tiếp tục những việc đã và đang làm với chất lượng cao hơn nhằm tạo tiền đề vững chắc cho việc hình thành xã hội học tập.

- Hiện nay Hội đã có 7,5 triệu Hội viên, chúng ta vẫn phải phát triển Hội để có thể trong nhiệm kỳ này nâng tổng số Hội viên lên đạt ít nhất 10% dân số cả nước; đồng thời phải nâng cao chất lượng Hội viên để thể hiện được tinh thần Chỉ thị 11/CT-TW của Bộ Chính trị (Khoá X) xem công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, trong đó Hội phải là lực lượng nòng cốt trong cuộc vận động, phối hợp với các lực lượng xã hội để làm tốt phần việc này.

- Cùng với việc nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của Hội viên, phải đổi mới hoạt động của cấp Hội, không ngừng phát triển “ Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ hiếu học”, “ Cụm dân cư hiếu học”. Về “ Cụm dân cư khuyến học”, có lẽ nên gọi là “ Khu dân cư hiếu học” như nhiều đại biểu góp ý để gắn với “ Khu dân cư văn hoá”, làm cho “ Khu dân cư văn hoá” có nội dung học tập. Như vậy thì văn hoá mới bền vững.

- Trong báo cáo của Ban Thường vụ trình Ban Chấp hành Trung ương về tiêu chí “ Gia đình hiếu học”, “ Dòng họ hiếu học” và “ Khu dân cư hiếu học” có bổ sung một số điểm nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của các thiết chế này trong tình hình mới. Các tổ chức Hội ở cơ sở địa phương chú ý hướng dẫn các “ Gia đình hiếu học” và “Dòng họ hiếu học” đã được công nhận tiếp tục phấn đấu theo đúng tiêu chí mới.

- “ Gia đình hiếu học”, “Dòng họ hiếu học”, “ Khu dân cư hiếu học” càng nhiều, càng rộng thì quá trình xây dựng xã hội học tập càng được đẩy nhanh theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “ Dân tộc ta phải trở thành một dân tộc thông thái”.
- Trung tâm học tập cộng đồng là một thiết chế giáo dục rất quan trọng trong việc thực hiện học tập suốt đời cho mỗi người dân theo phương châm “ Cần gì học nấy”. Hiện nay trong cả nước đã có gần 10 nghìn Trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng trên 90% phường, xã và thị trấn. Số lượng đó đã vượt chỉ tiêu trong Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg. Chúng ta cố gắng để 100% xã, phường, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Chính phủ đã có chính sách cho Trung tâm học tập cộng đồng, tuy nhiên mức hỗ trợ còn thấp. Hội đang cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng và sẽ đề nghị Nhà nước nâng mức hỗ trợ cao hơn theo kinh nghiệm của Nhật Bản và Thái Lan nhằm bảo đảm cho hoạt động của TTHTCĐ đạt kết quả mong muốn. Hiện nay trong số Trung tâm hiện có mới khoảng 30% hoạt động có hiệu quả tốt. Chúng ta tin rằng trong tương lai với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, Nhà nước sẽ có hỗ trợ thích đáng hơn, các TTHTCĐ sẽ hoạt động đều khắp hơn và hiệu quả sẽ lớn hơn.

- Về khuyến tài: Theo sáng kiến của Hội, giải thưởng “ Nhân tài đất Việt” đã được thực hiện 5 năm với những kết quả rất đáng trân trọng; bắt đầu từ lĩnh vực công nghệ thông tin đã mở rộng sang lĩnh vực khoa học tự nhiên và y tế. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đánh giá cao, gọi giải thưởng này là “ Vườn ươm nhân tài” cho đất nước. Nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước quan tâm động viên. Trong tương lai giải thưởng “ Nhân tài đất Việt” sẽ được mở rộng sang các lĩnh vực khác. Đồng thời Quỹ Khuyến học đã giành giải thưởng cho những người học giỏi đạt kết quả cao trong các kỳ thi Quốc gia, Quốc tế và các thủ khoa; cấp học bổng cho các học sinh, sinh viên vượt khó . Để đẩy mạnh hơn nữa công tác khuyến tài, vừa qua Thường trực Trung ương Hội đã phân công GS,VS Nguyễn Văn Hiệu, Phó Chủ tịch Trung ương Hội chuyên trách vấn đề khuyến tài; mong có sự tham gia, cộng tác tích cực của các đồng chí trong Thường vụ và Ban Chấp hành Trung ương Hội với những dự án của đồng chí Nguyễn Văn Hiệu..

- Về xây dựng xã hội học tập: tuy trong nhiệm kỳ II, Trung ương Hội có đề án “ Hội Khuyến học Việt Nam góp phần xây dựng xã hội học tập từ cơ sở” và Hội đã hoàn thành Đề tài cấp Nhà nước “ Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”. Tuy nhiên kết quả của Đề án và Đề tài mới chỉ là tiền đề cho việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta. Vì chưa hiện hữu mô hình xã hội học tập ở bất cứ nước nào để ta rút kinh nghiệm nên ta phải tự tìm ra cách làm riêng của mình. Hơn nữa ở nước ta có rất nhiều khác biệt giữa các vùng miền, khác biệt cả về trình độ dân trí, trình độ học vấn, về đời sống vật chất ...nên không thể ngày một, ngày hai xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập được. Do đó, phải đi từng bước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, bắt đầu bằng xây dựng xã hội học tập từ cở sở. Năm 2011- năm đầu tiên chúng ta nên chọn một số đơn vị cơ sở ở một số địa phương để chỉ đạo điểm, sau đó rút kinh nghiệm làm rộng ra các địa phương khác. Trên cơ sở đó mới quy định những tiêu chí cần có của một xã hội học tập. Chính phủ đã thành lập “ Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng xã hội học tập”. Hội có nhiệm vụ phối hợp tích cực và tranh thủ sự chỉ đạo của “ Ban Chỉ đạo Nhà nước”.

3- Một số vấn đề cần thực hiện trong năm 2011 sau đây:
a- Tháng 10 năm nay sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội và Ngày Khuyến hoc Việt Nam (2 - 10); đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất với Hội tổ chức Tuần lễ Khuyến học.

Hội sẽ kết hợp cả ba sự kiện đó thành một sự kiện lớn. Thường trực Trung ương Hội xây dựng kế hoạch tiến hành và thông báo cho các địa phương thực hiện.

b - Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 112/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam thời kỳ 2005-2010; Trên cơ sở đó, Bộ và Hội sẽ tham mưu cho Chính phủ (qua Ban Chỉ đạo Quốc gia về xây dựng xã hội học tập) ra Quyết định về “ Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2015”.

c - Tham mưu với Ban Bí thư Trung ương Đảng trong việc sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập

d - Về thi đua: Hội nghị đã trao đổi ý kiến và cơ bản nhất trí với Đề án đổi mới công tác Thi đua - Khen thưởng do Ban Thường vụ trình bày. Một số đồng chí có ý kiến nên điều chỉnh Đề án theo hướng tinh giản hơn và thiết thực hơn, để dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện của Hội. Hội nghị giao cho Ban Thường trực tiếp thu ý kiến của Hội nghị, chỉnh sửa và thông báo cho các địa phương thực hiện. Trong quá trình thực hiện sẽ có sự điều chỉnh nếu thấy cần thiết.

đ - Về vấn đề Hội có tính đặc thù: Quyết định 68/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ đã công nhận Hội Khuyến học có tính chất đặc thù, hoạt động trong phạm vi cả nước nên mặc nhiên Hội các địa phương cũng mang tính chất đặc thù. Vấn đề trước mắt là Hội địa phương cần báo cáo với UBND để được xác nhận Hội có tính chất đặc thù. Nơi nào Tỉnh, Thành phố đã ra Quyết định công nhận thì không có vấn đề gì; nơi nào chưa ra Quyết định xác nhận thì các đồng chí lãnh đạo Hội ở địa phương cần giải thích rõ với cấp uỷ và chính quyền để được xếp vào danh sách Hội có tính chất đặc thù ở địa phương.

4- Về Điều lệ của Hội: Sau Đại hội IV, Thường trực đã làm việc với Bộ Nội vụ bổ sung Điều lệ để thể hiện tính chất đặc thù của Hội; Ngày 11 - 2 - 2011, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 113/QĐ-BNV phê duyệt Điều lệ mới của Hội.

Để thực hiện Điều lệ (có sửa đổi), Thường trực sẽ có bản hướng dẫn cụ thể. Vấn đề lớn trong tổ chức Hội ở cơ sở là Chi Hội. Giữa các Chi Hội và Ban Khuyến học trong các cơ quan sự nghiệp, trong đơn vị quân đội và công an có lẽ phải nên thống nhất. Bản hướng dẫn sẽ nói rõ vấn đề này.

5 - Về tổ chức giải thưởng khuyến học Việt Nam nhằm tôn vinh những cá nhân, những đơn vị có nhiều sáng kiến có giá trị, có tác dụng thúc đẩy phong trào phát triển. Trước mắt ta tổ chức giải năm 2011 nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Hội Khuyến học Việt Nam; sau đó sẽ xem giải thưởng này định kỳ tổ chức ra sao. Riêng đợt trao thưởng đầu tiên này sẽ có hướng dẫn cụ thể về tiêu chí bình chọn.

Năm 2011 mở đầu một giai đoạn mới của Hội với tư cách là một tổ chức xã hội có tính đặc thù, hoạt động trong phạm vi cả nước; cũng là năm mở đầu việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đaị hội IV của Hội chúng ta.

Sau Hội nghị này, toàn Hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh việc triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Đaị hội IV của Hội vào cuộc sống.

TM/BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG HỘI
Phó Chủ tịch - kiêm Tổng Thư ký
(Đã ký)

GS-TS Phạm Tất Dong

Nơi nhận: + Các đồng chí Uỷ viên BCH TW Hội
+ Hội K.H tỉnh, thành phố
+ Các Trung tâm, các cơ quan Trực thuộc & các Ban của TW Hội
+ Lưu Van phòng

BBT



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.210 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.