TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Thông tin nổi bật | Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Thông tin nổi bật 05.2024
Việt Nam sau hai năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
01.2009

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông PHẠM GIA KHIÊM, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế nhân sự kiện Việt Nam kỷ niệm hai năm sau ngày gia nhập WTO.

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007 là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Những thành tựu đạt được trong hai năm qua cho thấy, việc Việt Nam tham gia vào WTO là phù hợp với thực tế khách quan và xu thế hợp tác, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu sắc trên thế giới hiện nay. Trên tinh thần chủ động hội nhập, cùng với việc tham gia Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Thỏa thuận ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Hàn Quốc,... thực hiện các thỏa thuận song phương như Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện với Nhật Bản, tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế liên khu vực ASEM, APEC, Việt Nam đã thật sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Ngay sau khi gia nhập WTO, chúng ta cũng đã bắt tay vào xây dựng Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 5-2-2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/T.Ư về "Một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO". Theo đó, Chính phủ, các bộ, ngànhvà địa phương cũng đã ban hành các Chương trình hành động theo các định hướng lớn của Ðảng.

Ðể thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn, ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện các cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các biện pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập.

Mặc dù thời gian hai năm chưa đủ để có thể đánh giá toàn diện những tác động kinh tế - xã hội của việc gia nhập WTO, nhưng chúng ta cũng có thể thấy một số kết quả tích cực như sau:

Thứ nhất, việc gia nhập WTO đã góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế về kinh tế, chính trị, ngoại giao,... Các đối tác kinh tế, thương mại đánh giá Việt Nam như là một đối tác quan trọng và giàu tiềm năng của khu vực Ðông - Nam Á. Vai trò của nước ta trong các hoạt động của WTO, ASEAN, APEC, ASEM và các tổ chức quốc tế ngày càng được nâng cao. Ðặc biệt, việc trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã chứng tỏ uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Thứ hai, việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu, nhưng GDP năm 2008 của nước ta vẫn tăng trưởng ở mức 6,23%, xuất khẩu vẫn bảo đảm nhịp độ tăng trưởng khá: Năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 48,56 tỷ USD, tăng 21,9% so với năm 2006; Năm 2008, dù đa số các thị trường lớn rơi vào suy thoái nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn rất đáng khích lệ, ước tính đạt khoảng 63 tỷ USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã đa dạng hơn và hàng hóa của Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn, đứng vững hơn trong các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU,...

Thứ ba, do việc điều chỉnh chính sách kinh tế theo các cam kết quốc tế, môi trường kinh doanh và đầu tư trở nên thông thoáng và minh bạch hơn, dẫn đến việc gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam. Năm 2007, Việt Nam đã thu hút trên 20,3 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2006. Sang năm 2008, dù tình hình kinh tế thế giới xấu đi, nhưng vốn FDI cam kết đã đạt hơn 64 tỷ USD, gấp gần ba lần năm 2007. Ðiều này phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình hội nhập, mở cửa thị trường, cũng như vào triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam, tin tưởng vào sự ổn định chính trị, xã hội và những quyết sách tích cực và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam trong việc đối phó với cơn khủng hoảng tài chính hiện nay.

Thứ tư, việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết WTO góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ cho các nhà sản xuất, dẫn tới việc tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Mặt khác, thông qua việc liên doanh, hợp tác với nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng được tăng cường thêm về vốn, trình độ quản lý, nhân sự và phát triển công nghệ.

Thứ năm, ngành công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo hướng tích cực, sản xuất công nghiệp đạt năng suất tương đối cao: Năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 574 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so với 2006; Năm 2008 ước đạt 650 nghìn tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2007; Các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động như thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nội thất, thủ công cũng có tốc độ tăng trưởng cao.

Hai năm gia nhập WTO càng làm rõ thêm những thời cơ và thách thức mà Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X đã chỉ ra, đặc biệt là những tác động không thuận đối với nước ta do những biến động của nền kinh tế thế giới. Bước vào năm 2009, Chính phủ đã đề ra năm nhóm giải pháp để ngăn chặn và đẩy lùi suy giảm kinh tế, trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu là đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Việc thực hiện cam kết với WTO và điều chỉnh chính sách theo các cam kết quốc tế phải bám sát và hỗ trợ những nhiệm vụ cấp bách mà Chính phủ đã đề ra.

Trong thời gian tới, trước mắt là năm 2009, chúng ta cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và tư duy trong xây dựng chính sách và điều hành quản lý nhà nước theo hướng từ trực tiếp, hành chính, mệnh lệnh sang gián tiếp thông qua việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chí và các đòn bẩy kinh tế.

Thứ hai, để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cần áp dụng các chính sách để hạn chế nhập siêu và thâm hụt thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, khuyến khích việc sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước.

Thứ ba, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trên cả ba cấp độ nhà nước, doanh nghiệp và ngành hàng. Phát huy nội lực, bảo vệ thị trường trong nước, xây dựng chiến lược và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh vận động các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, tham gia tích cực vào vòng đàm phán Ðô-ha, tiếp tục thực thi đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, tận dụng tốt những quyền lợi mà thành viên WTO được hưởng, xử lý hài hòa, thống nhất mối quan hệ giữa cam kết gia nhập WTO với khuôn khổ pháp lý hiện hành, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Thứ năm, thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách an sinh xã hội, giảm khoảng cách giàu - nghèo trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, các bộ, ngành và các địa phương cần nâng cao chất lượng nội dung các Chương trình hành động sau khi gia nhập WTO, xác định rõ nguồn lực cần thiết để bảo đảm cho việc triển khai thực hiện những nhiệm vụ đề ra; xử lý hài hòa các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng như chiến lược, quy hoạch phát triển của địa phương, bảo đảm hiệu quả đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng; bảo vệ môi trường sinh thái,...; xây dựng thể chế và cơ chế theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá và điều chỉnh việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ và các chương trình hành động của bộ, ngành và địa phương sao cho thiết thực, hiệu quả và phù hợp với thực tế của bộ, ngành và địa phương.

Thứ bảy, tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý, công chức, viên chức, các doanh nhân và người lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục phát huy tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường, với phương châm chủ động, hiệu quả và linh hoạt, phát huy những thành tựu đã đạt được trong hai năm qua, chúng ta tự tin và năng động vượt qua mọi thách thức, phấn đấu giành những thắng lợi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


PHẠM GIA KHIÊM Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ,
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế quốc tế



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo

 Tiêu điểm 
Tích cực lan tỏa thông tin về công tác khuyến học, khuyến tài trên Báo Đảng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam dâng hương tri ân liệt sĩ Điện Biên Phủ, trao tặng học bổng cho học sinh Điện Biên
Hà Tĩnh: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào đào tạo công dân tốt, lao động tốt, cán bộ tốt
Ra mắt phòng họp trực tuyến cơ quan Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Giáo dục và Đào tạo ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài


Thời gian mở trang: 0.195 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.