TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Dòng họ khuyến học | Bắc Ninh: Làng đại học bên sông Cầu
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Dòng họ khuyến học 07.2025
Bắc Ninh: Làng đại học bên sông Cầu
05.2008

Nếu trước đây, ngôi làng bên dòng sông Cầu lịch sử được biết đến bởi những tấm lụa tơ tằm óng ả, thì nay, Vọng Nguyệt nổi tiếng trên đất Kinh Bắc bởi khả năng phát huy truyền thống hiếu học của mình.

Trước năm 1994, cả thôn Vọng Nguyệt mới có một người đỗ đại học (ĐH). Đấy là nỗi buồn cho những người có tâm huyết với nghề dạy học ở thôn Vọng Nguyệt như tâm sự của bà Chử Thị Vượng - Hội trưởng hội khuyến học thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Theo bà Vượng, nguyên nhân làm cho một thôn có truyền thống hiếu học như Vọng Nguyệt không có nhiều sinh viên ĐH là: “Vào thời kỳ ấy, những học sinh (HS) giỏi của thôn, cứ học hết cấp III là thôi học ở nhà đi cày. Bởi học cao cũng không thoát được cái cảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau”.
Ông Nguyễn Tiến Cảnh - Chủ tịch hội cựu giáo chức xã Tam Giang bộc bạch: “Tình trạng HS lúc đó bỏ học về đi cày không chỉ là nỗi bức xúc của thôn mà còn là trăn trở của những thầy giáo già trong xã”.

Để cổ vũ tinh thần học tập trong toàn xã, Hội cựu giáo chức Tam Giang được thành lập với đa phần là những thầy cô giáo đã về hưu. Đầu năm 1995, hội chủ trương xây dựng chương trình “ba tiếng trống học ban đêm”. Đấy không chỉ là lời thúc giục các em nhanh chóng ngồi vào bàn học mỗi buổi tối mà còn là lời động viên thúc giục các em tham gia phong trào học tập, nâng cao tri thức.

Vọng Nguyệt là thôn đi đầu trong phong trào “ba tiếng trống”. Để khuyến khích các cháu trong thôn thi đua học tập, ngày 15/11/1995 hội khuyến học của thôn ra đời, đây là hội khuyến học đầu tiên của cả huyện Yên Phong.

Hàng ngày, vào lúc 19 giờ, khi ba tiếng trống học đêm điểm lên, những cựu giáo viên trong hội khuyến học cùng với chính quyền thôn lại đi kiểm tra tình hình học tập của các em.

Bà Vượng kể: “Ngày đầu thực hiện chương trình rất khó khăn, nhiều gia đình chưa ý thức được việc học nên chỉ làm cho qua chuyện, còn nhiều gia đình lúc đó con cái còn phải làm giúp bố mẹ công việc nhà thời gian đâu mà ngồi vào bàn học”.

Tuy nhiên, bằng lời lẽ động viên giải thích, những món quà nhỏ cho những gia đình nghèo có con chăm học, phong trào cũng lên dần dần.

Kể từ khi phong trào “ba tiếng trống học ban đêm” ra đời, ngoài đường làng vắng hẳn tiếng trẻ con, tất cả đang chăm chú cho việc học ở nhà. Những HS chăm ngoan thì được hội khuyến khích khen thưởng, những HS chưa chăm học thì bị phê bình trên loa phát thanh của thôn.

Chính những hoạt động tích cực của hội cùng chương trình “ba tiếng trống” làm cho bộ mặt của thôn thay đổi nhiều. Năm đầu tiên thực hiện chương trình, cả thôn có 3 em đỗ ĐH, 2 em đậu CĐ. Đấy là những kết quả động viên cho những người có tâm huyết với việc học ở thôn. Năm 1996, cả thôn có 6 em đỗ ĐH.

Năm 2006, Vọng Nguyệt có 26 em đỗ ĐH và 17 em đỗ CĐ. Năm 2007 là năm mà những người như bà Vượng hết sức lo lắng bởi đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thí điểm thi trắc nghiệm, với những HS ở nông thôn như quê bà thì việc thích ứng với cách thi mới là hết sức khó khăn. Kết quả vượt qua sức mong đợi: cả thôn có 34 em đỗ ĐH, 17 em đỗ CĐ, chiếm gần 50% số lượng HS đậu ĐH của xã Tam Giang góp phần giúp Tam Giang vươn lên thành xã có thành tích học tập xuất sắc nhất tỉnh Bắc Ninh..

Có được thành tích học tập vượt bậc như vậy không chỉ có một phần đóng góp của những cựu giáo chức có tâm huyết với việc học của thôn, xã, mà theo bà Vượng, nguyên nhân chủ yếu là “do dân trong thôn nhận thức được lợi ích của việc học không chỉ nâng cao tri thức mà còn làm thay đổi cuộc sống của gia đình và con cái họ”.

Tiếng thoi đưa chỉ vẫn vang lên trong những ngôi nhà bên dòng sông Như Nguyệt, nhưng bên cạnh những tấm lụa mượt mà là những tấm gương hiếu học của những gia đình, của dòng họ trong thôn, càng làm cho ngôi làng có truyền thống lịch sử lâu đời này thêm phần đa sắc.

Theo Trần Thị Bình
VOV




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan dự lễ trao học bổng Samsung Thái Nguyên cho 122 học sinh giỏi quốc gia
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng


Thời gian mở trang: 0.105 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.