TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Gia đình hiếu học - Tầm nhìn chiến lược trong công cuộc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 04.2024
Gia đình hiếu học - Tầm nhìn chiến lược trong công cuộc xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam
07.2007

Một trong những thiết chế quan trọng góp phần hình thành và khẳng định xã hội học tập (XHHT) ở Việt Nam là gia đình hiếu học.

Đảng Cộng sản Việt Nam, trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH ( 1991) đã chỉ rõ: "Gia đình là tế bào xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Bác Hồ kính yêu, ngay từ buổi đầu lập nước đã lưu tâm đến việc xây dựng. "Gia đình hiếu học" và coi gia đình – nhà trường - xã hội là 3 môi trường quan trọng trong sự nghiệp giáo dục -đào tạo, xây đựng con người.

Hội Khuyến học Việt Nam với sự nhạy bén chính trị, với ý thức đầy đủ muốn xây dựng cả nước trở thành một XHHT phải bắt đầu từ gia đình - tế bào của xã hội. Bằng kinh nghiệm được trải nghiệm, bằng tâm huyết và trí tuệ, những cán bộ làm công tác khuyến học đã thấy rõ được cương lĩnh của Đảng trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội (từ 1991) và tầm nhìn chiến lược mang bản sắc dân tộc của Bác Hồ từ 1945, đã đi sâu vào cuộc phát động xây dựng "Gia đình hiếu học", tác động vào nền móng xã hội "Tế bào gia đình " của truyền thống dân tộc việt Nam.

Hội khuyến học thấy rõ:
Gia đình là nơi có khả năng tốt nhất, sớm nhất, mạnh
nhất và có hiệu quả thiết thực đối với việc khuyến khích cổ vũ mọi người học tập - khẳng định đó là cơ sở để đưa cả nước trở thành một XHHT- học tập suốt đời.

Gia đình là nơi có tác động trực tiếp, khơi dậy, nuôi dưỡng, đề cao ước vọng và tình cảm trách nhiệm của gia đình, họ tộc đối với con cháu trong sự học, nâng cao dân trí, nâng cao văn hóa, trí tuệ cho xã hội.

Tổ chức "Gia đình hiếu học” thích hợp với Cộng đồng dân cư, mọi miền, mọi vùng và mọi tầng lớp gia đình (không phân biệt giàu nghèo, trình độ cao thấp, nông thôn hay thành thị, dân tộc ít hay nhiểu người ... ).

Hoạt động “Gia đình hiếu học", với nội dung đơn giản, cô thể lồng ghép với hoạt động của các tổ chức đoàn thể, xã hội, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Cựu giáo chức, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, trường học... trong công cuộc xây dựng gia đình văn hóa và các phong trào chung của Mặt trận Tổ quốc đang phát động.

Gia đình hiếu học vừa có khả năng thúc đẩy, nâng cao dân trí nói chung, vừa có thể giải quyết những nhu cầu cụ thể của từng người, từng địa phương và từng cơ sở, hướng tới mục tiêu “dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng, dân chủ văn .minh”, giữ gìn trật tự an ninh, hạn chế các tệ nạn xã hội, tạo nét văn hóa và nhân văn trong đời sống xã hội của nước ta.

Trong công cuộc vận động chống các biểu hiện tiêu cực của ngành giáo đục đang phát động, như chống tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích ảo trong các nhà trường...Gia đình hiếu học sẽ là điểm tựa vững chắc có thể làm thay đổi cục điện hỗ trợ tích cực ngành giáo dục đào tạo trong công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà thời kỳ mới.

Từ những nhận định, đánh giá đó và từ thực tiễn, Hội
Khuyến học đã tiến hành phát động và xây đựng "Gia đình hiếu học".'Sau "Đại hội biểu dương các gia đình hiếu học toàn quốc lần thứ nhất " (tháng 12-2004 do Trung ương Hội tổ chức, hiện nay phong trào đăng ký xây dựng "Gia đình hiếu học" Và phấn đấu trở thành gia đình hiếu học tiêu biểu đang được các gia đình khắp mọi miền Tổ quốc hưởng ứng tích cực.

Từ chỉ có vài ngàn gia đình đăng ký xây dựng "Gia đình hiếu học" ở Nam Định, Hà Nam, TP. Hồ Chí Minh đến nay cả nước đã có 3.740.422 gia đình đăng ký gia đình hiếu học và trên 1.300.000 gia đình đã được Hội Khuyến học các cấp công nhận là gia đình hiếu học tiêu biểu.

Năm 2007, Đại hội biểu dương Gia đình hiếu học toàn quốc lần thứ hai sẽ đi sâu tổng kết, đánh giá về kết quả hoạt động Gia đình hiếu học, góp phần xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam.

Với 3 tiêu chí cụ thể dễ nhớ, dễ thực hiện:

1. Tất cả con em trong gia đình ở tuổi học đường đều phải được đến trường, học tập đạt kết quả từ trung bình trở lên, không lưu ban, bỏ học.

2. Người lớn tuổi trong gia đình (trừ người già yếu, ốm đau) đều có nội dung và kế hoạch học tập thích hợp, học tập có kết quả để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống.

3. Các thành viên trong gia đình, tích cực tham gia công tác khuyến học ngoài xã hội, xây dựng gia đình hòa thuận, có quan hệ tốt với mọi người, không vi phạm pháp luật.

Với các tiêu chí cụ thể đó, đến nay, phong trào xây dựng "Gia đình hiếu học" đã đi vào chiều sâu và phạm vi tác dụng, ảnh hướng của nó đến chất lượng cuộc sống ở địa bàn dân cư đã có nhiều tác dụng tích cực rõ rệt.

Trẻ em ở tuổi học, đều đã được vận động đến lớp Nhà trẻ , nhà mẫu giáo ở thôn, xóm đã thu hút được phần lớn các cháu đến lớp, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu sự chăm sóc của ngành giáo dục ở độ tuổi chuẩn bị vào lớp 1 rất đáng khích lệ. Do các gia đình hiếu học phát triển, tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học đã giảm, sự quan tâm của các gia đình đến việc học tập của con cháu đã được chú ý và sát sao hơn nên chất lượng giáo dục văn hóa và đạo đức cũng được nâng cao.

Ngoài việc lo lắng cho sự học hành của con cháu, bản thân các thành viên trong gia đình hiếu học cũng có kế hoạch tự học, tham gia học tập ở TTHTCĐ, học tập nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ ở cơ quan, xí nghiệp. . . cho mình và để cho con cháu noi theo, đã tạo nên "không khí cả nhà học tập, người người học tập, nhà nhà học tập" và nhu cầu học tập cần gì học nấy, học liên tục, học suốt đời đã hình thành rõ nét trong thời kỳ hội nhập và yếu tố hình thành "Cả nước trở thành một xã hội học tập " đã hé lộ .

Mô hình Gia đình hiếu học, Dòng họ khuyến học, rung tâm học tập cộng đồng... xuất hiện trong 5 năm gần đây là những mô hình khuyến học, khuyến tài thích hợp tạo nền móng, cơ sở vững bền cho nhiệm vụ xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập.

Thực tiễn sinh động và đầy thuyết phục này đã làm cơ sở để chứng minh cho Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX "Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập" là yêu cầu của cuộc sống và tại Đại hội lần thứ III- Hội Khuyến học Việt Nam, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tặng Hội Khuyến học Việt Nam bức trướng với dòng chữ:
"Khuyến học, khuyến tài
Xây dựng cả nước trở thành
một xã hội học tập "
đã nói rõ ý Đảng trong công tác khuyến học.

Trong bức thư gửi Đại hội biểu dương các gia đình hiếu học lần thứ nhất, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nêu rõ: "Gia đình hiếu học là một bông hoa đẹp trong vườn hoa đầy hương sắc của xã hội học tập đang từng bước được xây dựng ở nước ta, một tấm gương sáng cho mọi gia đình vươn tới tầm văn hóa ngày càng cao ". Tổng bí thư đã đánh giá đúng mức vai trò Gia đình hiếu học trong công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Sự phát hiện nhạy bén, kịp thời và quyết tâm, chủ động sáng tạo của các cấp Hội Khuyến học cả nước trong cuộc vận động xây dựng Gia đình hiếu học đã thực sự khơi dậy sự ham học, ham hiểu biết, phát huy bản chất thông minh cần cù , luôn vươn lên làm chủ cuộc sống của con người Việt Nam và truyền thống của dân tộc Việt Nam, khơi dậy từ trong mỗi gia đình lòng tự trọng, khát khao vượt khỏi đói nghèo, nâng cao dân trí hòa nhập được cộng đồng quốc tế vươn lên xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ và giàu mạnh sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng ấp ủ.

Hội Khuyến học Việt Nam không những ra sức phấn đấu để được góp phần đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống mà còn dồn hết sức mình đóng góp tích cực vào việc hỗ trợ phát triển giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, một nhiệm vụ và nặng nề mà Nhà nước và nhân dân mong muốn.

Phan Đăng Hùng
Chánh văn phòng TW Hội KHVN

Theo Giáo dục và Khuyến học Đồng Nai

admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh

 Tiêu điểm 
Hội Khuyến học Việt Nam và Hội Người cao tuổi Việt Nam ký kết chương trình phối hợp về hoạt động khuyến học, khuyến tài
Đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong hệ thống tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2024-2030
Hội Khuyến học Việt Nam kết nối với Hội Khuyến học báo ASAHI tiếp sức du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Tạp chí Công dân và Khuyến học vững niềm tin tiếp tục hành trình xây dựng xã hội học tập
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Doan gợi mở hướng phát triển xã Đông Tiến (Bắc Ninh) thành 'làng nghề học'


Thời gian mở trang: 0.174 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.