TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Hôi thảo khoa học: Hệ thống giáo dục mở - hướng xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 06.2025
Hôi thảo khoa học: Hệ thống giáo dục mở - hướng xây dựng mô hình xã hội học tập ở Việt Nam
07.2007

Xem hình

- GS.TS Phạm Tất Dong -
Phó chủ nhiệm đề tài

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt nam đã khẳng định: Chuyển hệ thông giáo dục hiện nay sang hệ thống giáo dục mở, xây dựng xã hội học tập ở nước ta.

Trong văn kiện Đại hội X không có chỗ nào giải thích thêm về hệ thống giáo dục mở, nhưng những người nghiên cứu văn kiện đều hiểu rằng, trên cơ sở hệ thống giáo dục hiện nay, chúng ta không thể xây dựng được xã hội học tập đúng với cái nghĩa đích thực của nó.

Hệ thống giáo dục mở trước hết là một hệ thống giáo dục tạo ra những cơ hội học tập cho mọi đối tượng có nhu cầu, không phân biệt lứa tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp, địa vị xã hội, giới tính và tín ngưỡng tôn giáo. Khái niệm “mở” ở đây được biểu hiện là một ưu thế của hệ thống giáo dục mới gồm những thuộc tính mềm dẻo và đa dạng, khả thi trong mọi thời gian khác nhau và không gian khác nhau. Nhờ đó, sự học hành của từng con người không bị hạn chế ở một lứa tuổi nào đó trong cuộc sống, mà được kéo dài suốt đời.

Trong báo cáo “Học đề làm người: Thế giới giáo dục ngày nay và ngày mai” (1972), Edgar Faure viết rằng, nền giáo dục phải bảo đảm không được để một tài năng nào, như một kho báu tiềm ẩn trong lòng của từng con người, là không được khai thác. Trước Edgar Faure gần 30 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói đến khả năng “mở” của một nền giáo dục dân chủ mới: một nền giáo dục làm nảy nở hoàn toàn những năng lực sẵn có trong mỗi con người (Hồ chí Minh – Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà).

Hệ thống giáo dục mở sẽ tạo ra những cơ hội và điều kiện để mỗi con người luôn luôn được hưởng những thành tựu khoa học và công nghệ do tri thức mới mang lại, được cập nhật những tri thức mới và được ứng dụng những tri thức mới vào công việc mình đang làm.

Sự mở rộng tri thức trên đây là điều kiện quyết định để tăng năng lực con người trong nền kinh tế mới: Nền kinh tế tri thức. Paul Romer, một trong những nhà kinh tế học Stanford, đã đưa ra lý thuyết kinh tế mới, khác với những lý thuyết tân cổ điển ở những vấn đề sau:

- Sự phát triển công nghệ mới có thể tạo ra một sân ga kỹ thuật cho các đổi mới tiếp theo. Đó là nhân tố then chốt của tăng trưởng kinh tế.
- Đầu tư có thể khiến công nghệ có giá trị hơn và ngược lại cũng vậy. Vòng xoáy này làm cho tốc độ tăng trưởng của một quốc gia được liên tục và dài hạn.
- Vốn con người không thể thiếu trong đầu tư công nghệ. Vốn con người gồm giáo dục, đào tạo chính quy và sự học hỏi liên tục trong công việc của lực lượng lao động.

Có thể bình luận rằng vốn con người là hệ giáo dục mở mà ta nói đến.

Hệ thống giáo dục mở sẽ khắc phục sự phân biệt truyền thống giữa giáo dục ban đầu với giáo dục thường xuyên, khắc phục quan niệm cổ ttruyền về tuổi đi học và tuổi lao động trong đời người, khắc phục cách hiểu cứng nhắc và cách tạo ra một hàng rào phân cách giữa giáo dục hàn lâm và giáo dục nghề nghiệp. Tính liên thông, tính mềm dẻo, tính linh hoạt trở thành những thuộc tính cơ bản trong hệ thống giáo dục mở – nhờ đó, hệ thống giáo dục này đã đáp ứng những thách thức của một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Vì vậy, trong những báo cáo về giáo dục của UNESCO, người ta luôn nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đưa con người trở lại nhà trường để ứng xử có hiểu quả với những tình huống mới mẻ nổi lên trong đời sống cá nhân và trong đời sống nghề nghiệp của họ.

Hệ thống giáo dục mở, xét ở khía cạnh nào đó, là sự mở rộng của nhà trường cho người lao động trở về với hệ giáo dục ban đầu nếu điều đó là cần thiết.

Hệ thống giáo dục mở bao gồm những hình thức học tập chính quy và không chính quy nối tiếp nhau, đan xen nhau, bám sát cuộc sống của từng con người, giúp con người học hỏi liên tục suốt đời mình. Chính vì thế mà đại chúng hoá đại học trở thành một vấn đề không thể không bàn đến. Việc học tập suốt đời sẽ đỏi hỏi sự đa dạng của các cơ sở đào tạo đại học ngoài các trường đại học chính quy để đáp ứng như cầu đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và của nền kinh tế đang phát triển.

Hệ thống giáo dục mở được xây dựng trên cơ sở phát triển công nghệ thông tin. Bàn đến vấn đề này, Jacques Delors viết rằng, hệ thống giáo dục có trách nhiệm cung cấp cho mọi người phương tiện để nắm được sự sinh sôi nảy nở của thông tin, lựa chọn và sắp xếp thông tin, giúp cho con người không bị rơi vào một xã hội của những phương tiện truyền thông và thông tin mang tính “ăn sổi, ở thì”, chóng suy tàn. Công nghệ thông tin sẽ cung cấp cho mọi người những phương tiện thực sự tiếp cận loại hình giáo dục không chính quy, sẽ trở thành một trong những hệ thống quan trọng nhất của xã hội học tập, có các giai đoạn khác nhau của quá trình học. Sự sử dụng thành thạo công nghệ thông tin có thể mở rộng tri thức không ngừng, trở thành nhân tố phát huy, hoàn thiện nhân cách trong hình thức mới của đời sống xã hội.

Những quan niệm về hệ thống giáo dục mở trên đây có ý nghĩa nhất định với việc định hướng xây dựng mô hình xã hội học tập ở nước ta. Mô hình đó phải được cấu trúc sao cho, những người nghèo nhất cũng được học, những người cần học phải được học, những người đang đứng ngoài học tập sẽ tham gia vào một trong những hình thức học nào đó. Xã hội học tập sẽ lôi cuốn con người vào dòng chảy học hành suốt đời. Xã hội đó sẽ đưa dân tộc ta hội nhập vào thế gới hiện đại, sánh vai với các cường quốc năm châu như ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chỉ có xã hội học tập như thế thì học tập, như Jacques Delors nhận định, sẽ là một kho báu tiềm ẩn mà nhờ nó, xã hội trở nên văn hoá, văn minh./

admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Thái Bình tổ chức Hội thảo “Nhà bác học Lê Quý Đôn – Di sản trí tuệ Việt Nam”
Hội Khuyến học tỉnh Hoà Bình bàn giao 2 khu "nhà khuyến học" - nhà ở công vụ cho trường học
Dòng họ Mùa khơi ngọn lửa tri thức miền biên viễn
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan dự lễ trao học bổng Samsung Thái Nguyên cho 122 học sinh giỏi quốc gia
Hà Nam: Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội thảo Khuyến học xanh
Khuyến học - Hành trình tri thức: Hành trang học tập suốt đời
Người phu chữ một đời làm khuyến học
Tp Hồ Chí Minh: Vinh danh 'Mỗi Chi hội khuyến học – Một gương điển hình người lớn vượt khó học tập, học tập suốt đời'
Cụm thi đua khuyến học các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức giao ban
Hội Khuyến học Việt Nam và Khan Academy Vietnam thúc đẩy bình dân học vụ số
Hội Khuyến học Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học Mở Hà Nội
Hà Nội biểu dương gương sáng cán bộ khuyến học tiêu biểu nhiệm kỳ 2020-2025
Tư tưởng Hồ Chí Minh về 3 quan điểm giáo dục vận dụng trong bối cảnh hiện nay
Học tập Bác làm một đảng viên tốt trong kỷ nguyên mới
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh - yêu cầu mới trong kỷ nguyên mới
Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức tọa đàm Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

 Tiêu điểm 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về 3 quan điểm giáo dục vận dụng trong bối cảnh hiện nay
Hà Nội biểu dương gương sáng cán bộ khuyến học tiêu biểu nhiệm kỳ 2020-2025
Khuyến học - Hành trình tri thức: Hành trang học tập suốt đời
Hội Khuyến học Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Trường Đại học Mở Hà Nội
Hội Khuyến học Việt Nam và Khan Academy Vietnam thúc đẩy bình dân học vụ số
Cụm thi đua khuyến học các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên tổ chức giao ban
Người phu chữ một đời làm khuyến học
Tp Hồ Chí Minh: Vinh danh 'Mỗi Chi hội khuyến học – Một gương điển hình người lớn vượt khó học tập, học tập suốt đời'
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Hà Nam: Hội Khuyến học tỉnh tổ chức Hội thảo Khuyến học xanh


Thời gian mở trang: 0.139 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.