TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Bắc Ninh: Làng hiếu học Phương Triện
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 07.2025
Bắc Ninh: Làng hiếu học Phương Triện
06.2018

Xã Đại Lai huyện Gia Bình có bốn thôn gồm Đại Lai, Huề Đông, Trung Thành và Phương Triện, trong đó Phương Triện là thôn ít dân nhất chỉ bằng 2/3 các thôn kia. Làng bé, nhưng Phương Triện là làng ấn tượng nhất. Làng cổ có nhiều tên “nôm” nhất.

Thời phong kiến, có lẽ vị trí chúng thấp sản xuất khó khăn mà làng làm thêm nghề làm quang, quang làng Triện bện bằng nan tre như bện chạc nhưng lại có lõi nan nên vừa mềm lại vừa cứng, nổi tiếng vì bền, đẹp và nhẹ. Thế nên thiên hạ đặt cho làng cái tên nôm là “làng Triện Quang”. Làng có sáu tiến sỹ thời Lê, Nguyễn nên thiên hạ lại gọi là “làng nho lâm”, (nghĩa là rừng chữ). Thời mới làng cũng nhiều cán bộ thoát ly nhất, nhiều sỹ quan cán bộ nên gọi là “làng quan trường”, từ năm 2002 làng có nghề thêu tranh xuất khẩu, thiên hạ lại gọi là “làng thêu tranh”. Làng có nhiều cán bộ và doanh nhân nên cũng kéo điện, xây nhà văn hóa sớm nhất xã, một doanh nhân đã xây cho làng hồ tắm, và một gia đình đầu tư 4000 cuốn sách làm thư viện cho làng. Gần 20 năm nay, làng duy trì “ Tiếng trống chất lượng” bảy giờ tối hàng ngày Ban Khuyến học thôn dóng lên hồi trống gọi là “ Tiếng trống chất lượng” mọi nhà kiểm tra các cháu ngồi vào bàn học. Nên số các cháu chăm ngoan, tỷ lệ đỗ đạt của các cháu thôn Phương Triện luôn cao nhất xã nên từ lâu bà con trong xã đã suy tôn là “ Làng hiếu học”


Hôm tôi xuống thăm thư viện của làng mới hay, đây là sáng kiến của gia đình Đại tá quân đội Trần Danh Thống và nguyên Phó Hiệu trưởng trường PTCS xã Đại Lai Ngô Thị Hà, ông bà đã nghỉ hưu, nhà có ba con thì hai con theo nghiệp mẹ, cả nhà luôn bận về con chữ nên mới tập trung góp sức trồng người. Cô Hà dạy toán, hàng ngày, hàng tuần vẫn có các cháu trong thôn trong xã đến hỏi bài và cô đều rất tận tình. Cháu nào được học cô Hà đều ngoan và chăm chỉ. Gia đình muốn tạo lên phong trào đam mê đọc và học, hướng dẫn các cháu chọn sách, cách đọc cách học sao cho hiệu quả nhất. Sau khi tiếp nhận sách của gia đình, làng đã dành một phòng thư viện nhưng không có người phụ trách vì không kinh phí. Cô Hà lại đảm nhận, mỗi tuần trực hai hai buổi, tôi xem sổ theo dõi số khách mượn sách đã sang quyển thứ ba, ghi rất tỷ mỷ, hơn hai năm qua đã có hơn ba ngàn lượt người gồm đủ các nứa tuổi, đông nhất là mượn sách thiếu nhi, sách học nâng cao sau mới đến sách văn học.
 

Cô Hà tâm sự, mong địa phương sớm tìm được người, cô rất bận còn trông cháu nhỏ nhưng cô luôn nghĩ về học sinh thân yêu chứ không có động cơ nào khác. Cô tinh tế kể: Hồi còn làm chủ nhiệm lớp, cuối tuần có một giờ kiểm điểm. Biết kiểm điểm gì cho hết một giờ? Ngoài khích lệ các cháu, động viên nhắc nhở các cháu chừng mươi phút, thời gian còn lại cô đọc các mẩu chuyện hay trong cuốn “ Bàn có 5 chỗ ngồi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh các em rất thích nghe, rất hứng thú nên phấn đấu học tập tốt hơn hẳn. Cô cũng băn khoăn phòng đọc chưa thoáng mát, chiếu sáng còn hạn chế, chưa có nhiều nhóm bạn đọc nên số người mượn sách dù đã trên ba ngàn nhưng chưa xứng với tiềm năng. Tôi tìm gặp trưởng thôn Đoàn Xuân Quyên, ông Quyên tâm sự: Thực hiện chương trình Nông thôn mới xây nhà văn hóa hai tầng, địa phương đã quy hoạch dành một phòng lớn đủ điều kiện làm thư viện trên tằng hai, phát động người hảo tâm làm giá sách và tủ sách hiện đại.
 

Kính Bắc quê hương văn hiến và khoa bảng, biểu tượng “tháp bút đài nghiên” là ước nguyện và ý chí từ trước của ông cha bảo vệ và phát triển đất nước bằng học hành mới là quốc gia trí tuệ, mới vẻ vang bền vững. Chia tay Cô Hà, ông Quyên, chia tay làng hiếu học Phương Triện mà lòng cứ vui ấm mãi.
 

Vũ Thế Thược




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gìn giữ truyền thống
Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng Việt Nam thành quốc gia học tập
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Hội Khuyến học Việt Nam triển khai công tác khuyến học trong tình hình mới
Lãnh đạo Hội Khuyến học các tỉnh, thành chia sẻ phương án hoạt động trong tình hình mới
Khuyến học - Hành trình tri thức: Họ Phan Đông Ngạc
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt đại biểu khuyến học tiêu biểu toàn quốc
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030


Thời gian mở trang: 0.116 giây. Số lần truy cập CSDL: 8
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.