TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gia đình & dòng họ học tập | Mặt trận học tập phía sau thời chiến
 

 Đánh giá các MHHT 


ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CDHT

 Công dân Khuyến học 


 Nhà xuất bản Dân trí 

 Hội địa phương 


 


 
Thông tin » Gia đình & dòng họ học tập 07.2025
Mặt trận học tập phía sau thời chiến
09.2007

"Tôi sinh ra và lớn lên trên quê hương nhà sử học Lê Văn Hưu, ông tổ dòng họ chúng tôi là Cụ Nguyễn Mộng Tuân, đậu Thái học sinh khoa Canh Thìn, phò vua, giúp nước được phong chức Tả nạp ngôn- Vinh lộc đại phu. Bố tôi tham gia kháng chiến, bị ảnh hưởng chất độc da cam, em trai tôi là liệt sỹ. Tôi là thương binh loại A,hạng 1/4 , mất sức 81 % . . . "

Đó là gia đình Anh Nguyễn Xuân Phát, vợ là Lê Thị Nguyệt, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa; quê hương của anh chị trước đây cũng nghèo như bao vùng quê khác. Đất nước có giặc, anh tình nguyện nhập ngũ vào Nam đánh Mỹ. Tháng 4/1975 anh bị thương, phải về Nha Trang điều trị. Thương tích quá nặng anh phải ra Bắc rồi về trại điều dưỡng thương binh Thanh Hóa. Nhà nước ưu tiên cử người chăm sóc anh tại trại, quá thương vợ con, anh đề đạt nguyện vọng được về điều dưỡng tại gia đình. Trong báo cáo điển hình gương Gia đình hiếu học tiêu biểu, anh viết: "Buổi đầu tôi cũng không lường hết được sự khốc liệt của mặt trận học tập phía sau thời chiến. Năm 1983 tôi về địa phương, Chính quyền và các cơ quan, đoàn thể hết sức quan tâm động viên và giúp đỡ tôi, nhưng cái khó của người thương binh nặng như tôi nào ai đỡ đần cho hết? Vả lại những năm 80 của một thời bao cấp, đất nước mới ra khỏi vòng cuộc chiến, còn muôn vàn gian khó. thế là bao trở lực cứ dàn hàng ngang "chĩa súng" vào cái gia đình bé tẹo của tôi: Bố mẹ thì già yếu, con lớn còi cọc con nhỏ thì suy dinh dưỡng, ốm đau luôn; Vết thương cứ rình rập, hơi trái gió trở trời là hành hạ cơ thể tôi. Nhưng cái day dứt nhất trong tôi lúc ấy lại là: nguy cơ đói nghèo sẽ làm cho con tôi thất học. Nhà tôi dẫu nghèo nhưng trước khi nhập ngũ, mẹ cũng đã cho tôi học đến cấp ba. Truyền thống gia đình, sự hiếu học của bố mẹ tôi và nhận thức bản thân cho tôi quyết tâm : Bằng giá nào cũng phải cho con ăn học đến nơi đến chốn. Nhưng cứ mỗi khi giở ra thực hiện ước mơ thì thực tế lại gay gắt: Lấy gì ăn để học? Học như thế nào? Dạy con bằng cách nào đây?...

Nghị lực của anh lính Cụ Hồ cộng với sức trẻ cùng năm tháng giúp tôi dần lấy lấy lại sức khỏe. Nhưng mặt trận học của các con tôi không ngờ lại quyết liệt và dai dẳng đến thế ? "

Trả lời cho câu hỏi: Lấy gì ăn mà học? Anh ra sức xây dựng kinh tế. Buổi đầu, không có vốn anh chấp nhận vay với lãi suất cao. Anh chị đã phải xoay xở với nhiều nghề, thậm chí có cả thời kỳ phải chạy chợ buôn bán để lấy tiền cho con ăn học.

Anh là người năng động và ham học hỏi, khi có điều kiện, anh luôn luôn cố gắng tìm hiểu, vận dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng và vật nuôi, chăn nuôi các loại cây con đặc sản hiệu quả kinh tế cao: Lúc thì nuôi rắn ếch, ba ba, ong lấy mật, cây ăn quả .... mang lại thu nhập hàng năm cho gia đình từ 20 triệu đến 25 triệu đồng; khi thì đi học lớp trung cấp sinh vật cảnh do tỉnh tổ chức chuyển sang làm cây cảnh, cây giáng thế, cây bon-sai . . . Tất cả để xây dựng kinh tế gia đình, lấy tiền nuôi con ăn học.

Trong nuôi dạy con cái, anh chị tạo điều kiện về thời gian và thường xuyên quan tâm nhắc nhở các con về giờ giấc học tập; chủ động tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa gia đình - thầy cô và nhà trường để đôn đốc , nhắc nhở và theo dõi tình hình học tập của các cháu. Anh hết sức coi trọng việc làm gương về mọi mặt của bố, mẹ cho các con. Quan trọng nhất là ngay từ nhỏ, anh chị đã rèn các con nền nếp học tập khi các con khôn lớn, anh rèn cặp chí lập thân, lập nghiệp, giá trị đích thực của việc học và thế nào là sự thành đạt của con người trong sự học. Bằng thực tiễn cuộc đời của chính gia đình, anh làm cho các con anh hiểu sâu sắc: Chỉ có học mới thoát đói nghèo, Muốn vươn lên làm giàu chính đáng chỉ có con đường học tập.

Vấn đề giá trị truyền thống gia đình, dòng họ, nhất là truyền thống hiếu học; giá trị đồng tiền và cách sử dụng đồng tiền được anh, chị luôn quan tâm dạy bảo các con anh.

Bốn con anh, từ trong gian khó của gia đình, dưới vòng tay chăm sóc của bố me, đã ngày một trưởng thành: Ba cháu đã tốt nghiệp đại học, ra trường các cháu công tác tốt và đang học thạc sỹ. Con thứ tư anh chị đang học khoa Công trình của đại học Thủy lợi.

Nguyễn Xuân Phát là người ưa hoạt động xã hội. Từ năm 1989 đến 1999 đã tham gia 2 khóa HĐND xã, làm cán bộ chính sách xã từ năm 1985 đến 2002. Không ỷ lại vào chế độ ưu đãi của nhà nước, mặc dù sức khỏe hạn chế, bản thân anh và gia đình đi đầu trong các phong trào của xã , thôn như nuôi con khỏe, dạy con ngoan, gia đình sản xuất giỏi, gia đình văn hóa mới....

Trong báo cáo của mình anh viết: "Từ năm 2001, tôi là thành viên đầu tiên của Hội Khuyến học thôn và hiện nay là ủy viên BCH Hội Khuyến học xã, đã tích cực vận động nhân dân trong công tác hỗ trợ các nhà trường, quản lý các cháu học sinh trong cộng đồng, góp phần tích cực xây dựng Trung tâm học tập cộng đồng ở xã, xây dựng Quỹ Khuyến học từ dòng họ đến thôn, xã. Từ đó thúc đẩy phong trào xã hội hóa giáo dục ở địa phương, tham gia khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Gia đình tôi vinh dự được bầu là GĐHH và được đi dự Đại hội GĐHH tiêu biểu toàn tỉnh.

Anh cũng là người thương binh nhiều lượt nhất huyện Thiệu Hóa được nhận bằng khen của các Hội: Khuyến học, Nông dân, Người cao tuổi, Người tàn tật... Anh cũng đã được Sở lao động Thương binh và Xã hội khen thưởng.

Khi hỏi anh kinh nghiệm để dạy các con thành đạt, anh khiêm tốn mà nhận rằng: Đấy chỉ là những điều mà vợ chồng anh tâm đắc nhất thôi chả dám nói là kinh nghiệm. Trước hết phải dứt khoát về nhận thức để không những "thuận vợ thuận chồng ' mà sau này tất cả các con cùng chí hướng với bố mẹ: Gia đình sau này có hạnh phúc hay không, tương lai của các con có tốt đẹp không đều phụ thuộc vào sự học. Phải coi học tập như là một mặt trận, ở đó tất cả mọi người phải tham gia công đồn, đương nhiên các mũi nhọn ưu tiên tấn công là sự thành đạt của con cái, đồng thời phải thấy được tính quyết liệt khi tiến công vào mặt trận đó kể cả sự cản phá là tư tưởng. Anh vẫn nhắc lại sự kỳ diệu của việc kết hợp chặt chẽ bộ ba: Gia đình- Nhà trường- Xã hội.

Anh bộ đội Cụ Hồ đã nêu tấm gương người sáng trong chiến đấu trên các chiến trường năm xưa, giờ đây anh và gia đình anh lại lập chiến công giòn giã trên mặt trận phía sau thời chiến.

Nguyễn Đình ất

Admin



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 




 Tin mới cập nhật 
Hưởng ứng Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng
Tạp chí Công dân và Khuyến học vinh danh 16 tác phẩm xuất sắc đạt giải Cuộc thi viết
Định hướng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT
Hội Khuyến học tỉnh Yên Bái tổng kết công tác khuyến học, triển khai nhiệm vụ mới của Hội Khuyến học tỉnh Lào Cai
Đại hội Chi bộ Hội Khuyến học Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030
Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổng kết phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập
Khuyến học - Hành trình tri thức: Ông giáo làng giữa phố thị
Tạp chí Công dân và Khuyến học: Lấy nhân văn làm giá trị cốt lõi
Tạp chí Công dân và Khuyến học truyền cảm hứng cho học tập và sáng tạo trong kỷ nguyên số
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Khuyến học - Hành trình tri thức: Sức mạnh tri thức
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Hội Khuyến học Hà Nam kỷ niệm 25 năm thành lập Hội với nhiều thành tích nổi bật
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Thành phố Hải Phòng công nhận 156 mô hình học tập tiêu biểu giai đoạn 2020-2025
Tiếp tục phương án mới phù hợp với chính quyền địa phương 2 cấp xây dựng xã hội học tập
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập

 Tiêu điểm 
Khuyến học - Hành trình tri thức: Tri thức cộng đồng
Khuyến học - Hành trình tri thức: Gieo mầm đổi thay
Hội Khuyến học Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Thảo luận thống nhất đề án sáp nhập Hội Khuyến học 2 tỉnh Thái Bình - Hưng Yên
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để gần dân hơn - học Bác từ điều giản dị nhất
Tổng kết 5 năm công tác khuyến học, khuyến tài và kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Hội Khuyến học tỉnh Lâm Đồng
Thái Bình tổng kết công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2020-2025
Dòng họ học tập tiêu biểu - dòng họ Huỳnh ở Đồng Tháp
Hội Khuyến học Hà Nội tổng kết hoạt động nhiệm kỳ, huy động mọi nguồn lực cho khuyến học thời kỳ mới
Cụm Khuyến học Đồng bằng sông Cửu Long: Nâng cao chất lượng hoạt động Hội sau sáp nhập


Thời gian mở trang: 0.502 giây. Số lần truy cập CSDL: 9
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.