HỌP MẶT SINH VIÊN 27 TẾT ẤT MÙI

 

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĨNH THẠNH

HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH

***

                                                                  

 

MỪNG XUÂN ẤT MÙI

HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG SINH VIÊN LẦN XI

Chủ đề: Ngày nay học tập, ngày  mai giúp đời

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC NĂM 2014

Vĩnh Thạnh, ngày 15 tháng 02 năm 2015

(Ngày 27 Tết Ât Mùi)

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

I – Phần Nghi Thức

   1 – Tuyên bố lí do

   2 – Giới thiệu đại biểu

II – Phần Nội Dung

   1 – Phát biểu khai mạc

   2 – Báo cáo tóm tắt hoạt động khuyến học năm 2014

   3 – Trao kỉ niệm chương và cờ thi đua

   4 – Phần tham luận

         4.1 Đại diện Chi hội SV Vĩnh Thạnh 2014 – 2015

         4.2 Đại diện SV Vĩnh Thạnh 2011 – 2012

         4.3 Đại diện SV Đông Du

         4.4 Thầy Phạm Đức Quyền HT trường THPT Vĩnh Thạnh

         4.5 LM. Giuse Trần Văn Thịnh

         4.6 Đại diện chức sắc PGHH xã Vĩnh Trinh

        4.7 Phát biểu thầy HT trường Nhật Ngữ Đông DU

   5 – Phát thưởng và học bổng

         5.1 Phát thưởng cho 23 SV xuất sắc

         5.2 Phát học bổng cho 110 sinh viên

        5.3 Đại diện sinh viên cám ơn

   6 – Phát biểu chỉ đạo

        6.1 Phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo HKH TP. Cần Thơ

        6.2 Phát biểu chỉ đạo của UBND huyện Vĩnh Thạnh

III – Phần Bế Mạc

   1 – Tiếp thu ý kiến

   2 – Liên hoan cuối năm                                                      

                                                               HỘI KHUYẾN HỌC VĨNH THẠNH

 

 

 

 

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC

HỌP MẶT SINH VIÊN VĨNH THẠNH LẦN THỨ XI

 

           Kính thưa các cấp lãnh đạo, các đại biểu, các cháu sinh viên thân mến!

 

          Hôm nay là ngày họp mặt truyền thống sinh viên huyện Vĩnh Thạnh lần thứ 11, cũng là mừng Hội khuyến học và huyện Vĩnh Thạnh tròn 11 tuổi, thay măt Hội Kuyến học huyện Vĩnh Thạnh, tôi gởi tới các đồng chí lãnh đạo, quí đại biểu và các cháu sinh viên lời chào thân ái và lời chúc sức khỏe.

          Thưa quí vị

          Chúng tôi nghĩ: chủ đề: “Ngày nay học tập , ngày mai giúp đời” trong ngày họp mặt truyền thống của huyện năm nay rất thiết thực, rất bổ ích và cần được trao đổi học tập, khi nhiều nơi nhiều người chưa chú tâm đến việc học để giúp ích cho đời

          Chủ đề của buổi họp mặt năm nay đã được sự thống nhất của Đ/C Trần Văn Tươi, Thường vụ Huyện ủy, phó chủ tịch Thường trực huyện Vĩnh Thạnh trong lần họp mặt sinh viên lần thứ  11 năm 2015, cũng vào 27 Tết Âm lịch.

          Chủ đề trên còn góp phần làm sáng tỏ nội dung tư tưởng:

         “Đặc biệt chú tâm đến vấn đề khuyến đức”đã được nói đến trong Đảng văn 363 của Huyện ủy huyện Vĩnh Thạnh ngày 01 tháng 08 năm 2012. Đảng văn đã nhắc nhở toàn thể học sinh, sinh viên và thầy cô giáo cùng mọi người trong xã hội cần cố gắng góp sức, học tập, phấn đấu để trở thành người có đủ tài đức hữu dụng cho xã hội, phục vụ quê hương, đông thời: “Rèn đức luyện tài vì Cần Thơ ngày mai phát triển”. Điều đó làm cụ thể hoá lời dạy của ông cha ta:

                               “Ngay nay học tập , ngày mai giúp đời”

          Trong buổi họp mặt sinh viên truyền thống của huyện hôm nay, với những đóng góp sâu sắc trong các bài tham luân của những vị nhiều kinh nghiêm, nhiều tâm huyết với vấn đề khuyến học, khuyến tài, khuyến đức, tôi tin tưởng buổi họp mặt sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội nói chung, và huyện Vĩnh Thạnh nói riêng.

          Trước khi vào chủ đề của buổi họp mặt truyền thống, đạị điện Thường trực Hội Khuyến học huyện cũng xin được tóm tắt hoạt động của Hội trong 11 năm qua.

          Thay mặt Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh, tôi trân trọng tuyên bố buổi họp mặt truyền thống sinh viên huyện Vĩnh Thạnh lần thứ 11 bắt đầu.

          Trước thềm năm mới xin kính chúc các cấp lãnh đạo, các đại biểu và các cháu sinh viên một năm mới hạnh phúc, thành đạt.

                                                                                                           Thân ái kính chào!

 

 

 

    HỘI KHTP CẦN THƠ                   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHÍA VIỆT NAM

HKH HUYỆN VĨNH THẠNH                         Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

           ----- &-----

    Số: 23   BC/HKH                                    Vĩnh Thạnh, ngày 6  tháng  11  năm 2014

   

BÁO CÁO TỔNG KẾT

HOẠT ĐỘNG  NĂM 2014

 

 
 

I.  CÔNG TÁC THAM MƯU TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG:

                     1. Tham gia viết bài và phổ biến Tờ tin Khuyến học Cần Thơ.

             2. Kết hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể, hội Khuyến học cơ sở triển khai:

                 - Công Văn 363 của Huyện ủy Vĩnh Thạnh về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập;

                        - Báo cáo số 54-BC/HU về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW và Chỉ thị 14-CT /TU ngày 12 tháng 9 năm 2011;

                   - Công văn số 80-CV/BTGHU ngày 13 tháng 8 năm 2012 của ban Tuyên giáo huyện ủy về việc thành lập chi, tổ hội khuyến học.

                   3. Tổ chức đoàn công tác đến xã, thị trấn nắm tình hình hoạt động và triển khai kế hoạch điều tra dân trí năm 2014, xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học theo hướng dẫn của UBND thành phố và hội Khuyến học, liên tịch với các ban ngành có lãnh đạo Đảng ủy, UBND dự, cùng tháo gỡ những vướng mắc các nơi.

                 4. Vận động nhiều nguồn tài trợ, phát học bổng và khen thưởng học sinh sắp tới.

                  5. Phối hợp với TTBDCT huyện mở 2 lớp Lí luận chính trị và chuyên môn khuyến học có 150 cán bộ hội viên tham dự.

                    6. Vận học sinh hưởng ứng chương trình Đông Du, hướng dẫn các em dự tuyển, đạt thành tích cao, 14/19 tham gia, đang học tại trung tâm Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

                II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, PHÁT TRIỂN HỘI:

                 A/ Tổ chức Hội: 214

                   1/ Tổ chức Hội ở xã thị trấn và hội viên:

                       a/ Tổ chức Hội trên địa bàn xã, thị trấn:  68

                      - Số tổ chức hội cơ sở: 11  / 11 xã, thị trấn.

       - Số xã, thị trấn có chuyên trách theo QĐ 68/QĐ-TTg và QD9/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có: 11 /11.

         - Số xã thị trấn Chủ tịch Hội được hưởng thù lao hoặc trợ cấp: 11

         - Số chi hội ấp, khu vực: 57 /57 ấp.

      b/ Số hội viên trên địa bàn khu dân cư: 9.317; trong đó phát triển mới: 379  hội viên.

         - Số hội viên đã cấp thẻ:  1.358

                  2/ Tổ chức Hội trong trường học và hội viên:

               a/ Tổ chức Hội trong trường học: 110  trong đó:

       - THPT:  6 chi hội với  2.254  hội viên.

       - THCS: 26 chi hội với  1.162  hội viên.

       - Tiểu học: 54 chi hội với  1.138  hội viên.

       - Trường mầm non: 21  chi hội với  857 hội viên.

       - Số chi hội SV: 3 chi hội với  76 hội viên.

       b/ Số hội viên trong trường học và sinh viên:  5.487 hội viên.

Trong đó phát triển mới: 166 hội viên; đã cấp thẻ:  892 hội viên.

                   3/ Tổ chức trong CQ, DN: 12

               a/ Số tổ chức:  12 .

      b/ Số hội viên trong CQ, DN: 356 hội viên.

       Đã cấp thẻ:  130  hội viên.

                   4/ Tổ chức hội trong họ tộc: 04

                        a/ Số tổ chức:   4

                        b/ Số hội viên:  155. Số cấp thẻ: 54

                  5/ Tổ chức hội trong nhà thờ, chùa, hội cha mẹ học sinh- sinh viên, hội đồng hương: 20 chi hội. Số hội viên: 187

                 B/ Hội viên:

1/ Tổng số hội viên:   15.502  ; đạt: 13,4 % dân số; trong đó phát triển mới (năm 2014):  1.113   hội viên.

      - Số hội viên liên kết:  62  hội viên; số hội viên danh dự:  10

2/ Số hội viên đã cấp thẻ: 2.810 hội viên; số hội viên đóng hội phí  2.968

                III.HOẠT ĐỘNG CHÍNH:

            Chăm lo, hỗ trợ học sinh, sinh viên:

              - Phát 694  học bổng  với số tiền: 412.660.000 đồng

              - Thưởng 9.417 phần ( kể luôn 57 trường) trị giá 1.060.220.000 đồng

              - 199 xe đạp 204.000.000 đồng.

              - 277 bộ quần áo  27.700.000 đồng

                       - 150 áo phao học sinh 30.000.000 đồng

                   - 3.734 phần quà các loại (Tiền, cặp, dép, sách giáo khoa, thẻ BH ….)   483.800.000 đồng

               - Tiếp sức mùa thi cho 495 học sinh 346.500.000 đồng

               - Phát 32. 250 tập học sinh  173.500.000 đồng

     Tổng số lượt học sinh nhận: 14.757

     Tổng số tiền: 2.534.380.000 đồng.

    (Hai tỉ năm trăm ba mươi bốn triệu ba trăm tám chục ngàn)

    (không kể số học sinh nhận quà trung thu, Tết, tiền thưởng, tập- số lượng nhỏ)

        Tổng số xe đạp phát ra từ 2008 đến tháng 11 năm 2014 là 1014 chiếc

                IV. HOẠT ĐỘNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP:

                     1.  Xây dựng GĐHH, DHHH và CĐKH:

                       A/ Xây dựng GĐHH:

           1/ Số hộ GĐ đăng ký GĐHH, GĐHH xuất sắc 2014: 7.215 đạt 26,9% số hộ tại địa phương.

             2/ Số gia đình được xét công nhận GĐHH và GĐHH xuất sắc:  7.150    GĐ. Trong đó:

                 - GĐHH:  có: 6.042 GĐ đảng viên: 633

                 - GĐHH xuất sắc:1.108.

                 - GĐHH Cử nhân: 545; GĐHH Thạc sỹ: 46; GĐHH Tiến sỹ: 6

                      B/ Xây dựng DHHH, DHHH Cử nhân :

               1/ Số dòng họ đăng ký DHHH: 4

               2/ Số DHHH được xét công nhận: 4

               Trong đó:   

                 - DHHH Cử nhân: 545

        - DHHH Thạc sỹ: 46

                     C/ Xây dựng Cộng đồng khuyến học:

                  Số đơn vị đăng ký xây dựng CĐKH: 01

                           Ấp thầy Kí, thị trấn Thạnh An.

                  2. Trung tâm học tập cộng đồng:

                     a. Hoạt động hỗ trợ giáo dục trong và ngoài nhà trường:

                          - Tuyên truyền “Tuần lễ toàn cầu hành động cho mọi người năm 2014” ở TTGDTX huyện, TTHTCĐ xã, thị trấn: 12 cuộc với  930 lượt người dự.

                           - Số lớp phổ cập:  07

                           - Số lớp ngoại ngữ: 05; Lớp Tin học: 06; Lớp Âm nhạc: 04

                  b. Tổ chức dạy và học nghề: lái xe, thợ nề, may mặc:  4 lớp có  125 học viên.

                   c. Chuyên đề chuyển giao khoa học kỹ thuật:   245 có  10.646 lượt người dự.

                 d.Tổ chức tuyên truyền học tập trong dân: Số buổi 04 số người dự 215. Hình thức tuyên truyền: tổ chức lớp tập huấn khuyến học và kết hợp với hội Người cao tuổi, Hội Liên hiệp phụ nữ mở lớp. Hội Khuyến học tranh thủ triển khai các Công văn, Chỉ thị của lãnh đạo các cấp.

e.Đánh giá chung về hoạt động này: TTHTCĐ do lãnh đạo địa phương, xã quản lí, phòng giáo dục cử 11 giáo viên phụ trách 11 trung tâm, Hội Khuyến học tiếp tay, mới bắt đầu vào nề nếp. Tuy nhiên, việc tuyên truyền chủ trương chính sách đào tạo nghề chưa đủ mạnh, việc điều tra nhu cầu học tập trong dân chưa kịp thời.

             V. ĐÁNH GIÁ:

      1.  Ưu điểm:

                       - Hội Khuyến học ra sức tuyên truyền chủ trương: khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến nhân dân, cán bộ trong huyện, làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân quan tâm, hưởng ứng  chú ý hơn hoạt động này, nâng số hội viên, gia đình hiếu học lên, huy động nhiều thành phần xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập.

                    - Hầu hết lãnh đạo xã, thị trấn và cán bộ khuyến học nhiệt tình, mong muốn địa phương mình sớm phát triển, thịnh vượng  nhờ trình độ dân trí cao.

                  2. Tồn tại:

                        - Một số cán bộ khuyến học cơ sở mới tham gia công tác còn nhiều bỡ ngỡ. Các ấp chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, việc tuyên truyền vận động chưa mạnh như các đoàn thể khác

                     - Có nơi lãnh đạo xã, thị trấn  chỉ đạo chưa sát hoạt động khuyến học, dành ưu tiên cho các công tác khác trước mắt nhiều hơn là lo cho tương lai xa: “Trăm năm trồng người” . Kết quả chưa đồng đều giữa các đơn vị cơ sở.

                VI. Kiến nghị:

                       - Lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện hướng dẫn thêm việc thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU ngày 07 tháng 6 năm 2007, Công văn số 558-CV/TU ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thành ủy Cần Thơ, Công văn số 363 của huyện ủy Vĩnh Thạnh, Công văn số 80-CV/BTGHU để các cơ quan, ban ngành tham gia khuyến học tốt hơn.

                    - Lãnh đạo các xã, thị trấn cấp kinh phí và quan tâm giúp đỡ cán bộ khuyến học ấp khi chưa có chế độ.

 

HỘI KHUYẾN HỌC TP CẦN THƠ                                             TỔNG HỢP CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI KHUYẾN HỌC           
HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH                QUÍ  I  NĂM 2015                  
                                             
1 2 3 4 5 6 7 8 9
STT ĐƠN VỊ SỐ HỘ SỐ KH TT BCH TỔ CHỨC HỘI, CHI HỘI, QUỸ HỘI XÃ HỘI HỌC TẬP CÔNG TÁC
HỘI VIÊN TUYÊN TRUYỀN
TSCH KDC Trường học Tôn giáo Khác Tồn trước Thu mới Chi mới Tồn cuối SL:TT DH ĐV Số Số KH VĐK
TSHV HTCĐ HT HT HT HT BTT người
6a 6b 6c 6d 6e 7a 7b 7c 7d 8a 8b 8c 8d 8e 9a 9b 9c 9d
1 X. Vĩnh Trinh        4.138       17.025 5;31 20;2051 6;683 7;1041 1;30 6;297         9.300            800         5.000         5.100 151;5642 6;1055 2;105     21 5850 12 9
2 X. Vĩnh Bình        1.475         6.370 8;35 14;958 4;792 3;58 3;25 4;54         3.900             3.900 6;552         4 250 4  
3 X. Thạnh Lộc        2.486       15.147 3:26 17;1935 7;1665 8;249   2;21       50.920         1.200         52.120 1;30 128;1272       2 72 2  
4 X. Thạnh Mỹ        1.649         7.368 2;25 11;1066 5;744 5;219   1;103         3.500     166.720     166.209       11.053 1;30 2;921   1   18 1037 4 14
5 TT. Vĩnh Thạnh        1.375         6.880 3;21 8;705 4;574 1;27   3;104       11.027           11.027 1;30         5 180 5  
6 X. Thạnh Quới        3.050       12.711 12;23 12;1749 07;1280 03;334   02;135       18.960         1.064            100       19.924 1;28 1398 1     1 30 1  
7 X. Thạnh Tiến               2              10 5;17 13;1577 3;1408 5;122 2;11 3;36         2.645             2.645 55;5319 28;232       25 428 25  
9 X. Thạnh Thắng        1.391         6.688 4;20 14;251 3;81 6;146 5;24           15;300   1   1 15 415 15  
8 TT. Thạnh An        2.699       12.598 3;15 17;1794 6;1148 8;387 2;123 1;136         6.500         2.000         2.000         6.500 12;303 54;981 1;23     4 191 1 3
10 X. Thạnh Lợi        2.032         9.936 3;15 10;807 4;502 4;216 1;42 1;47         7.500       78.300       78.300         7.500 48;1650         3 143 3  
11 X. Thạnh An        2.051         9.323 3;26 20;644 7;406 5;106 6;90 3;42       139.100     139.100   36;4231 644       8 232 1 7
12 THPT Thạnh An       53;1952   53;1952         541.202     384.753     512.700     413.255           3 5856 3  
13 THPT Vĩnh Thạnh           720            761   23;820   23;820                       4 1570 2 2
14 Đông Du         39          42 3;7           2200 1800 1200 2800           4 120 3 1
  TỔNG CỘNG   23.107  104.859              657.654  775.737  904.609  535.824       1 1 117 16374 81 36

 

         

TP Cần Thơ                                     MẪU ĐIỀU TRA DÂN TRÍ TỔNG HỢP HUYỆN VĨNH THẠNH        Mẫu số 5          
Huyện: Vĩnh Thạnh                                                                                                                                                                                                                                                                         
 Phân loại:                                                    TSGĐ loại:  A: 922                                    TSGĐ loại: B: 1,321                                   TSGĐ loại: C: 20,349                           
                                           
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số
TT
ĐƠN VỊ XÃ (TT) Tổng số Đang học (TS) T/S
Bỏ học
(từ 6 đến 18
tuổi)
Lý do bỏ học (TS) Đã tốt nghiệp (TS) Làm việc P.loại Nguyện
vọng
Tên đơn vị Số hộ T/S Nam T/S Nữ T/S TH  T/S THCS T/S THPT T/S
CN

ĐH
T/S trên ĐH T/S
Nghèo
T/S
Không thích học
T/S
Khác
T/S
THPT
T/S
CN

ĐH
T/S
Trên
ĐH
P.loại
Ngành
P.loại
Làm tại
(Chức vụ)
P.loại
Thu nhập
/tháng
T/S
Chưa đi
làm
(2a) (2b) (3a) (3b) (4a) (4b) (4c) (4d) (4e) (5a) (6a) (6b) (6c) (7a) (7b) (7c) (7d) (8a) (8b) (8c)  
1 X. Vĩnh Trinh      4.138      8.530      8.495 867 620 233 135 7 466 68 78 320 348 413 11          
2 X. Vĩnh Bình       1.475      3.121      3.249 598 263 85 39   92 7 33 52 212 106 1   106   1  
3 X. Thạnh Lộc      2.486      7.234      7.913 1.351 490 232 87 1 201 124 35 42 341 309 9 184 184   31  
4 X. Thạnh Mỹ       1.649      3.609      3.759 760 431 145 108 1 51 6 13 32 158 139 7 32 38 53 10 12
5 TT Vĩnh Thạnh      1.171      2.415      2.476 398 301 127 40   95 27 52 13 205 251 4 48        
6 X. Thạnh Quới      3.050      6.495      6.216 975 674 337 209 9 461 221 71 169 299 474 20 220 223   73  
7 X. Thạnh Tiến      2.191      5.109      5.253 569 408 162 105   198 121   77 98 229 4       9  
8 X. Thạnh Thắng       1.391      3.307      3.381 692 484 314 365 2 187 73 28 86 282 540 9 115 112   33  
9 TT Thạnh An       2.699      6.103      6.495 931 746 477 495 13 81 26 20 35 1.563 1.079 32 928 928   151  
10 X. Thạnh Lợi      2.032      4.876      5.060 651 532 475 369 1 62 8   54 1.030 1.075 16          
11 X. Thạnh An 2.051      4.586      4.737 600 472 381 293 2 237 23 133 81 1.793 1.059 11       776  
  Tổng cộng    24.333    55.385    57.034    8.392    5.421   2.968   2.245  36   2.131     704     463  961   6.329   5.674    124   1.527   1.591   53    1.084        12

 

                              NHỮNG VIỆC LÀM ĐẶC BIỆT CỦA HỘI KH VĨNH THẠNH

                        Trong 10 năm qua (2004 - 2015)

 

           1/.  Họp mặt sinh viên liên tục đến hôm nay là 11 lần vào 27 Tết ÂL hàng năm.

 

            2/.  Phát thưởng cho h/s giỏi từ cấp TP trở lên toàn Huyện hàng năm (10 lần).

 

            3/. Thưởng sinh viên giỏi cho chi hội sinh viên Vĩnh Thạnh tại Đại học

 Cần Thơ, Đại học An Giang ,và TP Hồ Chí Minh.

 

            4/.  Hội đã in hơn 600.000 cuốn tập có Logo riêng của Hội

 (Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời). Một phương thức tuyên truyền rất tốt

 

            5/.  Hôi đã trao 1025 xe  đạp cho học sinh và sinh viên theo kế hoạch trao 1000 xe  cho học sinh nghèo. Kế hoạch trao 1000 xe đạp sẽ hoàn tất trong năm 2014.

 

            6/.   Hội có Website  riêng.

 

            7/.  Hội đã có 22 sinh viên du học Đông Du Nhật Bản, 23 Sinh viên đang học ở   trường Nhật ngữ Đông Du do thầy Nguyễn Đức Hòe làm Hiệu trưởng.

 

            8/. Huyện hỗ trợ tổ chức điều tra dân trí đến từng người, từng hộ (26.740 hộ)

 

            9/.  Có Pano khuyến học tại huyện và một số xã.

 

           10/. Có chủ trương: Khuyến học, Khuyến tài, Khuyến Đức.

                         (Đảng văn 363 Huyện ủy).

 

           11/. Mở hội nâng cao dân trí tại những xã cần thiết: Vĩnh Bình, Thạnh Lộc

 

           12/.TTHTCĐ ở thị trấn Thạnh An có lưu xá cho 96 nữ sinh lưu trú.

 

           13/. Tất cả Đảng viên ở các xã và thị trấn đều là hội viên Khuyến học, gần 100%  Hội viên đóng hội phí.

 

           14/. Huyện Hội kết hợp hoạt động Khuyến học nơi các tôn giáo rất tốt.

 

           15/. Xây dưng tiêu chí cho Làng Đại học.

 

           16/. PGD huyện đã ủng họ cho Hội Khuyến học  mỗi giáo viên một ngày lương trong chín năm liên tục.

           17/. Có chi hội Đông Du, sinh hoạt 3 tháng một, đã sinh hoạt 5 lần

 

                                                                Ông. Đặng Phúc Minh, Phó Chủ tịch hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHI HỘI SINH VIÊN VĨNH THẠNH
ĐẠI HỌC CẦN THƠ NIÊN KHOÁ 2014-2015


         Chắc hẳn trong chúng ta, khi được mẹ dẫn đến trường đều được các thầy cô dạy rằng các con, lực lượng quyết định cho sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc trong hiện tại cũng như trong tương lai, phải cố gắng học, phải vâng lời để là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” tôi đã được nghe từ khi còn rất bé. Thuở ấy, trí khôn mới mở, tôi chỉ nhận được bây giờ mình học, rồi sau này lớn lên giúp đời. Bước chân vào giảng đường đại học, tiến gần đến bờ vực cái vòng xoáy của xã hội, tôi mới thấu hiểu được cái nhiệm vụ cao quý và thiêng liêng mà tôi phải đảm nhiệm. Tôi hoang mang không biết mình phải làm gì, phải học như thế nào, phải sống ra so để có thể gọi là giúp được đời??! Và rồi, cho dù tôi chưa biết chính xác sau này tôi có thể làm được gì, nhưng hiện tại, tôi biết chắc chắn mình không chỉ phải học tập không ngừng mà còn phải trau dồi thêm đạo đức vì như Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm vệc gì cũng khó”. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi phấn đấu học hỏi không ngừng, bổ sung thêm các kĩ năng, hoàn thiện bản thân, hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với gia đình để có thể góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. “ Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”, câu tục ngữ tuy đơn giản chỉ có hai vế nhưng lại mang một ý nghĩa to lớn và đòi hỏi trách nhiệm cao ở lớp trí thức trẻ - những người kế tục sự nghiệp của dân tộc. Câu tục ngữ nói lên mục đích chân chính và giá trị đích thực của việc học tập, đó không phải là những hình thức học vì điểm số, thành tích, danh hiệu, vì sự áp đặt của cha mẹ mà đó là học tập vì chính bản thân chúng ta. Học tập không chỉ giúp chính bản thân chúng ta có được những kiến thức quý báu của loài người được tích lũy qua mấy ngàn năm, giúp chúng ta phân biệt thế nào là đúng là sai, biết vận dụng những kiến thức mình có được để lao động trí óc nuôi sống bản thân và đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, không trở thành gánh nặng của xã hội,…Ngay từ khi còn là những đứa trẻ, chúng ta đã được cha mẹ cho đi học và mong rằng chúng ta là những đứa con ngoan, biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, chăm chỉ học tập và học thật giỏi nhưng thật sự có mấy ai biết được giá trị đích thực của việc học tập là gì? Có lẽ mỗi chúng ta đều nghĩ rằng học giỏi để được cha mẹ thương yêu, chiều chuộng, được sự khen ngợi từ thầy cô và bạn bè. Lớn hơn một chút, ta nghĩ rằng học tập để sau này có công việc ổn định để thoát khỏi cảnh “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nhưng thật sự mấy ai nghĩ đến những việc làm mình sẽ giúp ích xây dựng đất nước ngày một bền vững và giàu mạnh hơn? ……… Chúng ta vốn nghĩ rằng nói đến chuyện xây dựng đất nước sao khó khăn quá, xa xôi quá, nhiệm vụ ấy khó quá sao làm được? Nhưng thật ra mỗi chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy cố gắng học tập và rèn luyện bản thân để khi bước vào đời chúng ta hãy là một người công dân tốt, như vậy không những chúng ta mà chúng ta còn có thể giúp những người khác biết đúng sai, giúp họ không bị phạm tội, không sa ngã vào những tệ nạn xã hội để trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, như vậy là chúng ta đã góp một phần vào việc giúp xã hội ổn định, bền vững và có bền vững thì mới có thể giúp đất nước phát triển. Như giáo sư Trần Văn Giàu, người đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Từ lâu, thầy Giàu đã trở thành điểm tựa của nhiều người, dù chỉ là nghe tên, không chỉ vì ông có một quá khứ cách mạng lỗi lạc, không chỉ vì những bộ sử đò sộ ngồn ngộn tư liệu sông, không chỉ vì những buổi hùng biện truyền lửa đam mê, mà trước hết, vì chính cách sống tận tụy, tận hiến của ông với cuộc đời. Nhà báo Triều đã từng thắc mắc rằng sức hấp dẫn của thầy Giàu đối với các thế hệ học trò và với dông đả trí thức trong và ngoài nước là ở phương diện nào đây? Tài năng ư? Có, nhưng thiếu gì người trình độ cao siêu rồi thiên hạ cũng quên? Cái trường tồn của thầy là một chữ Đức luôn chói lóa, trong cuộc sống riêng tư cũng như trong mọi mối quan hệ xã hội chằng chéo, phức tạp. Không những vậy, bước vào phòng làm việc của ông, người ta còn thấy một chữ “Tâm” màu vàng lấp lánh trong khung đặt trên bàn. Một chữ tâm đã đi suốt đời dạy học của người thầy nhân dân. Cả đời ông cứ nghĩ về việc làm sao để có ích, và cả đời ông đã sống cho tâm nguyện ấy. Tài sản cả đời ông, ông cũng đã chu đáo tính toán hết cả rồi. Phần lớn tài sản đã dành để lập quỹ giải thưởng Trần Văn Giàu. Căn nhà ấm áp duy nhất thuộc sở hữu của ông bà và hơn 10.000 đầu sách đã được phân loại, lập danh mục cẩn thận đượcdi chúc để dành làm nhà lưu niệm và phục vụ người đến đọc sách, tìm sử. Những khoản nhuận bút dành để đóng góp cho đồng bào nghèo. Và một cuốn sổ tiết kiệm nho nhỏ ông dặn cháu “dành để làm lễ mai tang cho ông”. Để khi ông ra đi, chỉ còn một cái tên Trần Văn Giàu  là của riêng ông mà thôi. Học tập không chỉ là “ngày nay”và giúp đời không phải là đợi tới “ngày mai”, mà chúng ta phải vừa học vừa làm. Bởi kiến thức là luôn cập nhật, nếu cứ đợi tới khi học hết rồi mới áp dụng thì chẳng khác nào vô ích. Những gì ta được học hãy cố gắng dung nó để sống sao cho đúng hai từ hữu dụng. Ngay cả thế giới tự nhiên như con chim, chiếc lá, con ong…cũng sống có ích cho đời như nhà thơ Tố Hữu đã viết: “ nếu là con chim chiếc lá thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” và trên ý thơ đó, nhạc sĩ Trương Quốc Khánh đã viết “Nếu là chim tôi sẽ làm loài bồ câu trắng. Nếu là hoa tôi sẽ làm một đóa hướng dương. Nếu là mây tôi sẽ làm một vầng mây ấm. Là người tôi sẽ chết cho quê hương”. Như anh chiến sĩ trẻ Diệp Thế Anh, tốt nghiệp y sĩ đa khoa Trường cao đẳng y tế Bình Thuận đã bỏ công việc ổn định ở một cơ sở y tế tư nhân, háo hức lên đường nhập ngũ khi có lệnh gọi. Anh ở lại đảo và với những kiến thức của mình, anh đã giúp rất nhiều người vượt qua nỗi đau bệnh tật. Bất kể giờ giấc, khi người bệnh cần anh, anh đều có mặt. Thời gian rảnh, anh thường mày mò tìm tòi bổ sung các loại thuốc cho tủ thuốc, tìm hiểu thêm về y học qua tivi, báo chí để nâng cao tay nghề. Anh Thế Anh là thế, thầy Giàu là thế và còn rất nhiều những tấm guông đang hất mình phục vụ cho xã hội. Còn chúng ta, những tầng lớp tri thức, những nhà lãnh đạo tương lai của đất nước, chúng ta phải làm thế nào cho xứng danh là thế hệ phát triển đất nước? Và không có một con đường nào khác ngoài con đường học tập để có thể giúp ích cho đời, vì chúng ta không thể là một người có ích cho xã hội khi chúng ta không có đạo đức và kiến thức, lời nói của chúng ta sẽ không có giá trị thuyết phục với người khác và hơn nữa nếu không có kiến thức thì tầm nhìn và sự hiểu biết của chúng ta sẽ rất hạn hẹp, chúng ta đâu thể biết được sự phát triển của thế giới nhanh và thay đổi liên tục từng giờ, chúng ta sẽ không thể theo kịp và luôn luôn đi sau sự phát triển của mọi người, mãi mãi chúng ta sẽ chỉ là những người đến sau và thừa hưởng những phát minh và sự sáng tạo từ người khác mà không thể sáng tạo hay tạo cho mình một sự khác biệt nào đó nếu như không có tri thức.
          Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là cả một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự giúp sức của cả dân tộc, nếu trong xã hội mỗi người chúng ta là một bông hoa thì cả một dân tộc sẽ là một rừng hoa tỏa ngát hương thơm cho đời. Là một sinh viên đang được học tập và rèn luyện trong điều kiện tốt nhất, là những mầm ươm tương lai của đất nước, chúng ta cần ý thức được trách nhiệm to lớn của việc học tập, hãy bắt đầu từ những việc đơn giản nhất đó là rèn luyện bản thân và trở thành những công dân tốt. Hơn nữa chúng ta phải không ngừng cố gắng học tập thật giỏi để có thể tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, học hỏi những sự phát triển vượt bậc của thế giới để giúp nước ta phát triển và sánh vai với các “cường quốc năm châu” như lời Bác dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

    

Em. Nguyễn T. Thu Minh , chi Hội trưởng SV Cần Thơ khóa 2014 - 2015

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA CHI HỘI SINH VIÊN

HUYỆN VĨNH THẠNH ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Năm học 2011-2012

 

      Hơi thở Xuân nồng của những ngày Tết Ất Mùi 2015 dường như đang đến sớm hơn trong lòng chúng tôi cũng như mỗi người con Vĩnh Thạnh xa xứ. Cái cảm giác lâng lâng, nao nao nỗi nhớ da diết gia đình, quê nhà, hàng xóm láng giềng, bạn bè, Thầy Cô,.. dường như đã đẫm vào các công việc cơ quan trong những ngày cuối cùng của năm Giáp Ngọ 2014 đầy hối hả.

       Thế là năm xuân cũ sắp qua, năm xuân mới sẽ lại đến trong tất cả mọi người. Mùa xuân là mùa của hạnh phúc và nụ cười, một lần nữa nụ cười lại nở trên môi của những người con Vĩnh Thạnh cũng như chúng tôi khi đặt chân về mảnh đất quê nhà yêu thương sau một năm công việc viên mãn. Hơn nữa, lòng tràn đầy niềm vui khi đặt chân xuống đất Mẹ, hít hơi thở bầu không khí quê hương, đưa tay đón nắng ấm quê nhà, lắng nghe tiếng gió xuân dịu dàng khẽ chạm những cánh hoa mai đang khoe sắc. Điều đó khiến chúng tôi thêm tự hào vì mình là những người con Vĩnh Thạnh được sinh ra, nuôi dưỡng, chở che, giáo dục học tập, trưởng thành và phát triển từ mảnh đất hiếu học này. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tư tưởng của Người đã thấm nhuần và thôi thúc tinh thần học tập vào trong mỗi người Việt Nam nói chung và mỗi người con Vĩnh Thạnh nói riêng. Chúng tôi thấy được sự kết tinh đẹp đẽ của tinh thần học tập đang sinh hoa kết trái trên chính quê hương của mình qua sự thay da đổi thịt của quê nhà mỗi ngày; như có những cung đường đẹp hơn, nhà cửa, làng xóm khang trang hơn, các khu chợ sầm uất hơn, những cánh đồng lúa xanh tốt, những vườn cây trái trĩu quả và nhiều nụ cười hơn nở trên môi mọi người. Chúng tôi thấy được sự kết tinh đó trong từng người con của quê hương, nhất là trong mỗi người thanh niên Vĩnh Thạnh như chúng tôi, qua công việc chúng tôi có được từ việc được giáo dục học tập và rèn luyện nhân cách trong tình thương yêu của mọi người.

       Có người đã từng nói: “Rễ của sự học thì đắng, quả của sự học thì ngọt” thật đúng với mỗi người thanh niên Vĩnh Thạnh như chúng tôi. Chúng tôi luôn quý trọng trong tim những năm tháng được học tập, lĩnh hội kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống từ các Thầy Cô trong mái trường mến yêu; đến được giáo dục nhân cách trong các giáo xứ công giáo mặc dù cuộc sống luôn khó khăn, thiếu thốn về vật chất và điều kiện học tập. Chính điều đó đã khiến cho những người thanh niên như chúng tôi nhận ra chỉ có một con đường là học tập, đó chính là con đường duy nhất để trở thành những quả ngọt góp phần vào sự phát triển của quê hương. Những tháng năm miệt mài bên hàng ghế giảng đường, ý nghĩa của câu tục ngữ “ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” luôn luôn nằm trong tâm thức và trở thành động lực, thôi thúc cho chúng tôi vươn lên trong học tập để vươn tới những ước mơ trở thành giáo viên, kỹ sư, nhân viên ngân hàng, kế toán viên,… Quả thực, chúng tôi đã vỡ òa cảm xúc khi rời mái trường để bước vào xây dựng cuộc sống tương lai phía trước. Chúng tôi – những giáo viên, kỹ sư, nhân viên ngân hàng, kế toán viên,.. đang tiếp bước ngọn lửa cha ông góp phần vào việc xây dựng quê hương thêm tươi đẹp. Hơn cả, cảm ơn những gì tri thức đã mang lại cho chúng tôi trong cuộc sống. Thêm vào đó, sự học cũng giúp cho thế hệ trẻ của chúng tôi tự tin hơn, sống có hoài bão hơn, dám ước mơ, dám dấn thân hơn, và dám cống hiến cho một xã hội tốt đẹp hơn.

      Chúng tôi - những người con của Vĩnh Thạnh luôn tin ngọn lửa hiếu học sẽ không bao giờ tắt trên mảnh đất này, chắc chắn rằng ngọn lửa này sẽ mãi cháy trong lòng mỗi thế hệ học sinh quê hương. Chúng tôi - những người con của Vĩnh Thạnh gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến những người đã gieo hạt tri thức cho các thế hệ học trò như chúng tôi bằng niềm tin hạt tri thức sẽ đơm hoa kết trái mang lại quả ngọt cho quê hương và xã hội.

     Giờ đây, tiếng trống lân đang rộn rã khắp các cung đường, tiếng nói cười yêu thương và những cánh mai vàng khoe sắc đang điểm tô thêm sắc màu sinh động cho bức tranh mùa xuân mới ấm áp, sung túc, no đủ hơn về vật chất và tinh thần cho mỗi gia đình tại quê hương Vĩnh Thạnh chúng tôi; như thể chứng minh rằng giáo dục đã làm nên mùa xuân này. Đó cũng là lời khẳng định rằng Vĩnh Thạnh quê tôi đã đúng khi chọn giương cao lá cờ phát triển bằng sự nghiệp hóa giáo dục học tập toàn dân.

 

Tải xuống tệp đính kèm gốc

THƯ ĐÔNG DU

      Lời đầu tiên cho cháu gởi lời thăm hỏi đến Bác cũng như đến các Bác trong Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh! Tiếp theo cho cháu xin gởi lời cảm ơn bác đã chọn cháu là một trong những nhân vật điển hình trong việc vượt khó học tập…

     Cháu xin được viết đôi dòng tâm sự của mình từ khi cháu bước vào cấp 3 đến hiện nay ạ. Khi cháu vào cấp 3 năm lớp 11 thì bố cháu do công việc bấp bênh nên tí nữa cháu đã phải chấm dứt việc học ở đó, nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo trường THPT Thạnh An và bạn bè ủng hộ năm đó cháu được miễn hết học phí, vì thế cháu đã tiếp tục con đường học tập. Sau khi lên lớp 12 cháu biết gia đình không thể lo cho cháu học ĐH được nên cháu đã hứa với bản than là cháu sẽ phải để lại cho cuộc đời HS của mình một thành tích hoàn hảo, nên cháu có thể không cần ngủ để làm điều đó. Và rồi cũng chính vì sự cố gắng đó cháu đã có được cơ hội mới, đó là con đường đi du học do trường Nhật Ngữ ĐD mang đến, khi cháu đậu vào trường ĐD cháu thật sự có nhiều lo lắng, lo lắng ko biết mình có học tốt được không khi từ quê lên tỉnh, khi xung quanh cháu ai cũng con nhà có tiền có đầy đủ điều kiện hơn mình, nhưng khi cháu báo tin đậu vào ĐD thì cháu thấy ba cháu rất vui mừng, nên cháu đã vì niềm vui mừng đó của ba cháu mà tiếp tục cố gắng khi vào ĐD. Rồi vận may cũng đến với cháu một lần nữa khi sau 6 tháng học ở ĐD cháu được chọn đi Nhật nhưng là vùng mà cháu được chọn đi họ chỉ nhận SV ĐH thôi, thế là hồ sơ của cháu lại được chuyển sang vùng khác, cháu là người thứ 13 trong nhóm mới này và là người làm hồ sơ trễ nhất trong các bạn cùng nhóm. Nhưng cũng may hồ sơ của cháu vẫn đậu ở Đại sứ quán Nhật, nên cháu đã được đi đúng dự định…

      Khi cháu đến Nhật cháu được mấy anh chị gọi là “hai lúa đi Nhật” có vẻ vì quê mùa và có chút nghèo nàn chất phát của con nhà nông. Khi qua đến đây cháu may mắn là được mấy anh chị giới thiệu việc làm, sau hai ngày đến Nhật cháu đã đi phỏng vấn công việc và rồi 2 ngày tiếp theo đó cháu đã đi làm.

     Sau 2 năm học tiếng Nhật vì mục đích muốn vào trường đại học Nagoya Institute of Technology university, nên cháu đã quyết tâm luyện thi thêm một năm nữa…Nhưng cuối cùng cháu ko vào được, mà lại đậu 3 trường quốc lập khác của Nhật. Và vì chọn ngành Xây dựng để sau xây dựng quê hương đất nước nên cháu đã vào học trường GIFU UNIVERSITY ạ. Vào trường sau những cố gắng năm đầu cháu được nhận học bổng JASCO trị giá 500USD/tháng trong 1 năm. Và thành tích tốt nên năm thứ ba và thứ 4 cháu được nhận học bổng NITORY trị giá 1500USD/tháng trong 2 năm liền. Chính vì thành tích tốt nên cháu được tuyển thẳng vào cao học. Nhưng cũng đúng lúc đó cháu đậu Công ty mà cháu đang làm hiện tại. Vì Công ty cháu rất ít người nước ngoài vào được nên không bỏ qua cơ hội cháu đã nhận lời đi làm mà ko học tiếp. Vì ở Nhật ngoài học ở trường thì còn cần phải học nhiều ở Xí nghiệp và xã hội Nhật nên cháu quyết định đi làm. Cháu vào Công ty được cử đến làm công trình xây dựng đường hầm dẫn nước cho thành phố SHIZYUKU của TOKYO. Hiện tại với cháu công việc rất suôn xẻ, mới đi làm nên cũng có nhiều cái cần phải học hỏi thêm, tuy có chút mệt mỏi nhưng cháu sẽ cố gắng để làm tốt học tốt.

      Cháu đến Nhật học hỏi được nhiều điều từ người Nhật cũng như mọi người xung quanh. Có một người Nhật đã nói với cháu một điều rằng “nếu như bạn đổ lỗi cho số phận thì ko đúng, vì giả sử nếu sau lưng bạn có một sức mạnh tàng hình có thể giúp đỡ bạn và mọi người như cái mà người ta vẫn gọi là “thần thánh”. Và  nếu bạn là vị “thần thánh” đó bạn sẽ ủng hộ cho một người luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt, làm việc tốt hay là sẽ ủng hộ cho người chỉ biết ăn không ngồi rồi. Nói cách khác, vận may không phải tự nhiên mà đến nó là quá trình cố gắng của một người và đã được vị gọi là “thần thánh” công nhận và ủng hộ mà thôi”. Cháu nghĩ câu nói này là đúng và luôn tâm đắc với nó, vì nếu như cháu không học tốt thì cơ hội du học cũng sẽ không đến với cháu, và nhiều những điều khác nữa. Nên cháu luôn cố gắng để nhận được sự ủng hộ của sức mạnh tàng hình sau lưng cháu mà người ta hay gọi là vận may.

      Thêm nữa cháu được như hôm nay cũng là nhờ có Cô Hương, thầy Nguyễn Du cùng các thầy cô trường THPT Thạnh An, và Hội Khuyến học giúp đỡ, nên cháu càng phải cố gắng hơn nữa để không phụ lòng của những người đã ủng hộ giúp đỡ cháu. 

     P/s: Cháu xin gởi cho bác lại tấm hình bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận cháu tốt nghiệp loại giỏi ạ. Trong hình cái đứng là bằng chứng nhận tốt nghiệp loại giỏi ạ, còn cái nằm màu xanh là bằng tốt nghiệp đại học của cháu ạ.Còn những cái còn lại là quà tặng tốt nghiệp cũng như là quà thưởng cho những người tốt nghiệp loại giỏi ạ.

    Tấm hình này với cháu có rất nhiều cảm xúc và ý nghĩa, nó là thành quả của 7 năm cố gắng của cháu ở Nhật, mỗi khi thấy nó thì cháu luôn nghĩ rằng những công sức mình bỏ ra rất đúng .

                                                                                       Tokyo ngày 15-08-2013

                                                                                                        Cháu

                                                                                            Võ Thị Hồng Nhung

Em. Thúy An. Đại diện SV Đông Du

 

  

Cô giáo. Makino YuKi. Người Nhật trường Nhật ngữ Đông Du

 

BÀI PHÁT BIỂU CỦA THẦY PHẠM ĐỨC QUYỀN

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT. TT VĨNH THẠNH

 

             Kính thưa quí vị lãnh đạo! Quí vị đại biểu!

Các em Học sinh, Sinh viên về dự ngày Họp mặt Sinh viên Vĩnh Thạnh lần thứ 11.

          Được sự cho phép và gợi ý của Ban tổ chức, tôi xin phép pháp biểu chủ đề NGÀY NAY HỌC TẬP NGÀY MAI GIÚP ĐỜI, với góc nhìn của người thầy trường THPT. Chủ đề này nói gọn lại là HỌC TẬP GIÚP ĐỜI thì đã nói nên một nét đẹp, nét nhân văn của việc học, động cơ học tập đúng đắn, học để giúp đời.

          Như vậy nảy ra một vấn đề, người thầy phải dạy gì để cho học trò của mình ngày mai có thể giúp đời một cách hữu ích, đem lại cho nhân loại một bầu khí hạnh phúc, an bình và phát triển. Điều này Nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 8 khoá XI, ngày 4 tháng 11 năm 2013 đã nói trong phần Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có đoạn: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcphẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Vậy là người thầy phải coi trọng việc dạy cho học sinh phát triển phẩm chấtnăng lực. Đoạn khác trong phần Định hướngcũng nói: “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan”. Điều này cũng nói rõ nhiệm vụ học tập để giúp đời, với những nội dung cụ thể.

         Trước hết tôi xin trình bày vấn đề thứ nhất dạy học để phát triển phẩm chất người học. Theo từđiển mở Wiktionary thì Phẩmtư cáchchấttính chất. Phẩm chấtrất cần thiết cho người học có thể giúp đời sau này.Tôi xin phép đơn cử một vài yêu cầu về phẩm chất của con người khi làm việc.

           Bài viết của tác giả Tom Hopkins trên tạp chí The Entrepreneur, người bán hàng cần có 10 phẩm chất sau: 1.Niềm đam mê cháy bỏng muốn minh chứng một điều gì đó; 2.Sự quan tâm tới người khác; 3.Niềm tin và sức mạnh; 4.Sự cảm thông; 5.Hướng trọng tâm vào các mục tiêu; 6.Kiên trìbền bỉ; 7.Nhiệt tình ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất; 8.Làm việc với quan điểm tích cực; 9.Thấu hiểu rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng hơn vật chất và tiền bạc; 10.Một sự đầu tư nghiêm túc từ trong tâm trí.       

       Theo doanh nhân Sài Gòn một nhân viên tuyệt vời cần có 8 phẩm chất sau: 1.Không ngạilàm bất cứ nhiệm vụ nào; 2.Có một chút lập dị; 3.Nhưng luôn biết khi nào phải nghiêm túc; 4.Luôn khen ngợi người khác trước đám đông; 5.Và xử lý những vấn đề nhạy cảm một cách khéo léo; 6.Phát biểu khi những người khác im lặng; 7.Làm việc vì mục tiêu to lớn; 8.Luôn luôn vận động(http://www.doanhnhansaigon.vn/nhan-su/8-pham-chat-cua-mot-nhan-vien-tuyet-voi/1062233/)

          Sinh viên học hết 12 năm phổ thông và 4 năm ngồi trên ghế Đại học đâu là thời gian quan trọng để học sinh có thể rèn luyện cho mình một phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu công việc và để giúp đời. Theo thiển nghĩ của tôi thì giai đoạn 12 năm phổ thông có nhiều điều kiện thời gian, tâm lý ngây thơ dễ dàng uốn nắn cho học sinh về phẩm chất hơn. Tục ngữ ca dao có câu: Dạy con từ thủa còn thơ,…Để có phẩm chất tốt cần có cảm xúc tốt, luôn cảm nhận tích cực khi gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.

          Người ta gọi cảm xúc tích cực đó là trí thông minh cảm xúc EQ. Những người thành đạt cần có yếu tố EQ hơn yếu tố thông minh IQ. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng nhanh với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác và thành công trong công việc. (thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh-một trong 8 giá trị cốt lõi của Viettel).  

          Hiện nay giáo dục đang chú ý đi vào thực tiễn đời sống. Đánh giá Pisa yêu cầu học sinh phải vận dụng toàn bộ kiến thức để giải quyết vấn đề liên quan đến thực tiễn. Đề thi không hỏi theo kiểu 1+1=2 mà hỏi nếu có 5.000 đồng đi chợ thì phải tính toán mua những gì để vừa đủ số tiền đó.

         Theo kết quả khảo sát PISA của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) thì học sinh Việt Nam có thứ hạng cao hơn Anh, Mỹ, ông đánh giá thế nào về kết quả này?(nguồn http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/ket-qua-khao-sat-pisa-la-co-so-doi-moi-giao-duc-2919223.html)

          Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển trả lời: Theo quan niệm của OECD thì kinh tế thấp kết quả khảo sát sẽ không cao. Tuy nhiên, khi chấm bài của học sinh Việt Nam, họ bất ngờ nên đã chất vấn chúng ta suốt 2 tháng. Cuối cùng, khi kiểm định tất cả mọi khâu không thấy sai sót, họ đã công bố kết quả với thứ hạng của học sinh Việt Nam cao hơn học sinh các nước phát triển như Anh, Mỹ.... Đó là điều tự hào. Tuy nhiên, PISA không đánh giá được toàn bộ năng lực cần thiết phải đánh giá của người học. PISA chỉ đánh giá về Toán, Khoa học và Đọc hiểu. Những lĩnh vực khác, dù không cần so sánh chúng ta cũng nhận thấy đang yếu hơn so với nước bạn như về giao tiếp, kỹ năng sống…Sắp tới, khi thực hiện đổi mới căn bản giáo dục, học sinh phổ thông sẽ được quan tâm đến vấn đề này, những gì yếu kém sẽ được đào tạo bổ sung.

          Để giáo dục, đào tạo học sinh có phẩm chất tốt và quan tâm tới nhu cầu thực tiễn tôi chú ý tới giáo dục các vấn đề sau:

           - Giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua các mẫu chuyện kể về Bác, qua việc tuyên truyền giới thiệu sách, các hoạt động giao lưu, toạ đàm, thi tìm hiểu, các hoạt động văn hoá, văn nghệ…Tôi thường xuyên giáo dục cho học sinh về đức tính tính “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” của Bác. Những việc làm dù nhỏ cũng luôn nhớ đến Bác. Như làm cỏ, trồng hoa nhớ tới đức tính “cần” của Bác,  tắt một bóng điện liền nhớ tới đức tính “kiệm” của Bác,…

         - Giáo dục nhân bản cho học sinh. Đó là: Chào hỏi, lễ phép, trang phục hợp cảnh, đi đứng khoan thai, nhẹ nhàng,…. Nhà trường có khẩu hiệu lớn ở ngay chính sảnh, “Tiên học lễ, hậu học văn”, bước vào phòng học có khẩu hiệu chiếu ngay vào mắt, “lễ phép là nhân cách”. Tôi thường khích lệ học sinh trường có nét đẹp, nét văn hoá chào hỏi một cách cung kính, chân thành với nụ cười tươi, các em rất thích sự khích lệ này. Từ đó, gặp thấy tôi lúc nào các em cũng chào hỏi thân thiện. Không ngờ, sự hồn nhiên chào hỏi của học sinh lại là nguồn động viên to lớn để mỗi ngày tôi đến trường làm việc tốt hơn.

           - Giáo dục tâm hồn cho học sinh. Đó là: Truyền thống dân tộc, địa phương, lòng yêu quê hương đất nước,... Tôi rất chú trọng trong giờ chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, các em phải nghiêm túc và hát quốc ca hùng hồn. Nhấn mạnh cho các em thấy được là cờ đỏ sao vàng là hồn thiêng của tổ quốc, bao nhiêu người hy sinh sương máu cho độc lập dân tộc, để các em có thể an vui ngồi học dưới mái trường. Học sinh trường cũng rất xúc động khi tôi đọc bài phát biểu khai giảng đầy cảm xúc của thầy Văn như Cương ( khi thầy và trò toàn trường Lương Thế Vinh mặc trên mình chiếc áo đỏ, mầu cờ). Một trong cách thức dễ đi vào tâm hồn là cho các em học sinh nghe các bài thơ, bài hát về tình yêu quê hương, đất nước. Khi dự giờ góp ý chuyên môn, tôi chú trọng giáo viên dạy cho học sinh có cảm nhận được thực tế, hiểu rõ bài, từ đó mới đi vào tâm hồn các em và các em sẽ nhớ bài lâu hơn và biết áp dụng bài học vào thực tế.

         - Giáo dục giá trị sống cho học sinh. Mười hai giá trị sốngcó tính chất phổ quát trên toàn thế giới, theo các tổ chức giáo dục về giá trị sống quốc tế và Việt Nam là:Tôn trọng, trung thực, khiêm tốn, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, hòa bình,yêu thương, hạnh phúc, hợp tác, tự do, đoàn  kết. Mỗi tuần tôi trình bày một chủ đề dưới sân cờ, học sinh rất chú ý và thích thú lắng nghe. Những giá trị sống này giúp cho học sinh hình thành kỹ năng sống một cách phong phú và nhân bản.

          Chẳng hạn giá trị giản dị: Giản dị là đơn giản, bình dị, không rối rắm, sống một cách tự nhiên. Người giản dị sẽ thích suy nghĩ và lập luận rõ ràng từ đó nhận ra vẻ đẹp và giá trị của tất cả mọi người, mọi sự vật. Giản dị giúp chúng ta biết giảm thiểu những chi tiêu không cần thiết.

           Tôi còn phân tích giá trị giản dị liên quan đến các giá trị khác, để các em ôn lại các giá trị đã học. Người giản dị thì sẽ khiêm tốn hơn; người giản dị chi tiêu ít tốn kém sẽ có tiền để cho người kém may mắn hơn mình, tức là biết yêu thương; người giản dị sẽ bình an hơn, nên họ hạnh phúc; người giản dị biết suy nghĩ lập luận rõ ràng nên họ làm việc có cân bằng giữa trách nhiệm và quyền lợi, nên họ tự do hơn; người giản dị nắm rõ bản chất của vấn đề nên dễ hợp tác với người khác, đoàn kết với mọi người; người giản dị không rối rắm nên biết tự trọng và tôn trọng người khác…

         Tôi cũng nhấn mạnh giá trị trung thực cho học sinh trong các buổi hướng nghiệp. Trong lao động con người phải có đạo đức là lương tâm nghề nghiệp:  Không làm hàng kém chất lượng, hàng giả; Không bớt xén giờ công lao động, nguyên liệu, vật liệu; Không lãng phí thời gian tiền của; Không vi phạm nội qui lao động;…Trong nho giáo người con trai phải biết ngũ thường: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Chữ tín cuối cùng nhưng lại là chữ quan trọng nhất. Nếu thất tín, không trung thực thì hỏng việc ngay, không làm được gì cả. Người con gái thì phải chú ý tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh. Để đạt tới chân, thiện, mỹ. Có như vậy mới làm đẹp cho đời và giúp đời một cách hiệu quả.

          Vấn đề thứ hai cần nói tới là giáo dục năng lực cho học sinh. Năng lực gồm các vấn đề: kiến thức, kĩ năng, khả năng,... Một người có kiến thức rộng, có bằng cấp cao nhưng đôi khi thất bại trong cuộc sống, không giúp ích gì cho đời, vì họ có rất ít khả năng. Khả năng mà tôi muốn nói tới là khả năng cảm xúc tích cực,… (nhân hoà); sức khỏe thể lí, biết các qui luật thiên nhiên,…(địa lợi); biết hồn thiêng của tổ quốc, yếu tố thời cơ chín mùi… (thiên thời). Người xưa khi làm một việc gì đó người ta chú ý tới 3 yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Mọi công việc người ta chú ý từ công việc nhỏ đến công việc lớn, việc nhỏ không làm được sao làm được việc lớn. Cho nên người ta ra công: Tu thân- tề gia- trị quốc- bình thiên hạ. Trong trường học tôi cũng chú ý rất nhiều đến việc giáo dục thể chất cho học sinh: làm sân bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn,.. và thành lập các câu lạc bộ thể thao, thể dục.

          Tóm lại, hiện nay trong trường phổ thông tôi chú trọng giáo dục phát triển phẩm chấtnăng lực cho học sinh để các em có đủ tài đức, biết rèn luyện bản thân đủ khả năng sau này có thể đóng góp một phần nhỏ bé xây dựng Quê hương, Tổ quốc./.

Thầy Phạm Đức Quyền, Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Thạnh

 

NGÀY NAY HỌC TẬP – NGÀY MAI GIÚP ĐỜI

 

        Trong Luận Ngữ - chương II Khổng Tử có viết: “Ta, mười lăm tuổi để tâm trí vào việc học; ba mươi tuổi vững chí mà lập thân; bốn mươi tuổi thì tâm trí sáng suốt, hiểu rõ việc phải làm chẳng còn nghi hoặc; năm mươi tuổi thì biết mệnh trời; sáu mươi tuổi thì hiểu thông, thấu đáo những gì nghe được; bảy mươi tuổi trong tâ dầu có muốn có sự chi cũng chẳng hề sai phép tắc, lễ nghi”. Một cuộc đời của con người không khác gì một khoảnh khắc ngắn ngủi được vay mượn từ thời gian; khi năm tháng trôi qua, chúng ta nắm lấy một vài phút giây, vội nắn chúng thành hình dạng nào đó, hy vọng chúng sẽ thành một tỷường cửu được tưởng nhớ khi ta qua đời. Chính vì vậy, có lẽ Khổng Tử đã tự ý thức cho rằng: Học tập chính là bước cơ bản đầu tiên, là hành trang thiét yếu nhất của một người trẻ, trước khi bước vào chuyến phưu lưu chinh phục của riêng mình. Họ sẽ đem những tinh tuý của bản thân để cống hiến cho nhân loại, góp phần hoàn thiện hơn diện mạo của xã hội. Thế nhưng trong thời đại thông tin ngày nay, thực sự có quá nhiều thứ để học và rèn luyện. Liệu chăng những lý tưởng cao đẹp ấy có thể đạt đến ngưỡng đỉnh điểm của nó, hay phũ phàng chỉ là học để đấy, hoặc bất lực trước những yêu cầu khắc nghiệt của xã hội? Câu châm ngôn “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” có còn đúng nữa hay chăng?

        Ngãn ngữ Trung Quốc có câu: “Bé chẳng học, lớn làm gì?”. Việc học không chỉ có người Trung Quốc quan tâm ngay từ thuở nhỏ, mà cả Thế giới này cũng vậy. Hiện nay, với nhịp sống hối hả và đầy tính cạnh tranh trong mọi lĩnh vực đã thúc ép con người buộc phải cầu tiến và thực sự quyết tâm trong học tập nhằm có thể kiếm được công việc tốt, một cuyọcc sống ổn định. Lý do khách quan này khiến việc học trở nên vô cùng quan trọng đối với con người hiện nay nhằm muốn tiến thân và muốn đổi dời. Một hiện thực minh chứng cho thấy trẻ em ngày nay không cần phải đợi đến tuổi mười lăm như Khổng Tử nói mới bắt đầu để tâm vào việc học. Mà chúng ta đã được chập chững tiếp cận với những kiến thức cơ bản ở độ lên năm, lên sáu với những phép tính phức tạp, với luợng từ tiếng anh nhất định hoặc trôi chảy khio đọc các văn bản, hay phải thành thảo vẽ một bức tranh, đánh một văn bản ... Những điều ấy thực sự có ích cho phần còn lại của cuộc đời chúng, hay chỉ là xu hướng chạy đua kiến thức mà các bậc cha mẹ đã áp đặt lên con cái của họ?

       Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người cũng phải không ngừng phấn đấu trong học tập. Thế nhưng, điều khiến chúng ta lo lắng nhất là ngày nay có quá nhiều thông tin, nên chúng ta cần phân biệt để lựa chọn. Chúng ta không thể nhồi nhét nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong một thời gian nhất định được. Vì vậy, điều thông minh hơn cả là biết lựa chọn để có thể học được cái mà thực sự cần học. Song song đó, chúng ta cũng cần có một thái độ học tập tích cực. Biết rằng học không bao giờ thừa ở bất cứ thời đại hay xã hội nào. Tuy nhiên tất cả những điều ấy phải có chừng, có mực của nó. Nếu ta tham ăn, thì sẽ bị mắc nghẹn.

        Chẳng hạn, khi ta cắn một miếng thịt thật to nhưng sau đó ta rất khó có thể nhai đựoc vì nó lớn ngang bằng khoang miệng của mình; hay trong một lúc nào đó ta nhập quá nhiều dữ liệu vào não thì sẽ trở nên giống như ổ cứng chứa đầy những thông tin thụ động, vốn chẳng để làm gì cả. Bạn sẽ học tốt hơn, tiến bộ hơn khi biết vận dụng tất cả những kiến thức hữu hạn của mình, rồi dần tự rèn dũa và nạp thêm những thông tin mới, cao siêu hơn phù hợp với khả năng bản thân. Thái độ tích cực

       Trong học tập không chỉ dừng lại ở lý thuyết, mà nó còn có sự trải nghiệp, những kinh nghiệm tích luỹ từ trong cuộc sống. Dù vậy, không hẳn ai cũng có được thái độ học như thế. Bởi vì, khi cuộc sống dần dần trở nên thoải mái và tiện nghi, các bạn trẻ dường như thích một đời sống hưởng thụ và chuyển hướng thành “lười biếng” nhiều hơn là ham học.

        Ngoài ra, việc học không chỉ nằm gọn trong mặt tri thức mà còn là học để sống, học để làm người. Tức là học từ cuộc sống hằng ngày. Ông bà ta có câu: “học ăn, học nói, học gói, học mở”; thế nhưng những giá trị tỷuyền thống của cha ông chúng ta xưa kia xem như chẳng còn hợp thời với các bạn trẻ ngày nay. Cụ thể, một số bạn trẻ ngày nay chẳng phải đụng chạm đến những công việc dọn dẹp nhà cửa, vì đã có người giúp việc; họ chẳng cần phải nấu nướng vì cứ ra tiệm là đã có thể thưởng thức những món ăn truyền thống thơm ngon, chuẩn vị; thậm chí họ còn cố quên đi lời “cảm ơn” khi ai đó giúp đỡ họ. Như vậy đâu là những nghuyên nhân khiến những người trẻ hôm nay hình thành nên một cuộc sống như vậy?

       Tục ngữ có câu “học đi đôi với hành”, có nghĩa là áp dụng tất cả những gì chúng ta đã học vào bản thân, để những gì chúng ta đã học trở thành vốn liếng riêng cho mình thông qua những kinh nghiệm mình có đựoc. Từ những tích luỹ ấy, chúng ta sẽ tự tin cống hiến hết khả năng của bản thân phục vụ cho mình, cho con người và cho xã hội. Là những người trẻ chúng ta “hãy mạnh dạn ra đi, đừng sợ”, bởi vì mõi người trẻ nên có một lý tưởng sống hầu để cố gắng và để hoàn thiện bản thân. Với mức độ cuồng quay và phát triển không ngừng của xã hội nhằm yêu cầu ta phải “học nữa, học mãi”. Chúng ta không phủ nhận tầm quan trọng việc học, nhưng để có thể đem những kiến thức khoa học từ trong sách vở để phục vụ cho người và cho đời ... thì lại khiến chúng ta buộc đặt lại vấn đề. Khi chế độ “cung” quá cao vượt mức của “cầu” thì những nhận thức ấy, nhân lực ấy phải làm gì để có thể đựoc phục vụ?

      “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời lời”nhắn nhủ đó không mất đi giá trị nhân văn, nhưng xét về hình thức và diện mạo của xã hội, khiến nó đã thay đổi đôi phần. Vì lẽ chúng ta được đào tạo, được học tập để thành tài để phục vụ và để “giúp đời” thì chưa được khắc hoạ rõ nét. Là một người trẻ đứng trước nhu cầu xã hội, chúng ta cần không ngừng nỗ lực rèn luyện bản thân, trau dồi kiến thức. Luôn kiên định với lý tưởng của riêng mình, cố gắng tìm cơ hội để những khả năng, những kiến thức của mình đuợc toả sáng.

                                    

   

Linh mục Giuse Trần Văn Thịnh, Gx, Hợp Tiến, kênh B2

Báo cáo tham luận

TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO THAM GIA KHUYẾN HỌC

Ngày 15 tháng 2 năm 2015

 

              Kính thưa quý lãnh đạo

              Kính thưa quý đại biểu

          Tôi sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Trinh, thuộc gia đình nông dân, xa thành thị. Thời thơ ấu chỉ quanh quẩn trong ruộng đồng. Do đường sá không thuận tiện, việc đi lại nhiều khó khăn, việc học không mấy dễ dàng.

          Bản thân phải chịu nhiều thua thiệt nên lớn lên không làm nên công trạng gì đáng kể ngoài việc chăm chỉ làm ăn, hoàn thành nghĩa vụ công dân và tham gia một số công tác từ thiện xã hội.

           Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo chúng tôi góp công xây dựng cầu đường, hốt thuốc Nam, chăm sóc sức khỏe người nghèo, xây dựng bếp ăn từ thiện ở bệnh viện, giúp người hoạn nạn kiểu “Lá lành đùm lá rách”.

            Vẫn tưởng đây là những việc làm tốt nối tiếp truyền thống ông cha, phù hợp với thời buổi đất rộng người thưa của những năm giữa thế kỉ trước.    Nhưng đến nay, tình hình kinh tế xã hội đã đổi thay. Đường sá mở mang, xe cộ dập dìu, ứng dụng khoa học kĩ thuật đến tận hang cùng ngõ hẽm. Đời sống người dân tiến bộ không ngừng, không còn thích nghi với hoàn cảnh của ba bốn mươi năm trước, nếu chỉ sống nhờ mảnh ruộng, thửa vườn mỗi ngày mỗi hẹp vì dân số gia tăng.

          Nhiều thanh niên, thiếu nữ phải đổ xô về thành thị tìm đến những nơi có xí nghiệp xin vào làm công. Dù sống được, vẫn quá nhọc nhằn. Nếu có trình độ cao hơn, sẽ làm quản lí, chuyên viên kĩ thuật, lương bổng cao, việc lại nhẹ nhàng hoặc ta có thể đứng ra tự kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp, sản xuất, chế biến, xuất khẩu … thì cuộc sống sẽ tốt hơn biết chừng nào!

            Từ thực tế trên, nghĩ lại, hình như những việc mình làm xưa nay chưa tròn vẹn.

            Khi tham gia hoạt động khuyến học, tôi mới có dịp biết thêm những điều thật sự cần thiết mà nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân từng nhấn mạnh, ai cũng phải học:

    - Học để biết, để làm người,  có đủ năng lực làm công dân.

    - Học để có việc làm, để làm cho mình và cho người khác hạnh phúc.

    - Học để góp phần làm cho đất nước phát triển bền vững, góp phần vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

       Trong cuộc sống, có biết bao điều đáng tiếc xảy ra do thiếu hiểu biết. Nó làm hại ta đến mức bác Hồ coi đó như là một thứ giặc, “giặc dốt” nguy hiểm không kém gì giặc “ngoại xâm”.

      Nhớ lại, dưới thời Pháp thuộc, cụ Phan Chu Trinh đề xướng phong trào Duy Tân khi xét thấy nước nhà bị lệ thuộc vì người dân ít biết chữ (vì chữ Nho khó học, vì thực dân kềm chế với chính sách ngu dân). Người biết chữ cũng chỉ là học từ chương, học những lí thuyết theo lời người xưa dạy như: thuyết thiên mệnh, đạo tam cương … chứ chưa học về khoa học, kĩ thuật.

     Muốn đấu tranh giải phóng dân tộc thì việc đầu tiên là nâng cao dân trí  trong chủ trương “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Bởi nếu không có trình độ học vấn cao, có đuổi được giặc ngoại xâm thì cũng khó mà bảo vệ và xây dựng tổ quốc giàu mạnh.

    Chúng tôi tham gia công tác khuyến học và lập chi hội Khuyến học Ban trị sự Phật giáo Hòa Hảo xã Vĩnh Trinh lúc đầu có 30 hội viên và đang phát triển. Đến nay, chi hội Khuyến học của chúng tôi có nhiều gia đình đạt gia đình hiếu học xuất sắc,  gia đình cử nhân, tiêu biểu như gia đình ông Phạm Ngọc Chúc, ông Lê Văn Sậm, ông Lê Quan Trường, ông Bùi Văn Đốc, ông Phạm Văn To, ông Đoàn Văn Chủng, ông Phạm Anh Tuấn , v. v…

      Từ Chỉ thị 11 của bộ Chính trị, Chỉ thị 14 của Thành ủy cần Thơ đến các văn bản của huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh về việc “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” chúng tôi nhận biết được việc học tập, giáo dục quan trọng không kém những việc xã hội từ thiện chúng tôi đã làm.       Chúng tôi sẽ nhận thêm một việc nữa là chăm nom, giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không để có học sinh bỏ học, vận động nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo tham gia khuyến học, khuyến tài, cụ thể là những phần thưởng, những suất học bổng đã và sẽ trao.

        Quyết định số 281/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” vừa mới ban hành. Kế hoạch số 71 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Kế hoạch số 75 của ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng, chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con quan tâm nhiều hơn nữa, xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, là cách góp phần xây dựng nông thôn mới, cũng là cách thoát nghèo hữu hiệu nhất.

     Thay lời kết tôi xin mượn câu nói của nhà giáo dục (Fukuzawa Yukichi) người đã làm thay đổi vận mệnh của nước Nhật: “Mọi người sinh ra đều bình đẳng nếu có khác biệt là do học vấn”.

     Trước thềm năm mới kính chúc quý lãnh đạo, quý quý đại biểu phát tài phát lộc an khang hạnh phúc.

                        Trân trọng kính chào

                                                                    

Ông. Mai Thanh Phong, phó Ban Trị sự PGHH xã Vĩnh Trinh

 

BÀI PHÁT BIỂU

của đồng chí Trần Văn Tươi  -Phó Chủ tịch Thường trực

 UBND huyện Vĩnh Thạnh trong buổi họp mặt sinh viên

(ngày15 tháng 2 năm 2015 nhằm 27 Tết âm lịch)

************

Kính thưa:

 

- Các đồng chí và quý vị đại biểu;

- Thưa các cháu sinh viên.

        Trước không khí phấn khởi mừng Đảng quang vinh tròn 85 tuổi, mừng Xuân Ất Mùi năm 2015.Hôm nay, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh long trọng tổ chức ngày họp mặt truyền thống sinh viên lần thứ XI, với chủ đề “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”. Đây là cuộc họp mặt vô cùng bổ ích, đánh dấu ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Trong không khí đầm ấm này, thay mặt lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Thạnh xin gửi đến các đồng chí, quý đại biểu và các cháu sinh viên lời chào mừng năm mới tốt đẹp nhất. (Vỗ tay)

         Thưa các đồng chí và quý vị đại biểu!

       Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều cố gắng tuyên truyền,vận động, kiện toàn và phát triển tổ chức, mở rộng phạm vi hoạt động; đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình xã hội học tập, phát triển rộng khắp trong huyện. Thành tích nổi bật rất đáng biểu dương là: duy trì mạng lưới tổ chức hoạt động Hội Khuyến học từ xã, thị trấn đến các ấp, khu dân cư, trường học và các cơ sở tôn giáo; một số nơi trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; xây dựng được hàng ngàngia đình hiếu học ở nhiềucấp; tích cực vận động quỹ để thực hiện các hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Đặc biệt, trong năm  đã tổ chức nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài đa dạng, phong phú, sáng tạo và có ý nghĩa giáo dục ấn tượng, đã kích thích động viên tốt cho học sinh, sinh viên hăng say học tập; nhất là kịp thời giúp đỡ những trường hợp học sinh, sinh viên và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn trong học tập và giảng dạy. Các chi hội sinh viên vẫn duy trì hoạt động quy tụ được nhiều tấm gương điển hình ưu tú trong thành tích học tập, Tỷ lệ sinh viên trên địa bàn được tăng thêm hàng năm. Diễn đàn họp mặt truyền thống sinh viên được thực hiện hàng năm, đã tạo được môi trường gắn kết mối quan hệ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội chăm lo cho thế hệ tương lai được học tập và trưởng thành.

        Đạt được kết quả trên là do: công tác khuyến học, khuyến tài đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và thể hiện trách nhiệm chăm lo tạo được phong trào xã hội hóa trong các hoạt động. Vai trò nòng cốt tham mưu tổ chức thực hiện của các cấp hội, nhất là tinh thần trách nhiệm của BTV hội cấp huyện. Thay mặt UBND huyện, tôi nhiệt liệt hoan nghênh những thành tích mà các đồng chí đã đạt được. (Vỗ tay)

        Thưa các đồng chí và quý vị!

      Những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng, Hội cần tiếp tục phát huy. Tuy nhiên, tình hình tổ chức và hoạt động Hội Khuyến học trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số mặt cần quan tâm chỉ đạo khắc phục, đó là: tổ chức bộ máy của Hội cơ sở chưa ổn định; một số nơi hoạt độngthiếu hiệu quả,xây dựng phong trào xã hội học tập còn khó khăn. Điều đáng lưu ý là, mặc dù tỷ lệ sinh viên trên địa bàn huyện có tăng lên hàng năm nhưng số sinh viên thành đạt về phục vụ cho quê hương còn ít. Do đó, đứng trước yêu cầu phát triển của huyện trong thời gian tới, dự báo nguồn nhân lực sẽ còn khó khăn. Đây là vấn đềhết sức bức xúc đang đặt ra, tôi đề nghị các cấp Hội cần quan tâm và mỗi sinh viên chúng ta cũng suy nghĩ về trách nhiệm và bổn phậncủa mìnhđối với quê hương như thế nào ?

         Thưa các đồng chí và quý đại biểu!

        Để phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn. Tôi đề nghị các cấp Hội, các tổ chức Hội cần quan tâm thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:

      Một là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tiếp tục làm cho các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, tôn giáo và từng cá nhân nhận thức đúng mức tầm quan trọng công tác khuyến học, khuyến tài. Chỉ có khuyến học, khuyến tài mới là con đường duy nhất và nhanh nhất thoát khỏi đói, nghèo. Mục tiêu tuyên truyền vận động là nhằmtạo ý thức mỗi người, mỗi nhà đều tự giác học tập nâng cao trithức để làm giàu cho gia đình, bản thân và cho đất nước.

     Hai là,khẩn trương kiện toàn tổ chức bộ máy ở một số địa phương, đơn vị; động viên tinh thần gắn bó với tổ chức và mô hình công tác Hội. Mở rộng phát triển hội viên; điều tra, phát hiện, xây dựng nhiều mô hình xã hội học tập (gia đình hiếu học, cộng đồng hiếu học, dòng tộc hiếu học...). Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động các chi hội sinh viên; mở rộng cuộc vận động sinh viên sau khi tốt nghiệp tình nguyện về quê hương phục vụ; chú trọng tuyển chọn sinh viên tham gia đào tạo tại trường Đông Du Nhật Ngữ.

      Ba là,tiếp tục phát động, vận động xã hội hóa để huy động quỹ khuyến học, khuyến tài; tăng cường phối hợp chặt chẽ các ngành liên quan kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các trường hợp khó khăn trong học tập, giảng dạy củagiáo viên,học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện. Động viên, khích lệ để các sinh viên, học sinh đều được đến trường học tập, hạn chế thấp nhất những trường hợp bỏ học vì lý do nghèo khó.

     Bốn là,đối với các cháu sinh viên cần nhận thức được rằng mỗi kết quả học tập và sự trưởng thành của mình đều có ý nghĩa thiết thực mang lại sự vinh quang cho quê hương, xứ sở, là hệ quả của sự chăm sóc tận tình của các cấp, các ngành mà đặc biệt là Hội khuyến học. Do đó, các cháu cần cố gắng khắc phục mọi khó khăn, ra sức học tập, rèn luyện thật tốt để hướng tới tương lai tươi đẹp.

     Cuối cùng, trước thềm năm mới, kính chúc các đồng chí, quý đại biểu, các cháu sinh viên sức khỏe, an khang thịnh vượng, thành công trong công tác, lao động, học tập. Chúc hoạt động Hội Khuyến học năm 2015 đạt nhiều thành tích mới.

      Xin trân trọng kính chào./.

---------------------

 

Ông. Trần Văn Tươi, phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Thạnh

 

Ông. Hồ Văn Ngộ, phó Chủ tịch hội Khuyến học TPCT

 

 

Ông. Phạm Ngọc Trác, Chủ tịch hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh

DANH SÁCH SV NHẬN HỌC BỔNG

 

  

 

 

 

       

  

   

  

 

  

 

  

  

  

  

 

  

    

 

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

 

  

  

  

  

  

                                                     

DANH SÁCH SINH VIÊN HỌC GIỎI
NHẬN HỌC BỔNG NGÀY 27/02/2015
           
Số TT Họ và tên Trường Ngành Số tiền Ký tên
  Xã Thạnh Thắng        
1 Nguyễn Thị Thu Minh ĐH Cần Thơ Quản trị KD 500.000  
2 Nguyễn Thị Hoàng Oanh ĐH Cần Thơ Sư phạm toán 500.000  
3 Nguyễn Thị Thái Hiền CĐ KTKT Cần Thơ BV thực vật 500.000  
4 Bùi Thị Bảo Trân ĐH Cần Thơ Ngôn ngữ anh 500.000  
  Xã Thạnh Lợi        
5 Bùi Thị Phương Nga CĐ Y Tế Đồng Nai Dược 500.000  
6 Hoàng Thị Thiên Sương CĐ Y Tế Cần Thơ Dược 500.000  
7 Nguyễn Thị Hồng Đào ĐH Cần Thơ Duợc thú y 500.000  
8 Lê Duy Tuấn ĐH Cần Thơ Thú y 500.000  
  Xã Vĩnh Bình        
9 Thạch Hoài Minh ĐH Cần Thơ Sư phạm lịch sử 500.000  
  Xã Thạnh Quới        
10 Nguyễn Thị Trắng ĐH An Giang GD chính trị - Quốc phòng 500.000  
  Xã Vĩnh Trinh        
11 Trần Thanh Bình ĐH Cần Thơ Sư phạm sinh 500.000  
12 Lê Thị Bảo Trân ĐH Cần Thơ Vi sinh vật học 500.000  
13 Lê Minh Huy ĐH Cần Thơ Toán giải tích 500.000  
  Xã Thạnh An        
14 Nguyễn Thị Thuỳ Dung ĐH TP HCM Giáo dục tiểu học 500.000  
15 Nguyễn Thị Kim Ngân ĐH SP TPHCM Sư phạm văn 3A 500.000  
16 Nguyễn Thị Mai Anh ĐH Cần Thơ Công nghệ sinh 500.000  
17 Nguyễn Ngọc Diễm Thuý ĐH Cần Thơ Sư phạm địa 500.000  
18 Trần Thị Tuyết Trinh ĐH Cần Thơ Kiểm toán 500.000  
19 Đoàn Trang Mỹ Chi ĐH Hùng Vương TPHCM Tài chính - Ngân hàng 500.000  
20 Phạm Nguyễn Hoàng Mỹ Linh ĐH Cần Thơ Sư phạm sinh 500.000  
21 Trần Bảo Trung ĐH Cần Thơ Kỹ thuật máy tính 500.000  
22 Bùi Như Khuê ĐH Văn Hiến Công nghệ thông tin 500.000  
23 Nguyễn Thị Bích Phượng ĐH Cần Thơ Tài chính - Ngân hàng 500.000  
      Tổng cộng 11.500.000  

  

Trao học bổng cho sinh viên

 

  

Trao học bổng cho sinh viên

Trao học bổng cho sinh viên

Kỉ niệm cùng sinh viên giỏi

Kỉ niệm cùng sinh viên Đông Du

Khung cảnh hội trường

 

 

KHAI PHÁ

 

           Ngồi trú mưa trong một quán café trên quốc lộ 80 tại cống số 10, bác năm Trác và chú hai Phúc có vẻ nóng ruột cứ bồn chồn đứng lên ngồi xuống, coi đồng hồ hoài.

           - Mình hẹn với bà con 8 giờ sáng khai mạc buổi hội thảo, mà giờ đã 7g 30 rồi. Từ đây xuống xã Thạnh Lộc còn hơn bảy cây số nữa, mưa thế này, đường đất trơn trượt và lầy lội không đi Honda được; đi bộ thì không kịp, cả trăm người chờ mình. Bác Trác băn khoăn.

           - Sao dễ mưa thế! 4 giờ sáng tôi dậy đi lễ, trời có trăng sao, thế mà giờ này mưa xối xả. Đúng là mùa mưa! chú Phúc nói, rồi thầm đọc mấy vần thơ: “Tháng 6 trời mưa, trời mưa không dứt…”. Bài thơ “Tháng 6 trời mưa” của nhà thơ Nguyên Sa (Trần Bích Lan), thầy dạy Luận Lý Học của chú Phúc năm 1963 ở Sài Gòn, và cũng là một nhà thơ mà chú yêu thích.

             Đó là những ngày tháng 6, đầu mùa mưa năm 2005, khi huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ mới được thành lập, bằng cách tách ra từ huyện Thốt Nốt, nay là quận Thốt Nốt.

            Hai người khách trong quán café  đứng lên nói:

          - Hai bác Khuyến học ơi! nếu hai bác không chê ghe của vợ chồng em chở heo vịt, thì em mời hai bác cùng về xã Thạnh Lộc với em, em cũng về dự buổi nói chuyện của xã em bàn về: “Việc học giúp thoát nghèo…” do Hội Khuyến học huyện tổ chức đây mà.

            Không ai bảo ai, cả hai người làm Khuyến học đều vui cười, vừa đứng dậy đi theo vợ chồng chú chủ ghe, vừa cám ơn rối rít. Họ bước xuống chiếc ghe tam bản, mà hơn nửa ghe chở vịt và mấy lồng heo con. Chiếc ghe chạy trên con rạch nhỏ của tuyến dân cư hai bên bờ rạch ngoăn nghèo uốn lượn như con rắn dẫn về xã. Chiếc ghe đi trên nước để lại hai bên bờ con rạch những thửa vườn xanh tươi với nhiều loại cây trái nào: Bắp, đậu phộng, mè, chuối … cùng bao thứ rau từ rau muống, rau dền đến cải xanh, cải củ... Những căn nhà lá bốn mái, xa xa lại nổi nên căn nhà xây rải rác hai bên bờ rạch, xen vào đó là những cây xoài, mít, ổi, khế, tầm ruộc. Có những cây vú sữa, cây cóc cành vươn ra tới giữa rạch nặng trữu những trái cóc vàng ươm, những trái vú sữa trông bóng mượt, thật hấp dẫn.  Thỉnh thoảng, đâu đó tiếng chim ban mai trên cành cây hót vang líu lo làm cho khung cảnh miền quê thanh bình thêm thơ mộng và đáng yêu biết bao!

           Câu chuyện giữa hai bác Khuyến học và vợ chồng chủ ghe mỗi lúc một hào hứng, sôi nổi… Đôi lúc, câu truyện cũng bị ngắt bởi bầy vịt kêu oác oác theo tiếng kêu của mấy con vịt, con ngỗng trên bờ của nhà ai đó!… hoặc tiếng rú ga của chiếc máy Kohler 4, lúc chủ ghe nhấc đuôi tôm lên khỏi mặt nước, khi chân vịt dính lớp bèo lục bình hoặc rơm rạ trôi dạt lều bều trên mặt nước.

           Chú chủ ghe than:

           - Hai bác ơi! sao mà xã của em cứ nghèo hoài vậy! trong khi ngoài thị trấn Thạnh An bà con giầu thế!

           - Chú có biết ngoài Thạnh An có nhiều cha mẹ bán cả nhà lẫn ruộng để nuôi con ăn học không? Nhờ thế, mà con cái họ thành đạt, toàn là Thầy Cô giáo, Bác sĩ, Kỹ sư, Giám đốc... Trong khi xã Thạnh Lộc của mình, cha mẹ ít chú tâm và hy sinh cho con đi học. Cha mẹ chỉ lo trước mắt, bắt con cái làm việc sớm quá! tội nghiệp cho chúng ghê! nghèo là vì thế. Bác Trác nói.

           - Ở Thạnh Lộc có hơn 10.000 dân, mà hiện chỉ có 12 sinh viên đang học Đại học, trong lúc thị trấn Thạnh An cũng có khoảng 10.000 dân, mà người ta có hơn 400 sinh viên học Đại học. Riêng ấp Thầy Ký chỉ có hơn 2.000 dân mà có cả trăm sinh viên. Nếu xét theo số sinh viên thì dân trí mấy xã này chênh nhau tới hơn 30 lần. Hội Khuyến học chúng tôi vừa điều tra được. Nghèo là do mình không chịu học chú ạ. Chú Phúc nói.

            Câu chuyện về giầu nghèo chưa có hồi kết, thì chiếc ghe tam bản đã ghé bến xã Thạnh Lộc đúng 8 giờ. Lúc này cơn mưa đã dứt, trời lại trở lại quang đãng. Bài hát quê hương của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ thơ Đỗ Trung Quân trong máy của nhà ai đó vang lên như đón chào buổi hội thảo làm lay động lòng người đang từ nhiều nẻo đường tiến về hội trường của xã:

           “Quê hương là chùm khế ngọt

            Cho con trèo hái mỗi ngày

            Quê hương là đường đi học

            Con về rợp bướm vàng bay

            Quê hương là con diều biếc

            Tuổi thơ con thả trên đồng

            Quê hương là con đò nhỏ

            Êm đềm khua nước ven sông

                              …

            Quê hương mỗi người chỉ một

            Như là chỉ một mẹ thôi

            Quê hương nếu ai không nhớ

            Sẽ không lớn nổi thành người!”

           Buổi trao đổi giữa Hội Khuyến học và bà con xã Thạnh Lộc được diễn ra đúng như dự định, với gần 200 người tham dự thuộc mọi thành phần trong xã. Nội dung chính của buổi hội thảo nói về bốn cột trụ của sự học đã được Unesco công bố năm 1996 trong bản báo cáo của nhà nghiên cứu giáo dục Jacques Delors: “Học để biết; Học để làm; Học để sống chung và học để làm người”. Ta có thể hiểu cụ thể hơn bốn cột trụ đó là:  Sự học giúp ta hiểu biết mọi điều; sự học giúp ta làm việc hiệu quả hơn; sự học giúp ta biết sống nâng đỡ, nhường nhịn, yêu thương chan hoà với mọi người hơn; và quan trọng nhất sự học giúp ta sống đúng là người… Bà con rất chăm chú lắng nghe mấy chú trong Hội Khuyến học trình bày và trả lời cặn kẽ các câu hỏi…

           Tại vùng nông thôn sâu và xa xôi này, có lễ chưa bao giờ họ được nghe một buổi nói chuyện về ích lợi của việc học như thế. Vì thế, bà con rất vui vẻ, thích thú và cũng đặt nhiều câu hỏi thật hay, thực tế như: “Nhà tôi không có ruộng, không có tài sản gì đáng giá, thì làm sao gởi con về thành phố học Đại học được, trong lúc mỗi tháng phải tốn cả bạc triệu. Rồi học về không biết có việc làm không?”. Nhưng cũng có những câu hỏi rất xa lạ, chứng tỏ nhiều bà con nơi đây chưa hiểu gì về Đại học như: “Sao các bác Khuyến học huyện lại cho xã tôi có 12 sinh viên, mà lại cho trong thị trấn Thạnh An những hơn 400 sinh viên?”…

           Đến hơn 11 giờ trưa, nhiều người vẫn muốn buổi trao đổi kéo dài thêm… Bác Trác ra hiệu cho chú Phúc kết thúc buổi trao đổi.

         - Thưa bà con, sau hơn ba tiếng trao đổi để tìm hiểu: Làm sao thoát được cái nghèo cứ đeo bám mình hoài, mặc dù mình cũng rất cố gắng làm ăn, chân lấm tay bùn, “bán mặt cho đất , bán lưng cho trời”. Với sự đóng góp khá sôi nổi và phong phú của bà con, cùng sự giải đáp của anh em huyện Hội, tuy chưa hoàn toàn thoả đáng, song với những chứng cứ thật cụ thể ở trong và ngoài nước, và ngay trong huyện chúng ta, tôi tạm kết luận: “Sự học giúp ta thoát nghèo nhanh nhất, bền vững nhất và cũng danh dự nhất!”. Vậy, bà con có quyết tâm cho con cháu mình đi học không? Tất cả mọi người đều hô: Quyết tâm! quyết tâm!

          Xin hẹn bà con buổi họp mặt lần sau chúng tôi sẽ trình bày tiếp. Chú Phúc nói.

         Thường trực Hội Khuyến học huyện đã nhiều lần trao đổi bàn bạc với nhau: Các xã phía Nam Cái Sắn vừa nghèo, dân trí lại thấp nhất trong huyện. Các xã này có hơn 60.000 dân, mà số người theo học Đại học không được là bao, mỗi xã chỉ vài chục người. Hội thường  đặt câu hỏi làm cách nào “Khai Phá” vùng đất này trở nên  giầu có được. Làm sao nâng cao dân trí mấy xã còn quá thấp này?

          Những lúc thư thả, Phúc thường tâm sự với bác Trác: Đạo Công giáo rất chú tâm đến người nghèo, không những nghèo vật chất mà cả nghèo tinh thần nữa. Chính vì thế, trong Công Đồng Vaticanô II (1962-1965) đã nói rõ: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và của bất cứ ai đang đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo âu của các môn đệ Chúa Kitô”. Trong thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1998 đã nhắc nhở bà con giáo dân: “Sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào”.

         - Đúng thế, điều này đang được cả xã hội đồng thuận. Chính Đức Giám mục Giáo phận Long Xuyên mỗi khi gặp anh em Khuyến học mình,  Ngài vừa khích lệ vừa chỉ tay về phía Nam  sông Cái Sắn rồi căn dặn: “Anh em Khuyến học nên chú ý đến các xã phía Nam , các xã đó vừa nghèo vừa ít học, còn các xã phía Bắc họ đã ý thức cho con cái đi học rồi, mình đỡ phải thúc dục”; còn anh em bên Hoà Hảo thì hết lòng lo cho người đau yếu bệnh tật, từ chén cháo bát cơm đến phương tiện trợ giúp bà con nghèo đi bệnh viên, rồi những cỗ hòm từ thiện.  Bác Trác nói.

          Biết bao ý tưởng ùa đến trong bác Trác và chú Phúc, nhưng xem ra chưa có câu trả lời nào là hoàn hảo cả. Hai người lòng tự bảo lòng: Công việc trước mắt là làm nhiệm vụ của Hội Khuyến học, thời nghỉ hưu này là: Khuyến học, khuyến tài và khuyến đức với mấy xã này một cách tốt nhất. Hãy có gắng hết sức với xã hội để góp một phần nhỏ vào việc “Khai Phá” vùng đất hoang sơ nghèo và dân trí thấp này được phát triển hơn.

          Chính những ý tưởng nâng đỡ trên đã  khích lệ hai người bạn tâm giao và các cấp Hội cảm thấy phấn chấn, hăng hái đầy nhiệt tình trong công việc hơn. Họ chẳng ngại nắng mưa, sương gió và bao khó khăn vất vả trong bao năm trời để thực hiện một công việc mà người đời thường gọi là: “Ăn cơm nhà, thổi tù và hàng tổng”.

         Bác năm Trác và chú hai Phúc đều là những người về hưu. Bác Năm và ông thầy giáo Phúc là hai người bạn tâm giao từ mấy chục năm nay. Trong một bữa cơm tối toàn cá khô ở nhà bác Năm, tại một vùng quê. Hôm đó, trời mưa rả rích, hai người có dịp trao đổi với nhau thật nhiều về hiện tại, tương lai… Họ đã hứa hẹn với nhau, sau khi nghỉ hưu sẽ cùng làm một việc đúng với tâm nguyện của hai người là giúp ích một chút gì đó cho đời…

         Đúng như ước nguyện, sau ngày nghỉ hưu, hai người bạn vong niên đã có 3 năm làm công việc Khuyến học ở Thị trấn Thạnh An, và tính đến nay đã hơn 10 năm làm Khuyến học của huyện Vĩnh Thạnh. Họ sống với nhau như anh em ruột thịt.

        Người dân trong huyện Vĩnh Thạnh thấy hai người bạn vong niên thắm đẫm tình anh em, Họ gọi đó là “Cuộc tình Khuyến học”. Quả thật, họ đã đèo nhau đi trong nắng, trong mưa, từ xã này sang xã khác, từ huyện lên tỉnh… bình quân mỗi  ngày trung bình 30 km. Tính ra quãng đường họ đã qua lại trong hơn 10 năm dài hơn 2 vòng trái đất (40.000 km/1vòng trái đất).

        Huyện hội được các cấp chính quyền và Hội cấp trên luôn quan tâm chỉ đạo, các ban ngành hỗ trợ tích cực, bà con hảo tâm xa gần trợ giúp mạnh mẽ. Nhờ đó, huyện Hội đã cấp cả ngàn chiếc xe đạp, hàng chục ngàn học bổng cho học sinh nghèo; in hơn 600.000 tập 100 trang có lôgô: “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời” để thưởng và giúp học sinh giỏi và nghèo; tổ chức họp mặt và phát học bổng cho sinh viên vào ngày 27 Tết Âm lịch hàng năm liên tục từ 2004 đến nay, mỗi năm cả hơn trăm cháu. Mỗi lần họp mặt sinh viên đều có một chủ đề: Năm 2013 với chủ đề: “Tình thương và trách nhiệm”; năm 2014 chủ để: “Trung thực, khiêm tốn và giản dị”; năm 2015 chủ đề đã chọn là:  “Ngày ngay học tập, ngày mai giúp đời”. Và mỗi lần họp mặt đều có một tham luận của một linh mục nói về vấn đề “Khuyến đức”.

        Đặc biệt hơn cả là Hội đã giới thiệu được 22 cháu du học Nhật Bản, trong đó cháu Trí đã tốt nghiệp Cao học, cháu Nhung và Tươi đã tốt nghiệp Đại học, các cháu đều đã có việc làm tại Nhật ổn định. Đây là thời gian làm việc để lấy kinh nghiệm hầu mai sau trở về quê hương các cháu được vững vàng với nghề nghiệp. Còn lại 17 cháu đang học Đại học và chuẩn bị thi vào Đại học. Hiện giờ huyện Vĩnh Thạnh còn 13 cháu đang học tại trường Nhật Ngữ Đông du tại TP Hồ Chí Minh. Tháng 03 năm 2015 các cháu được đi Nhật. Thời gian học ở Việt Nam sớm nhất là 6 tháng, 12 tháng hay 18 tháng tuỳ vào kết quả học tập của các cháu. Các cháu ở Vĩnh Thạnh hầu hết sau 6 tháng học là được đi Nhật Bản. Chính vì thế mà nhiều người và nhiều nơi đã nói: “Hoa anh đào nở trên đất Vĩnh Thạnh”.

        Theo kết quả cuộc điều tra dân trí mới nhất do Hội Khuyến học huyện tổ chức đến tận từng người, từng hộ từ ngày 01 tháng 09 năm 2014 đến ngày 15 tháng 10 năm 2014 thì các xã phía Nam huyện Vĩnh Thạnh như: Vĩnh Trinh, Thạnh Lộc nay đã có số sinh viên đang theo học các trường Đại học và Cao đẳng tăng nhiều. Riêng xã Thạnh Lộc có khoảng hơn 185 sinh viên. Khoảng cách về dân trí tính theo số sinh viên nơi đây với các xã phía Bắc Cái Sắn như Thạnh An, Thạnh Thắng 10 năm trước là khoảng 30 lần thì nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng từ 2 đến 5 lần.

        Con đường từ trung tâm huyện Vĩnh Thạnh đến các xã Thạnh Lộc, Vĩnh Bình, Thạnh Thắng, Thạnh An… nay đã đi lại  bằng xe bốn bánh thuận tiện cho việc đi lại trong cả hai mùa mưa nắng, các cháu đi học đã đỡ vất vả hơn trước rất nhiêu. Những cánh đồng mẫu lớn rộng từ 300 Ha đến 500 Ha đang được hình thành trong huyện Vĩnh Thạnh ở ấp Đ 2, ấp Thầy Ký… Ngoài cây lúa vùng đất Vĩnh Thạnh còn phát triển các ngành nghề như: nắm rơm, nấm bào ngư và đặc biệt là nấm linh chi đã vận hành sản xuất từ A đến Z có đầu ra ổn định. Nhờ thế mà đời sống người dân ngày một nâng lên.

         Để thực hiện đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn từ 2012 đến 2020 theo quyết định 89/QĐ-TTg ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ hầu góp phần xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Thạnh đã thành lập được 11 trung tâm học tập cộng đồng, 2 TT của 2 thị trấn và 9 TT ở 9 xã. Từ các trung tâm này, người dân có thể học được những gì họ cần học. Trung Tâm Học Tập Cộng Đồng của giáo xứ Thạnh An thuộc thị trấn Thạnh An do Lm Bùi Duy Tân điều động là TT hoạt động có qui mô lớn nhất hiệu quả nhất trong huyện Vĩnh Thạnh. Mỗi dịp hè có cả 400 đến 500 học sinh không phân biệt lương giáo đến đây để được bồi dưỡng hoặc học về các môn học như: Anh văn, Toán, Văn, nhạc, đàn, tin học, nhân bản, đạo đức, dự bị hôn nhân…Mỗi mùa dự thi Đại học và Cao đẳng,TT đã tổ chức đưa đón tìm nơi ăn ở cho cả gần 500 em một cách chu đáo tạo được sự yên tâm và niềm tin nơi phụ huynh học sinh trong nhiều năm qua. Ngoài ra TT còn có một thư viên với hơn 5000 đầu sách luôn rộng mở để đón chờ những ai yêu tìm học qua sách vở. Điểm đặc biệt TT còn có một lưu xá dành riêng cho các em nữ sinh cấp 3 có thể đón nhận được 98 em từ các nơi hẻo lánh xa xôi cách đó hơn 20 km. Lưu xa được tổ chức rất khoa học và chu đáo có phòng ngủ, phòng học, phòng ăn riêng biệt, có sân chơi rộng rãi thoáng mát, có vườn rau ao cá…

         Nhiều đòan khách từ khắp nơi về thăm TT đều tấm tắc khen hay và tâm phục khẩu phục nết văn hoá vượt trội độc đáo của nơi này.

         Những điều nêu trên quả là niềm vui lớn lao với người dân huyện Vĩnh Thạnh nói chung và với những người làm công việc khuyến học nói riêng. Tuy nhiên người dân trong huyện vẫn mong ước trong việc đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện như hiện nay, nền giáo dục Việt Nam phải sớm đạt được những giá trị thực sự căn bản và toàn diện là: Nhân bản, Khoa học, Dân tộc và Khai phóng. Mà trên hết là các thầy cô phải giáo dục cho các thế hệ hôm nay biết sống và tôn trọng sự thật. vì chính ánh sáng của sự thật sẽ giải phóng chúng ta khỏi sự nô lệ của bóng tối gian dối. Muốn được như thế thì thế hệ cha anh phải là tấm gương sáng trong việc sống và tôn trọng sự thật. Ngoài ra, sự học phải hướng về phục vụ đất nước phục vụ con người như cha ông ta đã dạy: “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”. Câu châm ngôn đó đã được Hội Khuyến học Vĩnh Thạnh cho in trên hơn 600,000 cuốn tập 100 trang như đã nêu trên để phát và thưởng cho học sinh và sinh viên vào mùa khai giảng và ngày lễ bế giảng năm học hàng năm từ hơn 10 năm nay.

          Có như thế, Việt Nam mới vững bước đi lên theo kịp đà tiến của các nước trong vùng như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản… và các nước khác trên thế giới.

                                                                                  Vĩnh Thạnh ngày 12 tháng 12 năm 2014

                                                                              PCT. Hội Khuyến Học. Ông Đặng Phúc Minh

 

HỒN QUÊ

 

                Tình cờ tôi nghe được những giai điệu thật vui tươi do một tốp ca thể hiện trong bài hát: “Tết Quê Em” của nhạc sĩ Từ Huy trên chuyến xe đò từ Cần Thơ về Rạch Giá. Bài hát đã làm cho bầu khí trên xe trở nên nhộn nhịp, ồn ào:

              “Tết tết tết tết đến rồi!

                Tết tết tết tết đến rồi!

                Tết tết tết tết đến rồi!

                Tết đến trong tim mọi người!..”

                Nhưng Tết là gì? Mà kiều bào ở hải ngoại, hàng năm có hàng trăm ngàn người đã vượt cả nửa vòng trái đất (20.000km) chẳng quản tốn phí; hàng triệu người trong nước từ học sinh, sinh viên, đến công nhân viên chức ở các thành phó lớn, có khi đã phải đi bộ hàng trăm km; đi xe hai bánh cả ngàn cây số; đặt vé xe đò, xe lửa, vé máy bay cả mấy tháng trước để có một chỗ “về quê ăn tết”.

                Quả thật, Tết từ bao đời đã là ngày hội lớn truyền thống, thiêng liêng, huyền diệu bất tử đã ở trong tim, trong máu, trong xương thịt của mỗi người Việt Nam. Và đặc biệt là với những người tha hương.

                Ta cùng tìm hiểu một đôi nét về Tết.

                Nguồn gốc Tết

               Còn được gọi đầy đủ hơn là Tết cả, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết truyền thống, Tết nguyên đán. Còn chữ Tết chính là chữ tiết “Thời tiết”; chữ “nguyên” là khởi đầu; chữ “đán” là buổi ban mai. Vậy, Tết nguyên đán là tiết trời bắt đầu buổi ban mai ngày đầu tiên mùa xuân của năm mới, theo sự vận hành của trời đất, có bốn mùa trong một năm: Xuân -Hạ -Thu -Đông.

               Tết đã có từ đời Tam Hoàng, Ngũ Đế bên Trung Quốc cách nay cả gần 5000 năm. Còn ở Việt Nam Tết đã có từ đời Lý, Trần, Lê cách nay cả 10 thế kỷ.

               Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm, không chỉ riêng đối với người Việt, mà nó còn là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của nhiều nước Châu Á như: Trung Quốc, Mông Cổ, Singapore, Bán đảo Triều Tiên... Tết nguyên đán, đánh dấu kết thúc một mùa đông lạnh lẽo, và khởi đầu cho một mùa xuân, với những chồi non đâm tược cùng muôn sắc hoa rộ nở, đặc biệt ở Việt Nam là hoa đào miền Bắc, hoa mai miền Nam mang lại bao hy vọng an lành, tốt đẹp, may mắm và được mùa trong năm mới. Đó chính là mong ước của người dân, những nước thường coi nông nghiệp là nghề chính. Trong khi đó, Tết nguyên đán không được các nước phương Tây quan tâm. Các nước phương Tây họ tổ chức mừng Tết Dương lịch thật long trọng hoành tráng. Ngược lại, người Châu Á, cũng như Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến Tết Dương lịch. Dù ngày nay đã hội nhập sâu, nhưng Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây.

               Giao thừa, giây phút thiêng liêng

               Thời khắc linh thiêng của Tết nguyên dán diễn ra trong giữa đêm ba mươi, đêm mà trời đất giao hoà, kết duyên để tiễn đưa năm cũ, và tiếp nhận năm mới. Đó chính là giây phút Giao thừa thiêng liêng huyền diệu của ngày Tết. Giây phút mà thi sĩ Hàn Mạc Tử đã thốt lên: “Giây phút thiêng liêng đã khởi đầu”. Nhiều gia đình Việt Nam  thường chờ đón giây phút thiêng liêng Giao thừa để chào đón giây phút giao thừa thiêng liêng và đón cào năm mới.

               Tết, lễ hội truyền thống thiêng liêng của dân tộc

               Tết là một lễ hội truyền thống của dân tộc, đầy tính nhân văn cao đẹp. Đây là dịp để mọi người nhớ đến Trời đất, cảm tạ đất Trời đã ban cho một năm 365 ngày bình an, may lành, và để cầu Trời đất, ban cho một năm mới mưa thuận gió hoà, được mùa, mọi người mạnh khoẻ, gia đình hạnh phúc.

               Tết còn là một dịp tốt, thuận lợi để ta tỏ lòng tôn kính thăm viếng, báo hiếu tổ tiên ông bà, cha mẹ nội ngoại, bà con chú bác cậu dì, thầy cô và thân hữu : “Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy”.

               Mồng một Tết, nơi mỗi giáo xứ dâng lễ cầu bình an cho năm mới. Trong Thánh lễ đầu năm, nơi các nhà thờ, thường có lệ hái lộc xuân…; mồng hai Tết Giáo hội dâng lễ kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ, thường được tổ chức dâng lễ nơi nghĩa trang của giáo xứ; mồng ba Tết Giáo hội dâng lễ thánh hoá công ăn việc làm, còn gọi là lễ cầu mùa nơi vùng nông thôn.  

              Về quê ăn tết

              Về quê ăn Tết là một cụm từ không biết đã có từ bao giờ, nhưng hiện nay nó đã trở thành một câu nói cửa miệng, của mọi người mỗi dịp xuân về, Tết đến.

              Về quê ăn tết là để tận hưởng, để cảm nhận đầy đủ nhất, thắm thiết nhất, đầm ấm nhất cái hương vị ngọt ngào trìu mến thân thương, trữ tình đầy tính nhân văn của quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của tổ tiên, ông cha ta từ bao đời nay, cả về tinh thần, cũng như hương vị lương thực đặc trưng của ngày Tết, dù đó chỉ là:

             “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

              Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

                                                     (Câu đối Tết).

 

              Về quê ăn tết là để sống lại những phút giây ngọt ngào thơ mộng thần tiên thân thương của tuổi thơ nơi xóm làng, bên gia đình, với bạn bè trang lưa…

             “Ai bảo chăn trâu là khổ

             Chăn trâu sướng lắm chứ

             ngồi mình trâu phất ngọn cờ lau

              và miệng hát nghêu ngao

             Vui thú không quên học đâu

             Nằm đồi non gió mát

             Cất tiếng theo tiếng lúa đang reo

             Em đánh vần thật mau

            Chiềuvương tiếng diều

            Trên bờ đê vắng (ư ư ư) xa.

            Đường về xóm nhà

           Chữ i, chứ (ư ư ư)tờ

           Lùa trâu nhốt chuồng

           Gánh nước nữa là(a à a) xong

           Khoai lùi bếp nóng

           Ngon hơn là(a à a)vần

          Em mới lên năm , lên mươì

          Nhưng em không yếu đuối

          Thầy mẹ yêu cũng vì trẻ thơ

          Làm việc rất say sưa

          Em biết yêu thương đời trai

          Đời hùng anh chiến sĩ

         Ước mong sao em nhớn lên mau

          Vươn sức mạnh cần lao

 

           Kìa trăng sáng ngời

           Đêm rằm Trung, Trung (ứ ư ư)Thu

           Đời vui trống ròn

           Tiếng ca lẫy (ý y y) lừng

           Từ ngõ ngách làng

            Đèn đuốc rước triền miên

            Bao người đóng góp

            Vui chung một (u ứ ư) miền

           Trâu hỡi trâu ơi đi cầy

           Trâu ơi đi cấy nhé

           Đồng ruộng kia, với đồi cỏ kia

            Là của những dân quê

            Em bé dân quê Việt Nam

            Là mầm non tươi thắm

            Sức mai sau xây đắp quê hương

            Cho nước giầu mạnh hơn

 

            Vàng lên cánh đồng

             Khi trời vươn ánh (ừ ư ư) dương

             Trẻ thơ nhớn dậy

             Giữ quê, giữ (ứ ư ư) vườn

             Đời vui thái bình, cây lúa sớm trổ bông

             Cỏ ngàn thơm phức, trâu ăn đầy (y ý y) đồng”

                                     .(Em bé quê của Pham Duy)

            Về quê ăn tết, là để chia vui sẻ ngót với gia đình sau 365 ngày xa cách, để sống lại những phút giây đoàn tụ gia đình. Điều nay được diễn tả đầy cảm xúc, trữ tình ngập tràn hình ảnh thân thương qua bài thơ: Tết đoàn tụ của nhà thơ Cao Gia An:

          “Con đi cả năm Tết mới về một bận

           Náo nức giữa lòng giây phút đoàn viên

           Nhà mình nghèo bao sóng gió ngả nghiêng

           Tụi con lớn lên anh em mỗi người một ngả

           Có những buổi nơi quê người xứ lạ

           Con nhớ cháy lòng mùi rơm rạ tinh nguyên

           Nhớ khói lam chiều bên sườn núi nghiêng nghiêng

            Nhớ cánh đồng xa nhập nhoà bóng Mẹ…

             ……………………………………………….

             Vẫn có gia đình là tổ ấm đời con

             (Trích trong bài thơ Tết đoàn viên của Cao Gia An).

              Có lẽ, những điều nêu trên chỉ mới nói lên được một phần trăm, phần ngàn những điều đáng nói trong ngày Tết truyền thống của dân tộc. Nhưng nó đã nói lên được phần nào những giá trị tinh thần, hồn thiêng của quê hương, hồn thiêng của miền quê, nơi có những “Bà mẹ quê”, những ông bố một nắng hai sương, lưng còng gối mỏi mòn mỏi đợi con về đoàn viên trong ba ngày Tết thiêng liêng. Đó là những tinh tuý vô giá của quê hương làm sao ta không nhớ không thương! đúng như nhà thơ Đỗ Trung Quân đã mô tả: “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như chỉ một Mẹ thôi/ Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”

               Tôi nghĩ, Tết chính là cái hồn, cái bất tử của quê hương của dân tộc của đất nứơc mãi mãi ở trong tim mỗi người dân Việt chúng ta từ bao đời nay.

              “Tết tết tết tết đến rôi!

                Tết đến trong tim mọi người…” .,.

                                                                                                                                                                                                                                         PCT. Hội Khuyến Học Ông. Đặng Phúc Minh

 

KHUYẾN TÀI

           Nhiều năm qua Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh luôn tìm cách giới thiệu với học sinh trong các trường trung học và cha mẹ các em trong các hội Khuyến học cơ sở về chương trình du học Nhật Bản và giúp đỡ vật chất, tinh thần để các em tự tin vượt khó. Rất tiếc chỉ mới có trường Trung học phổ thông Thạnh An đưa được 22 học sinh sang Nhật, một số vừa tốt nghiệp Đại học, một số học từ năm thứ nhất đến thứ tư, cũng có em chờ thi vào Đại học khóa tới và 13 em chuẩn đi vào đợt tháng 4 năm 2015.

           Thầy Nguyễn Đức Hòe, Hiệu trưởng trường Nhật ngữ Đông du, thành phố Hồ Chí Minh có mối quan hệ rất tốt với người Nhật, đã giúp đỡ nhiều học sinh có chí hướng, có hoài bão, có nguyện vọng đem tài năng góp phần xây dựng quê hương đất nước. Thầy chọn lựa, đào tạo và hướng dẫn những học sinh xuất sắc vào học Đại học, Cao đẳng tại Nhật, từ năm 1991 đến nay con số lên đến 1.659, mà ở đồng bằng Sông Cửu Long, trừ Cần Thơ, mỗi tỉnh chỉ mới một vài em. Hầu hết các em đi trước năm 2007 đều tốt nghiệp, về nước có việc làm ổn định, giữ những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp Việt Nam hay Nhật bản.

           Điều kiện đầu tiên là học sinh Trung học phổ thông học giỏi, biết vượt khó, không phân biệt giàu nghèo, điểm thi Đại học trên 16 và qua được kì thi tuyển do trường Nhật ngữ Đông Du tổ chức vào tháng 7 hàng năm trong cả nước.

           Sau khi được chọn, học sinh nhập học ngay đầu tháng 8 và phải ở nội trú. Đây là giai đoạn thử thách, nếu học sinh nào không thích nghi nổithì về học Đại học, đã thi, vẫn kịp.

           Chương trình học tiếng Nhật tại Trung tâm Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh tối thiểu sáu tháng, có phần ôn tập kiến thức cơ bản các môn Toán, Lí, Hóa …. Và cũng học phong cách, tập quán của người Nhật để dễ thích nghi.

           Trường thường xuyên khảo sát trình độ, nếu kết quả tốt và được cấp thẩm quyền Nhật chấp thuận, các em được đưa sang Nhật đợt tháng tư hàng năm. Mỗi năm đợt này được đi khoảng một trăm em, em nào chưa đi thì học tiếp và chờ đợt tháng 9 cùng năm.

           Chi phí học tập ăn ở, sinh hoạt trong sáu tháng ở Việt Nam khoảng 37 triệu, giá của năm 2014, gia đình học sinh lo. Có một số - không nhiều - gia đình gặp khó khăn được trường miễn học phí hoặc cấp học bổng.

           Trường Nhật ngữ Đông du lo giúp về hồ sơ thủ tục du học. Cho đến đợt tháng 9 năm 2013 gia đình học sinh không phải thế chấp tài sản.

           Học sinh được nhà trường gợi ý, giúp chọn ngành học, cấp học tùy theo năng lực – học  hệ chính quy, công lập, chứ không phải hệ vừa học vừa làm, như có người lầm tưởng  – và công việc làm ngoài giờ đủ hoặc có dư so với chi phí cho một sinh viên sống tự lập.  Có khó khăn nhà trường và các bạn đi trước hướng dẫn.

          Vĩnh Thạnh có một gia đình rất khó khăn, con gái vừa  tốt nghiệp kĩ sư xây dựng, về thăm quê tham gia công tác khuyến học, là nguồn động viên lớn với địa phương này.

           Học sinh Đông Du luôn khắc ghi ba lời nguyện:

           Thứ nhất: Cố gắng học tập, trau dồi tài đức để mai sau phục vụ Quê hương, Tổ quốc.

           Thứ hai: Sống hết mình, trung thực, ngay thẳng, khiêm tốn, nhân ái, đặt quyền lợi đất nước lên trên hết.

           Thứ ba: Đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau.

           Để tiếp nối phong trào Đông du, Duy Tân đầu thế kỉ trước, người làm khuyến học chúng tôi mong sao có nhiều con người như thế để đất nước, dân tộc  này có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

                                                                                                                                                                                                                                                                                Tống Văn Định

 

 

DƯ ÂM

Họp mặt và tặng học bổng cho sinh viên huyện Vĩnh Thạnh

Thứ hai, 16/02/2015 09 giờ 19 GMT+0

       (CT)- Ngày 15-2-2015 (27 Tết), Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh tổ chức họp mặt truyền thống sinh viên lần XI, chủ đề “Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời”, đồng thời, tổng kết hoạt động khuyến học năm 2014. Đây là hoạt động truyền thống được Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh tổ chức vào ngày 27 Tết hằng năm, nhằm khuyến khích tinh thần học tập của học sinh, sinh viên và thúc đẩy phong trào khuyến học của địa phương.

Ông Trần Văn Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vĩnh Thạnh trao học bổng cho sinh viên.

       Tham dự buổi họp mặt có 180 sinh viên của huyện Vĩnh Thạnh đang học tại các trường đại học, cao đẳng trong nước. Trong đó, có 20 học sinh đang học tại Trường Nhật Ngữ Đông Du, chuẩn bị sang Nhật du học theo chương trình “Đông Du”. Hội Khuyến học đã phát thưởng cho 23 sinh viên giỏi (500.000 đồng/ sinh viên); tặng học bổng cho 110 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở 11 xã, thị trấn (55 suất 1 triệu đồng, 55 suất 500.000 đồng); tặng quà cho học sinh chương trình Đông Du… Dịp này, Hội Khuyến học TP Cần Thơ đã trao cờ thi đua cho Hội Khuyến học xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến học.

Các sinh viên nhận học bổng tại buổi họp mặt.

      Năm 2014, với sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các mạnh thường quân, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Thạnh đã có nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ học bổng, tập sách, quần áo, xe đạp cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; khen thưởng học sinh giỏi; tiếp sức mùa thi… với tổng giá trị trên 2,5 tỉ đồng. Ngoài ra, Hội còn tham gia nhiều hoạt động góp phần xây dựng xã hội học tập như: xây dựng gia đình hiếu học, cộng đồng khuyến học, hỗ trợ Trung tâm học tập cộng đồng các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường…

Lệ Thu (PV báo Cần Thơ)

 

 

 

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

 

  

 

  

 

Tác giả bài viết: HKH Huyện Vĩnh Thạnh