KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NĂM 2014

  BÁO CÁO

TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC NĂM 2013

- PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2014

 
 

I.   CÔNG TÁC THAM MƯU TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG:

1. Được Huyện uỷ, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, các Ban ngành đoàn thể huyện và 11 xã, thị trấn trong huyện quan tâm giúp đỡ Trung tâm học tập cộng đồng và hội Khuyến học hoạt động tốt.

Huyện hội thực hiện được kế hoạch đề ra như:

-  Tham mưu huyện ủy phát hành công văn số 363-CV/ HU ngày 01-8-2012 v/v Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X, Công văn số 558-CV/TU ngày 25 tháng 5 năm 2012, của thành Ủy Cần Thơ huy động 80% đảng viên tham gia hội viên khuyến học và xây dựng gia đình hiếu học.

 - Củng cố tổ chức Hội, phát triển thêm hội viên nâng dần tỉ lệ lên theo kế hoạch của hội Khuyến học thành phố

- Xây dựng gia đình hiếu học, họ tộc hiếu học, gia đình cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

-  Khuyến học cùng ngành Giáo dục vận động gia đình khó khăn cho học sinh bỏ học trở lại lớp

- Họp mặt truyền thống sinh viên Vĩnh Thạnh (vào ngày 27 tết Âm lịch) và ở các xã có điêì kiện.

- Phát tiếp 231 xe đạp  cho học sinh nghèo nhà xa trường trong kế hoạch 1000 xe của hội Khuyến học huyện

- Thưởng học sinh giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia

- Giới thiệu chương trình du học Nhật với học sinh tốt nghiệp phổ thông, các giáo xứ, chính quyền và lãnh đạo các trường Trung học phổ thông trong thành phố Cần Thơ

          2. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong huyện, tuyên truyền vận động cho Khuyến Học, từ hội Người Cao Tuổi, Phụ Nữ, Nông Dân, Cựu Chiến Binh đến người dân trong từng xóm ấp.

          3. Vận động các đơn vị kinh doanh, mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền và quà chuẩn bị khai giảng năm học mới 2013-2014.

          4. 10 Hội Khuyến học cơ sở  tuyên dương gia đình hiếu học  trước khi  huyện hội tổ chức Đại hội gia đình hiếu học lần thứ 3 - năm 2013.

          II. CÔNG TÁC TỔ CHỨC, PHÁT TRIỂN HỘI:

1. Tổ chức hội:

Tổng số tổ chức Hội khuyến học:  214

1.1 Tổ chức hội khối dân cư:

Hội cơ sở: 11 đạt 100%

     Chi hội Ấp: 56  đạt 100%.

Chi hội trường học:   57       đạt tỉ lệ  100% 

Gồm:   THPT: 02,   THCS:  09,  Tiểu học:  25,  Mầm non Mẫu giáo:  21

Chi hội sinh viên: 03

Chi hội, Tổ hội  Cha mẹ học sinh: 54

1.2 Tổ chức Hội trong khối CQ, DN:  12

1.3. Chi hội họ tộc:  04

1.4. Chi hội đồng hương:  05

1.5. Chi hội nhà chùa:  02

1.6. Chi hội Khuyến học trong nhà thờ, họ đạo: 10

2. Tổng số hội viên: 14.389 

(mới phát triển:   3.321),  đạt  (14.389/ 115.300)  12,47% dân số

Gồm:

a. Tổng số hội viên chính thức:  14.150 Đảng viên: 940;  

b. Tổng số hội viên liên kết, danh dự:  239

c. Cụ thể:

2.1. Hội viên khối dân cư:  9.069 (số phát triển mới:  735; Đảng viên: 15)    

        2.2. Hội viên khối trường học:   4.370

(CBGV:   1.371; sinh viên:  65;  cựu học sinh:   250; CMHS:  2.684)

       2.3  Hội viên khối cơ quan: 356

       2.4. Hội viên thuộc các họ tộc:  155

       2.5. Hội viên thuộc hội đồng hương:   134

       2.6. Hội viên thuộc nhà chùa:    51      

       2.7. Hội viên thuộc họ đạo, nhà thờ:   254

          III. HOẠT ĐỘNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP:

1.   Gia đình hiếu học:

- Gia đình hiếu học tiên tiến năm 2013: 3.906. Đạt tỉ lệ 14,6% (Tổng số: 26.744 hộ)

- Gia đình hiếu học xuất sắc: 2877

               - Khen thưởng 01 gia đình Thạc sĩ, 01 khu dân cư cử nhân ngày 2-10-2013; 01 họ tộc khuyến học (Lê Huỳnh) được cử dự Đại hội cấp quốc gia ngày 08-10-2013 tại Hà Nội.

              Có 10 xã,thị trấn đã tuyên dương Gia đình hiếu học, cử Đại biểu đình hiếu học xuất về về dự đại hội cấp huyện tháng 3-2013.

         2. Gia đình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ:

         Khen thưởng 01 gia đình Thạc sĩ, 01 khu dân cư cử nhân ngày 2-10-2013; 01 họ tộc khuyến học (Lê Huỳnh) được cử dự Đại hội cấp quốc gia ngày 08-10-2013 tại Hà Nội.

          Khen thưởng 01 gia đình Thạc sĩ, 01 khu dân cư cử nhân ngày 2-10-2013; 01 họ tộc khuyến học (Lê Huỳnh) được cử dự Đại hội cấp quốc gia ngày 08-10-2013 tại Hà Nội.

         3. Đại hội Khuyến học cơ sở:

        10 đơn vị tổ chức Đại hôi khuyến học cơ sở. 1 Chủ tịch chuyên trách, có chế độ 1.0

         4. Trung tâm học tập cộng đồng:

a.Hoạt động hỗ trợ giáo dục trong và ngoài nhà trường:

- Tuyên truyền “Tuần lễ toàn cầu hành động cho mọi người năm 2013” ở TTHTCĐ xã, thị trấn, các trường Mẫu giáo, Tiểu học, THCS: 46 cuộc với 8.320 lượt người dự.

- Số lớp phổ cập:  10

- Số lớp ngoại ngữ: 01

- Số lớp tin học:  04

b. Tổ chức dạy và học nghề: lái xe, thợ nề, may mặc:  8 lớp,  275 học viên.

c.Về chuyển giao khoa học kỹ thuật:   86 lớp;  3.200 lượt người dự.

d.Tổ chức tuyên truyền học tập trong dân: Số buổi 03 số người dự 185. Hình thức tuyên truyền: tổ chức lớp tập huấn khuyến học và kết hợp với hội Người cao tuổi, Hội Liên hiệp phụ nữ mở lớp. Phổ biến chương trình Đông Du đến 205 Linh Mục hạt Long Xuyên. Nói chuyện với lãnh đạo chính quyền và trường THPT trong TP Cần Thơ về Đông du.

e.Đánh giá chung về hoạt động này: TTHTCĐ do lãnh đạo địa phương, xã quản lí, phòng giáo dục cử giáo viên phụ trách, Hội Khuyến học tiếp tay, mới bắt đầu hoạt động, kết quả chưa cao.

5.     Đánh giá chất lượng hoạt độngcủa tổ chức hội và hội viên:

1/ Tổ chức hội (đánh giá từ chi hội trở lên)

         a.  Số tổ chức hoạt động tốt:  02 đạt 18,2%; khá:  07 đạt 63,7%;  trung bình: 02 đạt 18,2%.

b.   Xếp loại cụ thể hoạt động khuyến học của hội Khuyến học xã, thị trấn:

        -    Tốt:  2  (cụ thể: xã Vĩnh Trinh, xã Thạnh Tiến)

-    Khá:  07 ( cụ thể: Xã Thạnh Thắng, xã Vĩnh Bình, xã Thạnh An, xã Thạnh Mỹ, xã Thạnh Lộc, TT Thạnh An, TT Vĩnh Thạnh)

-    Trung bình:  02 (xã Thạnh Quới, xã Thạnh Lợi).

2/ Hội viên có ý thức và tinh thần hoạt động KH-KT tốt:  70%

IV. QUĨ HỖ TRỢ HỌC SINH:

A. Tổng thu:   2.520.350.000 đồng.

1. Số quỹ khuyến học huyện thu được 795.050.000 đồng, trong đó:         

          a.  Tồn quỹ:  190.000.000 đồng

           b. Nguồn tiền do thành hội cấp:  97.200.000 đồng (gồm tiền mặt: 72.000.000 đồng, 4.200 tập, 25.200.000 đ   )

       2. Số quỹ khuyến học xã, thị trấn thu:  1.725.300.000 đồng (gồm tồn quỹ: 240.000.0000 đồng, thu mới 1.485.300.000 đồng)

B. Tổng chi:  2.378.350.000 đồng

Cụ thể:

- Học bổng:   Số suất:  556  Số tiền:   554.000.000 đồng

                        (Trong đó, Thành hội cấp:   97.200.000 đồng)

- 47.890 tập học sinh (Thành hội cấp 4.200) x 6.000 = 287.340.000 đồng cấp cho 3.250 học sinh

- 312 bộ (2.500 quyển) Sách giáo khoa, 48.000.000 đồng

- 232 xe đạp: 232.000.000 đồng

        - Trợ cấp:  số suất:    158;  số tiền:  97.600.000 đồng  

- Quà tặng ( quần áo, cặp, viết, sữa, bảo hiểm y tế …):     Số suất:   5.425;      số tiền:   477.200.000 đồng

Thưởng 8101 suất 550.710.000 đồng

     - Xây dựng cơ sở vật chất:  02 phòng công vụ; 100.000.000 đồng.

     - Chi hỗ trợ khác (Văn nghệ, thể thao, sữa chữa thiết bị dạy học..): 31.500.000 đồng

             Cộng:  18.034 suất,  2.378.350.000 đồng

            Tồn quỹ:  142.000.000 đồng

V. ĐÁNH GIÁ:

1.  Ưu điểm:

          -  Hội Khuyến học ra sức tuyên truyền chủ trương: khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến nhân dân, cán bộ trong huyện, làm cho cán bộ đảng viên và nhân dân quan tâm, hưởng ứng  chú ý hơn hoạt động này, nâng số hội viên, gia đình hiếu học lên, huy động nhiều thành phần xã hội tham gia xây dựng xã hội học tập.

          -  Hầu hết lãnh đạo xã, thị trấn và cán bộ khuyến học nhiệt tình, mong muốn địa phương mình sớm phát triển, thịnh vượng  nhờ trình độ dân trí cao.

                         2. Tồn tại:

             -  Một số cán bộ khuyến học cơ sở mới tham gia công tác còn nhiều bỡ ngỡ. các ấp chỉ có cán bộ kiêm nhiệm, việc tuyên truyền vận động chưa mạnh như các đoàn thể khác

             -  Có nơi lãnh đạo xã, thị trấn  chỉ đạo chưa sát hoạt động khuyến học, dành ưu tiên cho các công tác khác trước mắt nhiều hơn là lo cho tương lai xa: “Trăm năm trồng người”. Kết quả chưa đồng đều giữa các đơn vị cơ sở.

          VI. Kiến nghị:

          -  Lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện hướng dẫn thêm việc thực hiện Chỉ thị 14-CT/TU ngày 07 tháng 6 năm 2007, Công văn số 558-CV/TU ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thành ủy Cần Thơ, Công văn số 363 của huyện ủy Vĩnh Thạnh để số lượng gia đình văn hoá và gia đình hiếu học không còn  cách biệt quá xa.

          -  Lãnh đạo các xã thống nhất chế độ và phương tiện cho chủ tịch hội Khuyến học cơ sở  làm việc tốt hơn.

          

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2014

 

I.THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ HỘI KHUYẾN HỌC VN.

1/  Chăm lo cho học sinh, sinh viên nghèo, thưởng học sinh, sinh viên ưu tú:

-  Hội Khuyến học các cấp tiếp tục hỗ trợ 3.000 học sinh và 200 sinh viên khó khăn trong huyện. Cụ thể Hội cấp đủ tập vở, cấp học bổng cho những học sinh quá khó khăn. Động viên gia đình cố gắng cho các em học tới nơi tới chốn.

- Theo dõi từng bước đi của học sinh, sinh viên; giới thiệu học sinh thủ khoa kì thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Đại học nhận giải thưởng Tiền trạng nguyên.

-  Thưởng cho các học sinh giỏi các cấp từ Mẫu giáo trở lên và sinh viên khá, giỏi, kịp tuyên dương những học sinh, sinh viên xuất sắc. Hội tiếp tục hỗ trợ sinh viên ĐH Cần Thơ, An Giang, TP HCM, Sinh viên du học Nhật.

-  Duy trì họp mặt sinh viên vào 27 tết, ngày truyền thống họp mặt sinh viên của huyện.

-   Giúp sinh viên vay tiền Ngân hàng chính sách.

2/ Kết hợp với ngành Giáo dục:

-      Tuyên dương, khen thưởng học giỏi cấp thành phố, cấp quốc gia, sau kì thi học sinh giỏi hàng năm                                                           

-      Thưởng thầy cô giáo dạy giỏi hoặc có thành tích xuất sặc trong năm học.

      -       Tạo quan hệ thân hữu hơn nữa với nhà trường, với thầy cô.

      -        Cùng tiếp tay với nhà trường ngăn chặn việc bỏ học của học sinh.

      -       Chú tâm đến đạo đức và chất lượng học tập của học sinh.

3/Công tác tham mưu tư vấn:

-       Lắng nghe ý kiến xây dựng của các nhà giáo dục, của người dân tâm huyết với giáo dục, của các tầng lớp xã hội,  để góp ý với Chính quyền và ngành Giáo dục.

-       Hội Khuyến học Vĩnh Thạnh luôn tuyên truyền khuyến đức, cùng lúc với khuyến tài.

 

II. THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ THÀNH HỘI CHỈ ĐẠO.

1/ Tổ chức Hội: củng cố, xây dựng và phát triển tổ chức hội.

a.  Củng cố:

-  Những chi hội đã được thành lập mà chưa hoạt động đều và sâu, cần được củng cố lại, có giám sát, tác động, có thông tin hai chiều.

-  Tổ chức ra mắt các chi  hội ấp, trường học mới chia tách.

b.  Xây dựng và phát triển:

-  Phát triển hội viên Khuyến học ở các xã từ lâu thiếu cán bộ.

-  Thành lập chi hội khuyến học các xứ đạo các xã Thạnh Thắng, Thạnh An, chi hội khuyến học ấp ở các xã mới bổ nhiệm cán bộ khuyến học, Ban Trị sự giáo hội PGHH.

-  Kết nạp hội viên, nâng tỉ lệ lên trên  tỉ lệ chung của thành phố Cần Thơ

-  Vận động  60% hội viên đóng hội phí.

2/ Xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, khu dân cư khuyến học, Gia đình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ:

-  Tuyên truyền đăng kí gia đình hiếu học các cấp và dòng họ hiếu học 3 thế hệ.

-  Tổ chức công nhận gia đình hiếu học ở các hội cơ sở, một Hội cơ sở có ít nhất một dòng họ khuyến học.

-  Tuyên dương gia đình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ

3./  Xây dựng ấp (làng) khuyến học:

                Lấy  TT Thạnh An, xã Thạnh An làm điển hình phát triển thêm ở các ấp, xã khác.

                4/ Vận động quỹ

-    Linh hoạt trong vận động quỹ, đạt vượt chỉ tiêu kế hoạch thành hội đề ra.

-   Tích cực vận động vào dịp 19/5 ngày đã được thành phố và cả nước công nhận.

-     Có kế hoạch thu hội phí đủ để tạo nguồn quỹ ở tất cả xã, thị trấn.

5/ Tuyên truyền vận động, tập huấn

           - Triển khai, vận dụng Công văn 558-CV/TU về việc Tiếp tục thực hiên Chỉ thị 11CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X)

  -  Tất cả các đơn vị cơ sở đăng kí, đọc báo Dân Trí & Khuyến Học

                 -  Cán bộ Khuyến học cần có đủ thông tin, kiến thức mới tuyên truyền kết quả.

                 -  Tiếp tục tuyên truyền vận động, nhân dân, cán bộ ủng hộ khuyến học.

                -  Tranh thủ, kết hợp với các đoàn thể trong huyện để vận động cho hiệu quả.

                -  Mở lớp tập huấn cho các xã.

               -  Giới thiệu chương trình sinh viên du học Nhật của trường Nhật ngữ,  huyện Vĩnh Thạnh có 15 sinh viên đang học ở Nhật,10 đang học Nhật ngữ sẽ đi vào tháng 04 năm 2014.

III.  XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP.

               Đẩy mạnh hoạt động của TTHTCĐ, huy động nhiều thành phần xã hội tham gia học tập tiến tới nhà nhà, người người người cùng học, chuẩn bị nhân sự tham gia xây dựng nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh