NỖI LO CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

Đăng lúc: Thứ ba - 31/01/2012 10:09 - Tác giả bài viết: TỐNG VĂN ĐỊNH
NỖI LO CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

NỖI LO CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

Nỗi lo của người làm công tác khuyến học

Sống trong một nước nông nghiệp, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, dù còn nhiều gian nan khổ cực, nhưng không ai thiếu cơm ăn. Người giàu thì nhà cao cửa rộng, vật chất dư thừa; người nghèo thì nhà lá đơn sơ ăn uống đạm bạc. Cuộc sống ổn định dần. Trẻ con được cắp sách tới trường, tỉ lệ ngày càng cao, nhiều trường học xây mới khang trang, cầu đường tương đối rộng rãi, an toàn hơn trước. Bảo hiểm y tế được nhiều người tham gia, sức khỏe cộng đồng được chăm sóc…

So với một số người ở vùng cao, hải đảo hay những mảnh đời kém may mắn, trôi dạt  tha phương thì người dân quê tôi vẫn còn có phần dễ chịu.

Với những phương tiện truyền thông hiện đại, hầu như ai cũng thấy trách nhiệm của mình “Sống và làm việc theo đúng pháp luật” lương thiện, thật thà, hoàn thành bổn phận công dân, không sinh con thứ ba, có trách nhiệm dạy dỗ và lo cho trẻ học hành. Đó là những tiến bộ đáng mừng ở miền quê sông nước.

Tiếc thay những kết quả này còn quá khiêm tốn.

Thế kỉ 21 được coi là  kỉ nguyên tri thức, một ngày nhân loại tiến xa bằng nhiều năm trong thế kỉ trước. Nhìn chung, chúng ta đã quá chậm chân mà nhiều người chưa chịu nhìn thẳng.

          Tư tưởng của người quen lao động chân tay thường rất giản đơn: “Làm bữa nào ăn bữa đó”, “Trời sinh voi sinh cỏ”. Có người làm cha làm mẹ, bắt con ở nhà giúp việc, kiếm miếng ăn, mò cua bắt ốc, chăn vịt thuê, bán vé số… vì đi học không được gì (để ăn trước mắt) lại tốn hao tiền bạc, công sức, thời gian.

         Từ khi hội Khuyến học được thành lập, hội viên ra sức tuyên truyền vận động, số người hưởng ứng khá đông. Bằng nhiều cách, hội Khuyến học tuyên dương gia đình hiếu học, giới thiệu những gương học sinh vượt khó, thành đạt ở địa phương. Thật đáng ca ngợi đức hi sinh của bà mẹ góa, không có tài sản, mà nuôi chín con học đại học; cũng như tinh thần vượt khó của em học sinh mười hai tuổi, mẹ mất, cha tha phương, một mình em tự bương chải, rửa chén, giặt đồ thuê, kèm trẻ mà suốt các cấp học đều  học giỏi. Một em bé học lớp học tình thương, từ lúc lên năm đã biết bán vé số, học giỏi, luôn giúp mẹ kiếm sống cho đến khi hoàn thành chương trình đại học.

Hội Khuyến học đã thực hiện đúng chủ trương: không để bất kì học sinh nào bỏ học vì nghèo. Nghèo thì được nhận học bổng, tập, viết, sách giáo khoa, bàn ghế cá nhân, xe đạp nếu ở xa trường…

Vấn đề nan giải không phải học sinh bỏ học vì nghèo mà vì còn nhiều lí do khác.

Cha mẹ thiếu quan tâm, trẻ lêu lỏng, thích rong rỗi, đua đòi theo bạn xấu, đam mê trò chơi, thích la cà quán xá, muốn thể hiện mình; chịu ảnh hưởng xấu ngoài phạm vi học đường, có trẻ ngang bướng, không biết kính trọng người lớn tuổi, xem thường thầy cô. Đa phần học sinh bỏ học vì không thấy hứng thú. Cha mẹ ông bà gần như vô kế khả thi, phó mặt cho nhà trường tùy nghi xử sự.

Mà thầy cô giáo thì đâu có phép lạ gì với các đối tượng trên!

Một công việc quá tầm của nhà trường, của đội ngũ giáo viên, của cán bộ khuyến học!

Rất mong  tất cả thành viên trong cộng đồng góp sức làm chuyển biến tư tưởng cầu an, ỷ lại. Dù có rừng vàng biển bạc cũng không thể khai thác khi trình độ chưa cao!

                                               

                                                          Tống Văn Định

                                                              Vĩnh Thạnh

 

 

        

 

CHÚC XUÂN

Chúc cho năm mới vạn điều may

Việc lớn thành công sớm tấn tài

Bạn trẻ tiếp thu tri thức mới

Nhà trường huấn luyện kĩ năng hay

Tài cao mở lối đường vinh hiển

Đức sáng nêu gương bước thẳng ngay

Bỉ vận qua rồi kinh tế phát

Nhâm Thìn thúc hối để “rồng” bay.

Tác giả bài viết: TỐNG VĂN ĐỊNH
Nguồn tin:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 61
  • Khách viếng thăm: 59
  • Máy chủ tìm kiếm: 2
  • Hôm nay: 21601
  • Tháng hiện tại: 268583
  • Tổng lượt truy cập: 17981272