MỘT CÁCH NÂNG CAO DÂN TRÍ
VĨNH BINH MỞ HỘI NÂNG CAO DÂN TRÍ
Vĩnh Bình là một xã nghèo nhất, dân trí cũng thấp nhất trong chín xã và hai thị trấn của huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố Cần Thơ. Năm 2008 Vĩnh Bình là một xã thuần nông của huyện Thốt Nốt. Cùng năm đó, để huyện Thốt Nốt đủ tiêu chí trở thành quận thì xã thuần nông này được giao cho huyện Vĩnh Thạnh, một huyện giáp với Thốt Nốt. Vĩnh Thạnh tiếp nhận xã Vĩnh Bình với gần 8.000 dân trong đó chỉ có chưa được 20 sinh viên, kể cả cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Vĩnh Bình chỉ có một trường tiểu học, chưa có trường THCS. Học sinh cấp hai và cấp ba phải học nhờ các xã khác. Hàng ngày, các em phải đi về trên hai chục cây số. Việc đi lại trong xã toàn bằng xe hai bánh và xuồng ghe. Xe bốn bánh chưa vào tới xã. Người dân nơi đây, một phần vì nghèo khó, một phần ít ai về đây nói đến sự cần thiết và ích lợi của việc học. Vì thế, họ chưa thiết tha nhiều với việc học như các xứ đạo người Công Giáo ở bờ Bắc sông Cái Sắn thuộc các xã Thanh An, Thạnh Thắng, Thanh Lợi, cũng thuộc huyện Vĩnh Thạnh.
Để tháo gỡ bài toán dân trí thấp nơi quê hương nghèo khó Vĩnh Bình, bờ Nam sông Cái Sắn, quả thực không phải là một vấn đề dễ dàng. Và cũng không thể giải quyết trong một sớm một chiều, hay trong một, hai năm. Vấn đề khó khăn này, Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh đã có một chút kinh nghiệm. Năm 2004 huyện Vĩnh Thạnh được thành lập thì một số xã có số sinh viên rất thấp, cũng giống như xã Vĩnh Bình hôm nay, cụ thể : xã Thạnh Lộc có 11 sinh viên trong tổng số 10.000 dân; xã Vĩnh Trinh có 55 sinh viên trong 10.500 dân... Sau tám năm hoạt động, Hội chủ yếu gây nhận thức cho người dân, để họ coi trọng việc học, và trợ giúp những học sinh và sinh viên khó khăn bằng học bổng, hoặc những chiếc xe đạp. Đồng thời Hội tổ chức họp mặt sinh viên hàng năm vào ngày 27 tết âm lịch. Ngày họp mặt sinh viên, nay đã trở thành ngày truyền thống của huyện. Hội mở những buổi nói chuyện bàn về việc nâng cao dân trí ở các xã. Cùng với sự đồng tình và ủng hộ của hệ thống chính trị và xã hội. Nhờ đó số sinh viên ở các xã trên đã tăng lên ngoài dự kiến. Ngày nay, xã Thạnh Lộc đã có tới 155 sinh viên; xã Vĩnh Trinh tăng lên 225 sinh viên v.v...
Vậy, ở Vĩnh Bình, Hội phải làm gì đây trước một thực tế đầy khó khăn như đã nêu trên? Đây là một câu hỏi thường trực ở trong đầu anh em huyện Hội. Huyện Hội đang có bước đi khởi đầu cho một chương trình dài hạn, năm, mười năm. Cụ thể là trước mùa thi vào đại học và cao đẳng của các trường trong cả nước năm học 2011 và 2012, thường trực Hội khuyến học huyện Vĩnh Thạnh đã làm việc với xã Vĩnh Bình. Kết quả Hôi khuyến học huyện và cả hệ thống chính trị ở xã Vĩnh Bình cùng thổng nhất chọn ngày Chủ Nhật 03/4 để mở hội: nâng cao dân trí cho người dân nơi đây. Xã lo khâu tổ chức; huyện chịu trách nhiệm nội dung ngày hội. Sức mạnh tổng lực luôn được mọi người chú tâm đến. Vì thế, ban tổ chức không những mời hết 83 học sinh cấp ba của xã, mà còn mời cả 83 phụ huynh của các em trong toàn xã; mời đầy đủ các ban ngành, đoàn thể cùng đại diên các Tôn giáo như: Phật giáo, Hòa hảo, Công giáo cùng tham dự.
Mới 7g sáng ngày Chủ nhật 03/4/2011, người dân ở hai bên bờ những con kinh đào bao bọc lấy trụ sở tạm của xã, cách quốc lộ 80 khoảng 10km đã kéo về điểm được mời. Họ đến bằng: đi bộ, xe đạp, xe máy, và cả xuồng ghe nữa. Có cả những người không được mời cũng đến. Về phía xã đã có sự chuẩn bị khá chu đáo. Một chiếc rạp như đám cưới được dựng lên từ ngày hôm trước ở sân của xã, hệ thống âm thanh và hơn hai trăm chiếc ghế nhựa đã sẵn sàng. Đúng 8 giờ 00 sáng, cuộc hội thảo được khai mạc. Sau phần giới thiệu của ông Nguyễn Văn Minh, phó chủ tịch Hội Khuyến học xã Vĩnh Bình là ông Phạm Ngọc Trác, chủ tịch Hội khuyến học huyện trình bày lý do tại sao Hội lại chọn Vĩnh Bình để mở hội thảo đầu tiên cho học sinh và phụ huynh các em trong toàn huyện. Tiếp đến, ông Đặng Phúc Minh, phó chủ tịch Hội Khuyến học huyện trình bày đề tài “ sự cần thiết và ích lợi của việc học” với bốn nội dung chính: học để biết; học để làm; học để sống chung và học để làm người. Với nhiều minh họa làm rõ cho bốn ý tưởng trên: Thi thoảng các đại biểu lại vỗ tay khi tán đồng ý kiến với người trình bày. Bầu khí thật sinh động. Từ 8g45 đến 10g30 là cuộc trao đổi sôi nổi giữa gần hai trăm người dân và học sinh với ban tổ chức. Ông Phạm Ngọc Trác, ông Đặng Phúc Minh, ông Tống Văn Định, Hội khuyến học huyện, cùng ông Võ Văn Tuấn, phó chủ tịch văn xã, xã Vĩnh Bình lần lượt trả lời đầy đủ các câu hỏi. Có thật nhiều ý kiến đóng góp tích cực và xây dựng. Nhưng đáng chú ý nhất là ý kiến của ông: Lê Văn Bé Ba, phó ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo xã Vĩnh Bình, và Linh Mục Hoàng Văn Luyện chánh xứ giáo xứ Môi Khôi cách đó gần 20 km đã được bà con nhiệt liệt hưởng ứng bằng tràng pháo tay dòn dã thật dài. Cả hai vị đều đề nghị mồi tháng huyện Hội nên tổ chức một lần như thế này, Nếu không được thì ba tháng một lần. Mồi lần có chủ đề riêng phù hợp với địa phương. Các vị còn đề nghị xã cần có Thư viện đọc sách, và chọn các loại sách có ich như bảo vệ sức khỏe, dạy nghề, giáo dục con cái v.v...
Vào lúc 10 giờ 30 phút, sau hơn hai giờ làm việc, Ông Đăng Phúc Minh đã dành năm phút để tóm lược nội dung thảo luận trong buổi sáng Chủ Nhật. Mọi người đểu thống nhất : Sự học rất cần thiết với mọi người, không phân biệt tuổi tác, ai cũng cần phải học tập, học tập suốt đời. Chính sự học giúp nhiều người thoát nghèo nhanh nhất, vững vàng nhất và cũng danh dự nhất. 10 giờ 40 phút ông Võ Văn Tuấn, thay mặt xã Vĩnh Bình cảm ơn huyện Hội và bà con đã tới dự đông đảo. Ông Tuấn còn hứa ba tháng sẽ tổ chức một lần. như mong ước của bà con. Và đặc biệt ông Tuấn hứa với huyện Hội, sau năm năm nữa, Vĩnh bình sẽ có hơn 100 sinh viên.
Quả thực, ở xã Vĩnh Bình đang có sự khởi sắc. Điểm nổi bật là sự đoàn kết giữa chính quyền và nhân dân. Mọi tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo cùng với Hội khuyến học và chính quyền ưu tiên nâng cao dân trí cho người dân nơi đây, cố gắng giúp học sinh, sinh viên không bỏ học vì nghèo khó.
Trong bữa ăn trưa thanh đạm: cá kho với canh rau , mọi người vui vẻ bàn về một xã hội học tập ở xã Vĩnh Bình. Linh mục Hoàng Văn Luyện cùng dùng bữa trưa thân mật với mọi người. Linh Mục hứa tích cực ủng hộ xã này cả tinh thần và vật chất, và sẽ xuống đây thường xuyên để hỗ trợ chương trình khuyến học của huyện và của xã
Vĩnh bình đang mở ra một tương lai nhiều hứa hẹn.
Cần Thơ ngày 05/4/2011
Đặng Phúc Minh
mở hội, nâng cao, dân trí, vĩnh bình, là một, xã và, của huyện, vĩnh thạnh, thốt nốt, sinh viên, học sinh, các xã, các em, người dân, nơi đây, nghèo khó, cần thiết, việc học, khó khăn, hội khuyến, học huyện, đã có, tổ chức, hệ thống, huyện hội, học và, chủ nhật, nội dung, mọi người, của xã, phó chủ, trình bày, đặng phúc, học để, linh mục, bà con, một lần, học tập, nbsp, nhất, cũng
Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...
Ý kiến bạn đọc