ĐÔI NÉT VỀ HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH - TP. CẦN THƠ

Đăng lúc: Thứ tư - 29/12/2010 15:28 - Tác giả bài viết: HỘI KHUYẾN HỌC VĨNH THẠNH
ĐÔI NÉT VỀ HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH - TP. CẦN THƠ

ĐÔI NÉT VỀ HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN VĨNH THẠNH - TP. CẦN THƠ

         

          Vĩnh Thạnh là một huyện được chia ra từ huyện Thốt Nốt vào đầu năm 2004, diện tích 41.034 ha, có 28.817 hộ, với 155.000 dân. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây còn thấp, vì hầu hết họ sống bằng nghề nông. Huyện có 9 xã, 2 thị trấn. Toàn huyện có: 26 trường mẫu giáo, 26 trường tiểu học, 9 trường THCS, 2 trường THPT (1 công lập, 1 bán công). Thuở đó, huyện chỉ có quốc lộ 80 đi qua với chiều dài 25 km có thể đi lại bằng xe bốn bánh, phần còn lại của huyện chỉ đi lại bằng xe hai bánh và ghe xuồng. Giao thông trong mùa mưa thì rất khó khăn.

          Ngày 12 tháng 5 năm 2004 hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh được thành lập. Ngay sau ngày Hội được thành lập, thường trực hội đã mở một cuộc điều tra để phục vụ cho các hoạt động của Hội theo Điều lệ Hội Khuyến Học Việt Nam (ĐLHKHVN). Kết quả điều tra cho thấy toàn huyện mới có 2 hội Khuyến Học cơ sở. Đó là hội Khuyền Học TT Thạnh An và hội Khuyến Học trường THPT Thạnh An. Huyện có hơn 3000 học sinh nghèo / 29.540 học sinh các cấp; khoảng 150 sinh viên khó khăn / 1.730 sinh viên đang học hệ cao đẳng và đại học cần được quan tâm giúp đỡ.

          Là một huyện xa nhất, và cũng nghèo nhất của TP Cần Thơ tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang có nhiều khó khăn như đã nói trên, nhưng bù lại Hội lại được chính quyền địa phương hết sức quan tâm. Người dân trong huyện giữ được truyền thống hiếu học đã có từ lâu đời, nhờ thế họ nhiệt tình hưởng ứng, và còn kêu gọi con em của họ đã, đang thành đạt, làm việc ở mọi miền của đất nước và nước ngoài gửi tiền của về ủng hộ cho Hội. Thường trực Hội là những người nhiệt tâm, có năng lực, làm việc khoa học, dân chủ cùng với phương châm làm việc là công khai minh bạch. Chính nhờ những yếu tố đó, mà Hội từng bước thực hiện được những nhiệm vụ theo ĐLHKHVN, và đặc biệt là điều ba mà TW Hội đã đề ra, cũng như hoàn thành được nhiệm vụ cụ thể của Huyện Hội  phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chỉ một năm sau ngày thành lập, hai thị trấn, chín xã, cũng như các trường trong huyện đều có hội khuyến học; hơn 3000 học sinh nghèo được cấp đủ tập vở (loại tập do Hội in có LOGO riêng của Hội) trong mùa khai giảng năm học 2004 - 2005 và các năm học sau này; hơn 100 sinh viên nghèo trong huyện được mời họp mặt, nhận học bổng và nghe lớp đàn anh trong huyện đã thành đạt nói chuyện về những kinh nghiệm vượt khó hoc tập, lần đầu tổ chức tại huyện vào ngày 27 tết Âm lịch năm 2005. Từ đó, ngày 27 tết hàng năm đã trở thành ngày họp mặt truyền thống sinh viên của huyện Vĩnh Thạnh. Hàng năm các thầy cô giáo ưu tú, các trường tiên tiến, học sinh, sinh viên suất sắc trong huyện cùng với cán bộ khuyến học tiêu biểu đều được hội Khuyến Học huyện khen thưởng từ 150.000đ đến 1.000.000đ/ một người.

Trong bảy năm qua, hoạt động của hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh ngoài việc đi sát với  ĐLHKHVN, Hội còn thực hiện 5 nhiệm vụ mà hội Khuyến Học Tp. Cần Thơ đề ra là: tuyên truyền vận động cho Hội; tổ chức hội cơ sở và các chi hội; xây dưng quĩ khuyến học - khuyến tài; xây dựng gia đình hiếu học các cấp, dòng họ khuyến học và thành lâp các trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn và một số giáo xứ của người theo đạo Công Giáo. 7 năm liền Hội nhận được Cờ Thi Đua của Tp. Cần Thơ.

Vào năm 2009 các xã Thạnh Phú, Trung Hưng của huyện Vĩnh Thạnh được giao về cho huyện Cờ Đỏ, và huyện nhận về xã Vĩnh Bình của quận Thốt Nốt. Đồng thời huyện chia xã Thạnh Thắng thành hai xã Thạnh Thắng và Thạnh Lợi; xã Thạnh An thành Thạnh An và Thạnh Tiến. Trong hai năm gần đây, với những  thay đổi như thế cùng với sự trợ cấp cho cán bộ khuyến học cấp cơ sở chưa đều khắp đã làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các hội khuyến học cơ sở và của huyện. Hiện nay nhìn chung rất khó tìm được người có tâm, có tầm, có hoàn cảnh và tích cực với công tác khuyến học ở địa phương.

Ngày nay, ngoài công việc chính của Hội được tóm lược trong mười chữ là: KHUYẾN HỌC - KHUYẾN TÀI - XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP, hội Khuyến Học huyện Vĩnh Thạnh còn đề ra KHUYẾN ĐỨC với học sinh và sinh viên của huyện với mong ước các cháu trở thành người có đủ TÀI và ĐỨC để phục vụ xã hội sau này.

 

Khuyến học khuyến tài cần khuyến đức

Học chăm học giỏi, học điều hay.

Khuyến khích mọi nhà cùng học tập

Tài đức ngang người, rạng núi sông.

Xây nền dân chủ từ thôn bản

Dựng nước ngàn đời nhớ Tổ Tiên

tắc hôm nay liền một dải

Hội nhập năm Châu cả nước mừng

Học sống thành người, yêu sự thật

Tập rèn không ngừng ắt thành Nhân.

 

 

Vĩnh Thạnh ngày 29/12/2010

Thường trực HKH huyện Vĩnh Thạnh

Địa chỉ liên hệ:

-         Điện thoại: 0710 3858 788

-         Email: hkhvtct@hoikhuyenhocvietnam.org

-         Tài khoản: 1805 201 000 876

Tác giả bài viết: HỘI KHUYẾN HỌC VĨNH THẠNH
Nguồn tin:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 32
  • Khách viếng thăm: 29
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 3723
  • Tháng hiện tại: 3723
  • Tổng lượt truy cập: 16149670