“BÀ NGOẠI” Quế Lan của sinh viên nghèo

Đăng lúc: Thứ năm - 19/01/2012 13:25 - Tác giả bài viết: Minh Ngọc
Câu chuyện của Bà Quế Lan đến với chương trình học bổng Khuyến tài của Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh là một câu chuyện thật cảm động.
"Bà ngoại" Quế Lan với SV Huỳnh Thị Diễm Hằng tại lễ trao học bổng Khuyến tài 2011

"Bà ngoại" Quế Lan với SV Huỳnh Thị Diễm Hằng tại lễ trao học bổng Khuyến tài 2011

Bà Quế Lan là một thương binh đã từng ở tù Côn Đảo, Bà có gương mặt phúc hậu, vóc dáng nhỏ nhắn nhanh nhẹn, một mái tóc bồng bềnh bạc trắng như bà tiên.

Đúng! Bà là “bà tiên” – ân nhân thứ 197 của chương trình Học bổng Khuyến tài của Hội Khuyến học Thành phố Hồ Chí Minh.

Khi biết về chương trình Học bổng Khuyến tài của Hội, tháng 11 năm 2008 bà đích thân lên văn phòng Hội để tìm hiểu về mục đích, ý nghĩa, phương thức thực hiện trao học bổng của chương trình. Lúc ấy lễ trao học bổng năm học 2008 – 2009 đã qua gần 1 tháng. Nhưng không thể chờ đợi đến năm học sau, Bà mong muốn trao học bổng ngay cho các cháu. Bà nói “còn nhiều cháu cần chúng ta”.

Và thật là duyên trời định, một sự hội ngộ không thể nào quên tại nghĩa trang liệt sĩ An Nhơn Tây - huyện Củ Chi của những người cùng chung một suy nghĩ, cùng chung một nhịp đập trái tim vì con trẻ nghèo khó hiếu học.

Ngày 20/11/2008, tại nghĩa trang liệt sĩ An Nhơn Tây – huyện Củ Chi, chúng tôi đã tổ chức để Bà Quế Lan gặp mặt và trao học bổng cho sinh viên Nguyễn Thị Bích Hoa – quê ở An Nhơn Tây, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khó, đông anh em. Từ năm học lớp 3, Hoa đã cùng các em hàng ngày quét rác từ 3 giờ sáng ở nghĩa trang.

Quả thật “các ông bà liệt sĩ đã phù hộ” cho Hoa gặp được Bà Quế Lan – người thương binh giàu lòng yêu thương con trẻ nghèo khó hiếu học.

Trong khi chương trình Học bổng Khuyến tài của Hội mới phấn đấu thực hiện được 2.000.000 đồng/năm/SV (trong 5 năm là 10.000.000 đồng/SV), thì bà đã quyết định tặng cho Hoa 1.000.000 đồng/tháng và tặng suốt 3 năm học cao đẳng.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, băn khoăn trước quyết định của Bà, Bà nói “Tôi tặng cháu phần trợ cấp thương binh hàng tháng của tôi là 800.000 đồng và cho thêm 200.000 đồng như thế mới tạm đủ cho cháu xoay xở ăn học được”.

Sau 3 năm, hôm nay Nguyễn Thị Bích Hoa đã tốt nghiệp Đại học Sài Gòn, trở thành một cô giáo dạy tiếng Anh tại đất thép Củ Chi.

Và Bích Hoa đã gọi Bà Quế Lan là “Bà ngoại” không phải chỉ vì Bà cũng ở vào độ tuổi của bà ngoại em, mà hai từ “Bà ngoại” ấy với biết bao ân tình, yêu thương kính trọng của một sinh viên nghèo đã được đón nhận tình thương và sự chăm sóc của Bà, và từ đây cuộc đời của một học sinh nghèo hàng ngày quét rác tại nghĩa trang nay đã chuyển qua một trang mới.

Tại buổi lễ trao học bổng Khuyến tài năm học 2011 – 2012, chúng tôi đã bắt gặp ánh mắt, nụ cười hạnh phúc của “Bà ngoại” Quế Lan khi trao học bổng cho đứa “cháu ngoại” thứ 2 của mình – Sinh viên Huỳnh Thị Diễm Hằng quê cũng ở Củ Chi, Bà cũng muốn trao cho em học bổng với định mức 1.000.000 đồng/tháng và trao học bổng cho em trong suốt 5 năm học Đại học.

Tác giả bài viết: Minh Ngọc
Nguồn tin: khuyenhochcm.com.vn
Từ khóa:

n/a

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Bộ đếm

  • Đang truy cập: 151
  • Hôm nay: 431
  • Tháng hiện tại: 273233
  • Tổng lượt truy cập: 17985922

Thăm dò ý kiến

Có nên ra đời tờ Tạp chí Khuyến học

Cần thiết

Không cần

Lời nói đầu

Lời nói đầu Được thêm vào: 20:55 ICT Thứ ba, 30/11/2010 Thực hiện chủ trương của Hội Khuyến học Việt Nam nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về phong trào khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội...