TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Xây dựng xã hội học tập | Góp nhận thức về xây dựng xã hội học tập
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Xây dựng xã hội học tập 03.2024
Góp nhận thức về xây dựng xã hội học tập
12.2008

Ông Nguyễn Khắc Mai Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Khuyến học VN
Ông Nguyễn Khắc Mai Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Khuyến học VN
Nghị quyết Đại hội IX ghi "Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập". Đến Hội nghị TW VII lại nói cụ thể thêm: Tổ chức 3 phong trào thi đua của toàn dân, trong đó có phong trào "Xây dựng cả nước thành xã hội học tập, trước hết là trong cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ". Vậy xã hội học tập là gì? Tại sao phải xây dựng nó? Nhân dân và nhà nước phải làm gì?

Vào thập kỷ cuối cùng của Thế kỷ trước (20) trên diễn đàn của Liên hiệp quốc, của UNESCO (ủy ban giáo dục, khoa học và văn hóa của LHQ), của những tổ chức quốc tế khái niệm "xã hội học tập" đã được đề cập nhiều tại hội đồng quốc tế về giáo dục thế kỷ XXI do UNESCO triệu tập tháng 4- 1996 (Paris) Khái niệm "xã hội học tập" và "học tập suốt đời" đã được khẳng định, cùng với phương châm "học để biết, để làm việc, để làm người và để chung sống với nhau. "Hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều đứng trước "Thách thức đối với mỗi nước là phải trở thành một xã hội học tập, bảo đảm cho công dân của mình được trang bị kiến thức, kỹ năng, tay nghề cần cho thế kỷ mới". Tất cả các Đất nước khi tiến vào nền văn minh tin học ngày nay đều nhận thức rằng yếu tố có tầm quan trọng và lợi ích để có tăng trưởng kinh tế, để có phát triển xã hội thì hàng đầu là phát triển giáo dục, ở Việt Nam ta nêu giáo dục là quốc sách hàng đầu chính là từ ý nghĩa ấy. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người nêu ra hoài bão "thực hành giáo dục toàn dân "làm cho đồng bào ta ai cũng được học hành".

Hiện nay, chúng ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước. Trong điều kiện của tình hình thế giới đổi thay rất lớn. Nếu không có một mặt bằng dân trí mới, một trình độ nguồn nhân lực (người lao động, làm việc trong mọi ngành nghề, lĩnh vực) cao hơn, với sự xuất hiện và phát triển ngày càng đông đảo những con người tài năng, chắc chắn không thể đạt được kết quả như dự định, thực hiện trong vòng vài chục năm. Có hai ví dụ rất đáng phiền lòng và lo lắng liên quan đến mặt bằng dân trí và trình độ nguồn nhân lực (nhiều người nghĩ rằng nguồn nhân lực chỉ là vấn đề của người lao động, thực ra nó là vấn đề của cả nhóm nhân lực quản lý, điều hành, lãnh đạo(1). Một là vào hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20, nhiều ngành, nhiều cấp ở nước ta vẫn đi nhập về những công nghệ và kỹ thuật lạc hậu làm tổn thất và thiệt thòi lớn cho dân, cho nước (mà chẳng người nào chịu trách nhiệm, đành đổ lỗi cho dân trí và trỡnh độ nguồn nhân lực vậy). Thứ hai là một cuộc điều tra, đánh giá do chính Bộ kế hoạch và Đầu tư nước ta tiến hành và công bố gần đây về tình trạng rất thấp kộm của giáo dục nước ta, xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu á được đưa ra bình chọn theo thang bậc điểm 10, đặc biệt kộm trong những lĩnh vực như công nghệ tin học, ngoại ngữ… Có hàng loạt thực tế để chứng minh xây dựng xã hội học tập phải trở thành vấn đề có ý nghĩa và tính chất cách mạng của nền giáo dục nước nhà.

Xã hội học tập, giải nghĩa một cách đơn giản và tự nhiên là xã hội trong đó ai cũng được học và học được suốt đời. Cần hiểu thêm nghĩa chữ học được. Học được nghĩa là có đủ điều kiện, đặc biệt là điều kiện kinh tế để học. Trong xã hội là hiện nay có thể ai cũng được học. Nhưng con em nhiều gia đình nghèo thì rất khó để theo học được. Như thế chúng ta hiểu mơ ước ai cũng được học hành là ước mơ rất xưa của nhân loại. Nhưng các dân tộc từng bước phấn đấu, cùng với kinh tế và văn hóa phát triển thì mới làm cho dần dần mở rộng diện học được. ở nhiều nước, hiện nay đã phổ cập bậc trung học (phổ thông và chuyên nghiệp). Còn mặt bằng dân trí nước ta mới chỉ là 7 năm. Nghĩa là tính cả người học nhiều, học ít bình quân chỉ đạt 7 năm học. Như thế là chưa hết bậc PTCS (cấp 2), nhiều nước đã là 12, 13 năm. ở Mỹ hiện nay hơn 80% là công nhân "cổ trắng" nghĩa là họ đã có một đa số công nhân có trình độ cao đẳng và đại học, trực tiếp làm việc với công cụ có công nghệ cao (high tech).

Xây dựng xã hội học tập ở nước ta chính là đẩy nhanh việc nâng cấp mặt bằng dân trí. Chúng ta đang thực hiện phổ cập bậc học PTCS mà phải đến 2005 - 2007 mới hòan thành . Nhưng như thế cũng chưa phải là 100% dân ta có trình độ PTCS hoặc đã được học 9 năm. Vẫn còn triệu người chưa hết cấp 2. lại phải phấn đấu mở rộng diện phổ cập bậc trung học trước hết là ở địa bàn đô thị, ở Hà nội quận Hoàn kiếm đang phấn đấu, ở TPHCM nhiều phường của QI đã phổ cập được bâc trung học. Lại còn phải mở rộng giáo dục cao đẳng và đại học. Vì thế nâng cao chất lượng và mở rộng qui mô hệ thống giáo dục chính qui, hệ thống các loại nhà trường từ phổ thông, dạy nghề đến đại học là một nhiệm vụ quan trọng để xây dựng xã hội học tập.

Xã hội học tập trước hết là kết quả của một nền giáo dục quốc dân trong đó hệ thống các nhà trường chính qui được nâng cao chất lượng, được loại bỏ trình độ quản lý thấp kém, được mở rộng qui mô hơn nữa. Vừa thực hiện nâng cao trình độ kiến thức cơ bản vừa nâng cao và mở rộng hệ thống đào tạo nghề nâng cao và mở rộng trình độ tin học và ngoại ngữ những công cụ cần thiết của thời mới. Hiện nay quản lý giáo dục nước ta (ở cả cấp TW, chính phủ, cả cấp ngành và địa phương cơ sở) yếu kộm trên cả hai mặt. Mặt thứ nhất là quản lý nội bộ (qui chế, thi cử, phương pháp quản lý giáo dục, hệ thống trường sở, phương tiện dạy học, chế độ trả lương…) đều bộc lộ nhiều yếu kém, lạc hậu, trì trệ. Mặt thứ hai, quan niệm quản lý cũn xơ cứng lạc hậu, chưa thực sự tôn trọng quyền và nghĩa vụ cũng như năng lực "làm giáo dục" của xã hội. Vì thế nói xã hội hóa trước hết là nói nhà nước độc tôn quản lý giáo dục chứ không thể độc quyền về giáo dục. Phải mở rộng hơn nữa tư duy về lĩnh vực này, tháo gỡ những thiết chế xơ cứng, gò bó để phát huy mọi lực lượng xã hội tham gia làm giáo dục, mở trường, mở lớp tăng nhanh cơ sở vật chất để giáo dục.

Xã hội học tập ở nước ta hiện nay cần là việc quan tâm đúng hơn, đầu tư và chỉ đạo tốt hơn cho các phương thức, mô hình, loại hình học tập của người lớn tuổi trong xã hội. Lực lượng này chiếm đa số của dân cư đang làm việc, lao động sản xuất, kinh doanh dịch vụ v.v… Họ là công nhân, nông dân, cán bộ viên chức, quân nhân, doanh nhân trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vự rất cần được học. Yêu cầu đổi mới nền hành chính, đổi mới các dịch vụ (y tế, giáo dục, văn hóa, giao thông, thông tin..) đổi mới cơ cấu kinh tế, kinh doanh v.v… đang đặt ra việc tăng cường các loại hình, các nội dung học tập từ trong các cơ quan, xí nghiệp đến ra ngoài xã hội. Nếu không chăm lo thiết thực và cụ thể vấn đề này thì những khẩu hiệu trí thức hóa dân tộc, giai cấp v.v… chỉ là lời nói suông. ở đây có hai thiếu sót cần sửa đổi, một là cơ chế kích thích việc học cả về vật chất cả về tinh thần. Một thời gian dài người tích cực tự học để nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cũng bằng thừa. Gần đây có kích thích đôi chút lại hướng tới chạy theo bằng sắc, "học giả, bằng thật" lại làm méo mó thêm tình hình. Hai là tổ chức, chỉ đạo phát triển các hình thức và mô hình học tập cho công nông, cấp bách là đối với vùng nông thôn và miền núi rộng lớn, nơi đang có nhu cầu gay gắt về khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới đáp ứng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh, nắm bắt thị trường, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một nền giáo dục quốc dân không chỉ bay bằng một cánh của hệ thống các nhà trường chính qui mà phải nhịp nhàng với cả một cách nữa là hệ thống các phương thức mô hình, loại hình giáo dục phi chính qui, sau nhà trường (nói sau nhà trường là để nhấn mạnh trong các nhà trường chính qui cũng phải tổ chức đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội) các hệ thống báo chí, xuất bản, các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, câu lạc bộ, các cơ sở dạy nghề xã hội, TTHTCĐ, đào tạo học tập qua mạng…phải tăng cường mở rộng hơn nữa.

Gần đây, các đoàn thể tham gia rất tích cực vào việc vận động để góp phần phát triển giáo dục, giúp xây dựng thêm trường lớp ở vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, ở địa phương từng là cái nôi cơ sở cách mạng… Như thành đoàn TP HCM với cuộc vận động "1000 phòng học cho vùng sâu vùng xa" và họ đang thực hiện với kết quả khá tốt. Tất cả các đoàn thể đều có quĩ học bổng và giúp học sinh nghèo, có quĩ khen thưởng HSSV học giỏi. Quĩ tài năng trẻ của TW Đoàn, Học bổng Nguyễn Thị Minh Khai của PN, quĩ Nguyễn Đức Cảnh của Công đoàn, học bổng Vì ngày mai Phát Triển của Báo Tuổi trẻ TPHCM v.v….Nhiều hình thức học tập, nhiều cơ sở văn hóa của các đoàn thể công nông thanh phụ, cựu chiến binh, của các hội tri thức…hoạt động mạnh mẽ và hiệu quả những hoạt động ấy đã góp phần thực hiện xã hội hóa giáo dục đáng kể.

Hiện nay Hội khuyến học VN đã phối hợp cùng ngành giáo dục nghiên cứu, sơ kết kinh nghiệm và nhân rộng các Trung tâm học tập cộng đồng ở xã phường. Đến nay đã có trên 9.010 xã phường (trong tổng số 10680 xã, phường cả nước), đã có trung tâm học tập cộng đồng. Nhiều huyện ủy, tỉnh ủy khẳng định rằng đây là mô hình phù hợp, nhất là với nông thôn để đưa trí thức, đưa công nghệ và kỹ thuật mới cho nông dân, vào nông thôn góp phần thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông thôn. Tất cả các TTHTCĐ đều có nội dung học tập theo 4 lĩnh vực:

- Đường lối, chính sách, thời sự và luật pháp.
- Khoa học, kỹ thuật công nghệ chăn nuôi trồng trọt, đổi mới cơ cấu kinh tế, quản trị, kinh doanh…
- Bổ túc văn hóa, ngoại ngữ, tin học…
- Văn hóa, thể thao, y tế bảo vệ sức khỏe, lối sống được đông đảo bà con hoan nghênh, hưởng ứng, tích cực dự học.

Hội khuyến học VN cũng đang phát triển cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học với 3 tiêu chí:

- Con em được chăm sóc giáo dục tốt, học giỏi, nhiều thành đạt.
- Bản thân bố mẹ và các thành viên khác trong gia đình cũng tích cực và có hình thức nội dung học tập phù hợp.
- Gia đình trở thành gia đình văn hóa và đóng góp tích cực cho khuyến học và giáo dục. Nói nôm na đó là những gia đình cả con em học bố mẹ học và giúp đỡ việc học của xã hội.

Nhiều huyện, tỉnh đã hưởng ứng, có nhiều gương gia đình hiếu học rất quí , rất cảm động. Cũng với sự chăm lo cho sự phát triển các gia đình, cần coi trọng việc giúp đỡ cụ thể các gia đình nghèo còn chiếm đến 1/6 hộ cả nước bằng nhiều chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội. Có thể nói phát triển cuộc vận động xây dựng gia đình hiếu học là góp phần hình thành xã hội học tập từ cơ sở - hạt nhân của xã hội. Từ trong các gia đình hiếu học sẽ đạt được một hiệu quả tích hợp về chính trị, văn hóa, kinh tế và giáo dục rất lớn. Mặt bằng dân trí cao hơn, chất lượng giáo dục con người tốt hơn, trình độ nguồn nhân lực (qua học hành, tự học) mà được nâng lên và cũng từ trong sự ấp ủ của các gia đình mà bồi dưỡng được những nhân tài mới.

Một nhận thức mới với sự chỉ đạo sâu sát của Đảng, một hệ thống chính sách tiến bộ với đổi mới tích cực quản lý giáo dục của chính quyền, một sự phát triển phong phú, đa dạng, năng động của các mô hình xã hội hóa giáo dục trong xã hội, đó là 3 nhân tố để làm Xã Hội Học Tập ở nước ta./.

Nguyễn Khắc Mai



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.222 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.