TW Hội Khuyến học Việt Nam | Thông tin | Gương sáng khuyến học & GD | Những việc làm ấm lòng thầy cô
 

 Tìm tin theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
 <  > 
 Giới Thiệu Tổ Chức 

XÂY DỰNG & PHÁT TRIỂN

 Công dân Khuyến học 


 Truyền hình thực tế 


 TỈNH HỘI KHUYẾN HỌC 


 
Thông tin » Gương sáng khuyến học & GD 03.2024
Những việc làm ấm lòng thầy cô
11.2008

Xem hình
Hôm nay (20-11), hơn một triệu nhà giáo trên cả nước kỷ niệm ngày lễ trọng của mình trong niềm vui của sự quan tâm ngày càng sâu sắc, thiết thực của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.

Điều ấy được thể hiện rõ nét trong tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 40/CT-TƯ và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) giai đoạn 2005-2010. Sau 3 năm triển khai, dù chưa hết những bất cập, song rõ ràng, vị thế những người thầy đã được khẳng định rõ nét hơn; những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển đội ngũ ấy cũng đang không ngừng hoàn thiện...

Bức tranh nhân lực ngành GD-ĐT...

Theo thống kê, cả nước hiện có gần 1,1 triệu nhà giáo các cấp học từ mầm non đến ĐH. So với 3 năm trước, số nhà giáo đã tăng gần 80.000 người, trong đó tăng nhiều nhất ở cấp THPT với 27.660 người (chiếm tỷ lệ 2,62%), tiếp đến là cấp THCS với 17.730 người (1,68%), mầm non tăng 17.279 người (1,64%), CĐ, ĐH tăng 11.897 người (1,13%)... Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, các cấp học vẫn còn thiếu giáo viên (GV). Ngành học mầm non cần nhiều hơn nữa GV là người dân tộc, bởi số này hiện mới chỉ chiếm 5,2% trong tổng số gần 350.000 người; bậc tiểu học mới chỉ đáp ứng được 86% nhu cầu về số lượng GV phục vụ cho việc học 2 buổi/ngày, các môn Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ còn nhiều chỗ trống; tình trạng mất cân đối, không đồng bộ về cơ cấu ở cấp THCS vẫn chưa khắc phục được; tỷ lệ GV THPT đã tăng 8%/năm, song tỷ lệ GV/lớp còn thấp so với quy định; ở bậc ĐH, số lượng giảng viên tăng bình quân 14,2%/năm; tỷ lệ này ở bậc CĐ là 17,5%/năm...

Về chất lượng, tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo ở các cấp học đều có nhiều chuyển biến. Cấp học mầm non tăng từ 82,2% lên 92%, trong đó tỷ lệ trên chuẩn chiếm 49%; tỷ lệ GV tiểu học có trình độ CĐ chiếm 41,5% - hoàn thành trước so với mục tiêu của Quyết định 09/2005/QĐ-TTg; tỷ lệ GV có trình độ ĐH ở cấp THCS chiếm 31,5%; giảng viên ĐH có trình độ sau ĐH tăng từ 52,09% lên 55,12%... Chỉ riêng 3 năm qua đã có gần 600 nhà giáo được phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”, “Nhà giáo Nhân dân”.

Nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Chỉ thị 40/CT-TƯ và Quyết định 09/2005/QĐ-TTg. Ngành GD-ĐT đã có nhiều cuộc vận động, chủ trương mạnh, bắt đầu từ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tới “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” với những nội dung được bổ sung hằng năm cho phù hợp với điều kiện thực tế; rồi mới đây là quy định về đạo đức nhà giáo, chuẩn nghề nghiệp GV mầm non, tiểu học cũng vừa được ban hành... Những cuộc vận động, phong trào, quy định đó đã góp phần làm cho các thầy, cô giáo phải luôn tự rèn mình để là tấm gương sáng cho học sinh.

“Cỗ máy cái” và “hậu phương”

Để lấp đầy những chỗ trống trong bức tranh nhân lực ngành GD-ĐT- nhân tố quyết định quan trọng tới chất lượng giáo dục, đã có nhiều giải pháp mang tính đột phá, bắt đầu từ Nghị quyết số 08/NQ-BCS ngày 4-4-2007 về việc phát triển ngành, khoa và các trường sư phạm tới năm 2015. Hệ thống các trường, khoa sư phạm - cỗ máy cái đào tạo ra đội ngũ những người thầy lại có dịp “xốc” lại mình sau 50 năm hình thành và phát triển. Năng lực về đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, thể hiện ở quy mô giảng viên ĐH sư phạm tăng hơn 50%, từ 7.000 người lên 12.000 người; tỷ lệ thạc sĩ của các trường sư phạm tăng từ 36% lên 44%, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL không ngừng hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong khu vực và thế giới.

Song song với việc quan tâm tới “cỗ máy cái”, việc tái thành lập Cục Nhà giáo và CBQL giáo dục với chức năng quản lý nhà nước về đội ngũ, về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và là “hậu phương” vững chắc để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho các thầy, cô giáo yên tâm làm nhiệm vụ. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều văn bản quy định về chính sách tiền lương và phụ cấp theo lương của nhà giáo đã được ban hành như chính sách về chuyển xếp lương mới, xếp lương theo trình độ đào tạo, chế độ trả lương dạy thêm giờ... Chính sách luân chuyển cũng được các địa phương thực hiện hiệu quả, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển giáo dục giữa các vùng miền còn nhiều chênh lệch. Tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa đã cơ bản được khắc phục, sự mất cân đối về tăng cường chất lượng cho giáo viên vùng khó khăn được điều chỉnh kịp thời. Đời sống nhà giáo ngày càng được quan tâm hơn, chế độ ưu đãi cho người làm nhiệm vụ ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó không thể không nhắc tới những nỗ lực để tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho GV công tác ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn với 67.000m2 nhà công vụ đang tích cực triển khai...

Sẽ vẫn cần nhiều hơn nữa những nỗ lực như thế để động viên, tiếp sức cho những cống hiến của đội ngũ nhà giáo trên khắp mọi miền đất nước nhưng những gì đã có được trong 3 năm qua nhờ sự quan tâm sâu sát của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn xã hội cũng đã phần nào làm ấm lòng các thầy, cô giáo trong ngày lễ trọng này.

Thống Nhất

(Theo hanoimoi.com.vn)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tìm hiểu 

Hội Khuyến học Việt Nam



 Tin mới cập nhật 
Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức thành công Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2023-2028
GS.TS Nguyễn Thị Doan: Năm 2023, Hội Khuyến học Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện về khuyến học - khuyến tài
10 nhiệm vụ trọng tâm của hội khuyến học các cấp năm 2024
Công tác Khuyến học - khuyến tài năm 2023 đã huy động được sức mạnh tổng lực xây dựng xã hội học tập
Hội nghị Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt Nam: Chú trọng công tác tuyên truyền về khuyến học - khuyến tài
Hội Khuyến học tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ 5, nhiệm kỳ 2023-2028
Giao ban cụm thi đua khuyến học số 8: Nhiều mô hình học tập đạt kết quả trên 90%
10 sự kiện tiêu biểu về hoạt động của Hội Khuyến học Việt Nam năm 2023
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt khẳng định trí tuệ Việt Nam với khu vực và thế giới
Lễ trao Giải Nhân Tài Đất Việt 2023: Tôn vinh tài năng, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Tôn vinh những tấm gương tự học thành tài
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Đa dạng lĩnh vực, khơi nguồn sáng tạo
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2023: Vươn tầm công nghệ, đổi mới sáng tạo
Gần 710 tỉ đồng dành cho khuyến học tại các tỉnh Bắc Miền Trung
Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan thăm và làm việc tại Tây Ninh
Sơn La tìm giải pháp nâng cao chất lượng trung tâm học tập cộng đồng
Nâng cao hiệu quả công tác khuyến học - khuyến tài tại các tỉnh vùng Tây Bắc
Giao ban công tác khuyến học - khuyến tài khu vực Đông Bắc năm 2023
Hội khuyến học các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng tìm cách tháo gỡ khó khăn trong công tác khuyến học
Hội Khuyến học Việt Nam và Bộ Công an phối hợp đẩy mạnh khuyến học – khuyến tài trong lực lượng công an nhân dân


Thời gian mở trang: 0.186 giây. Số lần truy cập CSDL: 11
Bản quyền thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - Địa chỉ: Tầng 13 - Cung Trí Thức Thành Phố - số 1 Tôn Thất Thuyết - Cầu Giấy - Hà Nội
Điện thoại Văn phòng: 0243 7726151 - Website: 0243 7726148 - Email: khuyenhocvn@gmail.com
Giấy phép số 254/GP-CBC ngày 16/6/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Công văn số 105/PTTH&TTĐT ngày 10/01/2014
của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử
Phụ trách website & biên tập: Ông Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng ban Thông tin Tuyên truyền TW Hội Khuyến học Việt Nam.
Site được xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet v2.0 - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.